Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Rơ le nhiệt có tác dụng gì? Cách đấu rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt được xem là bộ phận giúp bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình, giúp ngăn chặn các sự cố quá tải có thể xảy ra. Nội dung hôm nay, kythuatcodienlanh.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lí hoạt động và cách lựa chọn, cách đấu rơ le nhiệt cực đơn giản ngay tại nhà.

cach dau ro le nhiet
cach dau ro le nhiet

Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt hay còn gọi là RELAY là bộ dùng để bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. Rơ le hay còn gọi là RELAY

Rơ le nhiệt được sử dụng dòng điện xoay chiều có công suất 500V, tần số 50Hz. Có những loại lên đến 150A và 440V cho dòng điện một chiều.

Cấu tạo rơ le nhiệt

Relay nhiệt gồm các bộ phận chính sau đây:

  • Đòn bẩy
  • Tiếp điểm thường đóng (NC)
  • Tiếp điểm thường mở (NO)
  • Vít chỉnh dòng điện tác động
  • Thanh lưỡng kim
  • Dây đốt nóng
  • Cần gạt
  • Nút phục hồi (Reset)

Ví dụ: Cấu tạo rơ le nhiệt của hãng ABB

Rơ le nhiệt gồm 1 tiếp điểm NC (Tiếp điểm đóng) và NO (Tiếp điểm thường mở)

– Tiếp điểm NC: khi quá tải tiếp điểm NC sẽ mở, bộ phận này thường được mắc nối tiếp với mạch điều khiển (cuộn hút contactor)

– Tiếp điểm NO: khi quá tải tiếp điểm NO sẽ đóng, thường dùng để kết nối với đèn hay còi báo động khi có sự cố xảy ra.

Nguyên lí hoạt động rơ le nhiệt

Khi dòng điện quá tải hoặc thiết bị điện hoạt động liên tục sẻ sinh ra một nhiệt lượng rất lớn tác động lên thanh kim loại của rơ le dẫn đến hiện tượng bị giãn nở, quá trình này sẻ làm hở đoạn mạch và đồng thời ngắt điện

Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẻ tác độ trực tiếp lên thanh kim loại khiến nó uốn cong, độ cong của thanh kim loại phụ thuộc và độ dài và độ dày mỏng

Trong thành phần cấu tạo nên rơ le nhiệt, miếng kim loại đóng vai trò vô cùng quan trọng cho thiết bị hoạt động hiệu quả, miếng kim loại này được làm từ chất liệu đồng thau và sau đó ghép thành 2 miếng kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau

Theo nguyên tắc thì thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe), thanh kim loại thứ 2 có chỉ số giãn nở lớn hơn khoảng 20 lần invar.

Rơ le nhiệt có tác dụng gì?

Rơ le nhiệt là thiết bị gắn cùng với khởi động từ. Tác dụng của rơ le nhiệt là bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. Máy móc và các thiết bị hoạt động bền bỉ và ổn định hơn Nhờ có rơ le nhiệt. Giúp giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình sử dụng điện.

Rơ le nhiệt giúp chuyển mạch nhiều dòng điện hay điện áp sang các tải khác nhau và sử dụng một tín hiệu điều khiển.

Giúp các mạch điều khiển cách ly khỏi mạch tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.

Đảm bảo độ an toàn, giám sát toàn bộ các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc

Cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’ hay ‘OR’ cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn.

Trong lĩnh vực điện gia đình, rơ le nhiệt được ứng dụng cho nhiều máy móc và thiết bị dùng trong dân dụng, chẳng hạn rơ le nhiệt cho máy bơm, máy điều hòa, lò nướng,…

cach dau ro le nhiet
cach dau ro le nhiet

Ứng dụng của rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt được lắp cùng với Contactor (Khởi động từ) nhằm mục đích bảo vệ các thiết bị điện nhất là động cơ điện khi quá dòng, quá tải trong các quá trình hoạt động. Nhờ có rơ le nhiệt mà máy móc và thiết bị hoạt động bền bỉ, ổn định hơn, giảm nguy cơ hư hỏng trong các quá trình sử dụng điện. Cần lưu ý: rơ le nhiệt chỉ tác động để làm thay đổi trạng thái tiếp điểm chứ không tự ngắt được nguồn điện do vậy bắt buộc phải kết hợp với 1 thiết bị đóng cắt khác.

Rơ le có đặc điểm là cần phải có một khoảng thời gan nhất định để có thể tác động trên cơ chế giãn nở vì nhiệt chứ không tác động tức thời như các thiết bị đóng cắt bằng nguyên lý điện từ. Vì vậy, rơ le nhiệt chỉ dùng trong bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ ngắn mạch.

Trong lĩnh vực điện dân dụng, rơ le nhiệt được sử dụng cho nhiều loại máy móc và thiết bị gia dụng như cho máy bơm nước, máy điều hòa, lò nướng,

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha và 1 pha

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha

Với mạng điện công nghiệp 3 pha. Công suất chạy sẽ là rất lớn nên hiện tượng mất pha, thấp áphay quá áp,… Sẽ xảy ra thường xuyên và sau đó có thể dẫn theo hư hại nhiều máy móc hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị. Bởi vậy việc sử dụng rơ le nhiệt là điều hết sức cần thiết

Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha thường được chia ra 2 dòng: bảo vệ theo nguyên lý điện áp và bảo vệ theo nguyên lý dòng. Nhưng về cách đấu lắp thường sẽ giống nhau như sau:

Trong đó: MC bên tay trái có nghĩa là 3 tiếp điểm động lực của khởi động từ

  • MC bên tay phải được biết là tiếp điểm A1-A2 của cuộn hút (cuộn coil) của khởi động từ
  • Vị trí R, S, T sẽ được đấu vào 3 pha
  • Load có nghĩa là tải (thiết bị sử dụng)

Ở phần điều khiển sẽ xài tiếp điểm thường đóng đó là điểm 98, 95 được nối như trong hình. Khi rơ le phát hiện mất pha thì sẽ chuyển thành thường hở ngắt cuộn hút của khởi động từ ra và ba tiếp điểm thường hở của khởi động từ sẽ ngắt tải ra để tránh hư hại.

cach dau ro le nhiet
cach dau ro le nhiet

Cách đấu rơ le nhiệt 1 pha

Có nhiều người thắc mắc các động cơ 1 pha có cần sử dụng rơ le nhiệt. Câu trả lời là bạn có thể không cần dùng cũng được. Tuy nhiên để bảo vệ các thiết bị điện tốt hơn, chống cháy động cơ khi bị quá tải. Thì cách tốt nhất là nên sử dụng rơ le nhiệt.

Rơ le nhiệt là một thiết bị bảo vệ từ nhiệt thông qua các thanh lưỡng kim. Nhưng thường thì rơ le nhiệt được thiết kế với 3 cực độc lập (3 thanh lưỡng kim) cho 3 pha. Nhưng khi bạn muốn sử dụng cho điện 1 pha (2 dây) mà chỉ có 2 cực thì sẽ phải đấu như thế nào để đảm bảo an toàn cho động cơ

Rất đơn giản các bạn chỉ cần đấu theo 1 trong 2 sơ đồ sau. Với sơ đồ này bạn hoàn toàn có thể sử dụng rơ le nhiệt cho các mạch điện dùng trong dòng điện 1 pha.

Để đảm bảo an toàn và đúng chuyên môn chúng tôi khuyên bạn nên nhờ đến các thợ sửa điện nước tại nhà lắp đặt giúp bạn. Vì nếu thực sự không am hiểu về điện và lắp đặt sai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để khi đi vào sử dụng sẽ không khiến cho các thiết bị, động cơ gặp vấn đề. Cũng như không khiến cho chúng ta gặp rắc rối khi đưa vào sử dụng.

Hướng dẫn cách chỉnh rơ le nhiệt

Các rơ le nhiệt khi kết hợp với công tắc giúp bảo vệ động cơ, tránh làm việc quá tải, quá thời gian quy định. Việc chỉnh đúng rơ le nhiệt giúp hệ thống làm việc tin cậy hơn.

Quy tắc chung của chỉnh rơ le nhiệt là chỉnh dòng điện trên rơ le nhiệt theo dòng điện làm việc thực tế, có sự tham khảo dòng điện được ghi trên nhãn động cơ.

Dòng điện chỉnh định = 1,1 dòng điện làm việc lớn nhất nhưng sẽ nhỏ hơn dòng điện ghi trên nhãn động cơ (*)

Ví dụ: dòng điện làm việc của máy bơm nước giải nhiệt đo được là â, còn dòng điện định mức ghi trên nhãn máy là 5A. Vậy suy ra dòng điện chỉnh định của rơ le nhiệt ở đây là:

I(chỉnh) = 1,1 x 4,4 A (nhỏ hơn 5A như vậy đạt yêu cầu)

– Đối với một số trường hợp đặc biệt, chúng ta cần xác định được dòng điện làm việc thực tế lớn nhất.

Máy nén lạnh: do đặc điểm của loại máy này là khi nhiệt độ bốc hơi giảm thì dòng điện của máy nén sẽ giảm dần, vì vậy, dòng điện làm việc lớn nhất là dòng điện đo được khi đạt nhiệt độ phòng lạnh cao nhất. Lấy dòng điện này để thế vào công thức (*) ở trên để xác định ra dòng điện chỉnh định.

Quạt gió dàn bốc hơi: dòng điện của quạt dàn bốc hơi tăng dần khi nhiệt độ không khí giảm dần (vì không khí nặng thêm sau khi nhiệt độ giảm). Dòng điện của quạt càng cao khi nhiệt độ càng thấp. Do vậy, dòng điện làm việc lớn nhất là dòng điện xác định khi phòng lạnh đã đạt nhiệt độ thiết kế. Áp dụng vào công thức (*).

Ngoài ra, còn có các trường hợp đặc biệt khác cần lưu ý như động cơ Y/YY hoặc tương đương, động cơ khởi động sao/tam giác, rơ le nhiệt gián tiếp.

Đối với việc chỉnh rơ le nhiệt theo thực tế vận hành: nếu trong trường hợp chưa rõ về giá tị chỉnh định của dòng điện, có thể dùng một số phương pháp tạm thời sau:

  • Đo dòng điện dây (dòng điện tổng trên dây pha vào động cơ) tại thời điểm động cơ làm việc nặng nhất, dòng điện này phải nhỏ hơn so với dòng điện định mức của động cơ.
  • Đo dòng điện thực tế thông qua rơ le nhiệt (ltt). Dòng điện chỉnh định sẽ = 1,1 x ltt

Từ khóa:

  • Sơ đồ chân rơ le nhiệt
  • Cách đấu rơ le nhiệt bình nóng lạnh
  • Rơ le nhiệt cho máy bơm nước
  • Rơ le nhiệt la gì
  • Hướng dẫn sử dụng rơle nhiệt
  • Sơ đồ đấu rơ le nhiệt 1 pha
  • Cách đấu rơ le nhiệt 3 pha LS
  • Cách đấu contactor 1 pha LS

Nội dung liên quan:

Back to top button