Sửa máy lạnh

MCB là gì? Cấu tạo, phân loại và cách chọn của mcb như thế nào

MCB là gì? Trước khi vào nội dung chính thì chúng ta sẽ điểm qua một vài thông tin cơ bản trước nhé. MCB hay còn gọi CB tép là từ viết tắt của tên tiếng anh Miniature Circuit Breaker, MCB có vai trò chính bảo vệ hệ thống và các thiết bị điện quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện và được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau. MCB được sử dụng trong các trường hợp dòng điện bị quá tải và được sử dụng rất phổ biến cho mạng lưới điện dân dụng.

1. MCB là gì ?

mcb la gi
mcb la gi

MCB là một thiết bị ngắt thời gian trễ trong thời gian có thể kiểm soát hiện tượng quá dòng. Việc này có nghĩa là các MCB vận hành có xảy ra hiện tượng quá tải và chúng duy trì đủ lâu và có khả năng gây hại cho mạch điện được bảo vệ. Chính vì thế mà thông thường thì MCB không thích hợp cho các loại tải tạm thời như dòng khởi động động cơ hay chuyển mạch đột biến. Chúng thường được thiết kế để hoạt động dưới 1.5 ms trong các sự cố ngắn mạch và 2s – 2 phút trong trường hợp quá tải (tùy thuộc vào mức độ dòng điện).

2. Cấu tạo của MCB là gì ?

mcb là gì

MCB được cấu tạo bởi các bộ phận như: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt MCB, móc bảo vệ. Các chức năng của từng bộ phận như sau:

+ Tiếp điểm: MCB thường có cấu tạo hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc 3 tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, hồ quang). Hoạt động của tiếp điểm như sau: khi đóng mạch tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Còn khi ngắt mạch tiếp điểm chính mở trước, tiếp điểm phụ mở sau và cuối cùng là hồ quang điện.

+ Hộp dập hồ quang: có 2 kiểu thiết bị dập hồ quang là: hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Đặc điểm của 2 loại khác nhau: kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Kiểu hở được dùng với điện áp lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp). Hộp dập quang có nhiều tấm thép xếp thành lưới ngăn thành nhiều đoạn khác nhau để tạo thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.

+ Cơ cấu truyền động cắt MCB: có 2 cách truyền động cắt MCB (bằng tay và bằng cơ điện). Đối với truyền động cắt điều khiển bằng tay được thực hiện với các MCB có dòng điện định mức không lớn. Còn đối với loại điều khiển bằng cơ điện ở các MCB có dòng điện lớn hơn.

+ Móc bảo vệ: móc bảo vệ có tác dụng để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch. Có 2 loại móc bảo vệ: móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt.

2.1 Kí hiệu của MCB là gì ?

Tùy thuộc vào quy định và yêu cầu của mỗi công ty hay tập thể mà MCB sẽ có cách kí hiệu phù hợp. Dưới đây bạn có thể tham khảo các kí hiệu MCB trong bản vẽ CAD.

2.1 Cách đọc thông số trên MCB như thế nào ?

mcb la gi
mcb la gi

Thông thường thì trên một CB, MCB, MCCB,…sẽ có các thông số để chúng ta có thể quan sát được. Chúng ta cần hiểu về chúng để có thể dễ dàng trong việc chọn mua và sử dụng. Cụ thể một số thông số các bạn cần quan tâm như:

  • MCB Current and Curve Rating
  • MCB Operating Voltage
  • MCB Status Indicator

3. Phân loại MCB như thế nào ?

MCB được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo, hình dạng, kích thước, dòng ngắn mạch, số pha…mà ta sẽ có các cách phân chia khác nhau. Ở đây mình xin đưa ra 1 số loại như sau:

3.1 Phân loại theo số pha

MCB 1P:
MCB 1P hay MCB tép 1P là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 1 dây pha trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha, bảo vệ pha nóng (hay L) trong các tủ điện bảo vệ line cho chiếu sáng hoặc ổ cắm…

MCB 2P:
MCB 2p hay MCB 2 pha (1pha – 2 cực) là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây ( pha – trung tính) trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 1 pha, bảo vệ dây pha (nóng hay L) và dây trung tính (lạnh hay N).

MCB 3P:
MCB 3P hay MCB 3 pha là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 3 dây pha trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 3 pha, bảo vệ 3 dây pha (L1, L2, L3).

MCB 4P:
MCB 4P hay MCB 3 pha – 4 cực là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 4 dây (3 dây pha – trung tính) trong mạch điện. Loại này được sử dụng trong lưới điện 3 pha, bảo vệ 3 dây pha (L1, L2, L3) và dây trung tính (lạnh hay N).

3.2 Phân loại theo đường cong đặc tính của tải

MCB loại B:

Với MCB loại B sẽ cho tác động ngay.lập tức với tốc độ lên đến 3-5 lần dòng điện định mức của nó. Chúng thường được sử dụng cho tải điện trở hoặc điện cảm nhỏ trong chuyển mạch đột biến rất nhỏ. Do đó mà các MCB loại B thường được sử dụng trong phạm vi gia đình, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,…

MCB loại C:

Với MCB loại C sẽ cho tác động ngay.lập tức với tốc độ lên đến 5-10 lần dòng điện định mức của nó. Chúng thường được sử dụng.cho các tải cảm ứng nhỏ trong đó các mức chuyển mạch đột biến cao như động cơ nhỏ và các.bóng đèn huỳnh quang. Loại MCB B thường sử dụng trong các khu vực có dòng điện cao.

MCB loại D:

Với MCB loại D sẽ cho tác động ngay lập.tức với tốc độ lên đến 10-25 lần dòng điện định mức của nó. Chúng thường được sử dụng cho.các tải cảm ứng cao trong đó có điện xâm nhập cao thường xuyên. MCB loại D thường sử dụng trong môi trường công nghiệp như các motor công suất lớn, máy hàn, máy biến áp, các trạm tích điện UPS,…

MCB loại MA:

Với MCB loại MA sẽ cho tác động ngay lập.tức với tốc độ lên đến 12 lần dòng điện định mức của nó. Thường dùng bảo vệ động cơ có dòng khởi động cao.

MCB loại K:

Với MCB loại K sẽ cho tác động ngay lập tức.với tốc độ lên đến 8-12 lần dòng điện định mức của nó. Thường dùng bảo vệ động cơ có.dòng khởi động cao và các tải cảm ứng.

MCB loại Z:

Với MCB loại Z sẽ cho tác động ngay lập tức.với tốc độ lên đến 2-3 lần dòng điện định mức của nó. Chúng rất nhạy cảm với ngắn mạch nên.thường được dùng trong các ứng dụng bảo vệ thiết bị bán dẫn.

3.3 Cách thức chọn mua MCB là gì ?

mcb la gi
mcb la gi

Việc chọn CB nói chung hay các MCB nói riêng.thì cũng không quá khó, chỉ cần chúng ta chú ý đến một số thông số kỹ thuật cơ bản là có thể.lựa chọn được dễ dàng. Cụ thể chúng ta cần chú ý một số thông số như sau:

+ Dòng định mức và hệ thống bảo vệ: giá trị này.phải thấp hơn khả năng mang dòng của hệ thống điện và cao hơn hoặc bằng dòng tải tối đa trong hệ thống. Thông thường thì chúng ta sẽ chọn dòng định mức trong khoảng 125% dòng tải là phù hợp.

+ Công suất giới hạn của dòng sự cố: giá trị này không được thấp hơn dòng ngắn mạch tiềm năng. Trong dân dụng thì chúng ta sẽ chọn 6kA là đủ, còn trong công nghiệp thì là 10kA trở lên.

+ Đường cong đặc tính của tải: về phần này thì các bạn có thể tham khảo lại ở phần phân loại nhé.
Các hãng sản xuất MCB hiện nay là gì ?

Hiện nay sẽ có rất nhiều hãng sản xuất MCB.khác nhau trong nhiều phân khúc khác nhau tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên theo mình thấy thì phổ biến nhất là:MCB Siemens, MCB Schneider, MCB ABB…

Hay một số hãng sản xuất ở mức giá phân.khúc trung và thấp như: MCB Panasonic, MCB Mitsubishi, MCB LS,..

Lời kết

Trên đây là một số thông tin và kiến thức cơ bản về MCB là gì ?. Hy vọng nó sẽ cần thiết cho những bạn đang cần tìm hiểu, vì là.kiến thức cá nhân và thu thập được trên các trang mạng nên không thể tránh khỏi sai sót, rất mong được sự đóng góp của các bạn để bài viết được hoàn hảo hơn..

Tìm kiếm có liên quan:

  • Rcbo là gì
  • Mcb 1P là gì
  • c

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button