Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Van đạp chân khí nén là gì? Nguyên lý và ưu nhược điểm kiến thức mới năm 2023

Van đạp chân khí nén là gì? Nguyên lý và ưu nhược điểm – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Tiếp nối chuỗi van khí thì hôm nay TKĐ lại biết thêm về 1 loại van mới đó là van đạp chân khí nén. Thiết bị này được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống sản xuất công nghiệp tại nhà máy, xưởng…

mã giảm giá shopee

Van đạp chân khí nén là gì?

Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu về van gạt tay thì hôm nay, chúng ta lại quan tâm đến van đạp chân. Nó cũng là thiết bị thuộc nhóm van cơ học dùng trong hệ thống khí nén.

Đây là loại van sử dụng lực đạp của chân để làm việc. Về nguyên lý thì van khá giống với các bàn đạp được lắp tại phanh xe, máy khâu, máy may. Khi muốn làm việc thì con người sẽ dùng 1 chân đạp vào van.

Van được làm hoàn toàn bằng hợp kim, đồng, inox nên rất bền bỉ, cứng cáp và chịu được lực dù là lực của chân đạp lên. Van khí, phần thân van kết nối kín, khít với ống dẫn khí nén. Khí từ nguồn cấp sẽ đi đến bàn đạp và đi vào hệ thống nhằm cấp cho van, thiết bị khác hoạt động.

Van đạp chân khí nén được dùng nhiều trong các hệ thống, dây chuyền sản xuất bằng khí nén. Van có xuất xứ đa dạng: Hàng Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…

Mỗi 1 hệ thống khác nhau thì yêu cầu về van này cũng không giống nhau nên khách hàng cần cân nhắc, tính toán trước khi lựa chọn.

van đạp chân khí nén là gì

Thông số kỹ thuật bàn đạp chân khí nén

Tương tự như với các thiết bị khác thì các bàn đạp chân khí nén được hãng cung cấp đầy đủ thông số kỹ thuật liên quan.

+ Kiểu van: Đạp chân

+ Size van: 1/4 inch, 3/4 inch, 1 inch, 1.1/4 inch, 1.1/2 inch, 2 inch

+ Áp suất làm việc: Dao động trong khoảng từ 0.15 Mpa – 0.8 Mpa

+ Chất liệu: Thép không gỉ, hợp kim, inox, đồng…

+ Lưu lượng không khí: 16 mm2

+ Nhiệt độ làm việc: Nằm trong khoảng 5 độ C đến 50 độ C

+ Áp suất làm việc tối đa: 1.6 Mpa

+ Lưu chất làm việc: Khí nén, hơi, các chất khí công nghiệp.

+ Thời gian bảo hành: Từ 6 đến 12 tháng tùy loại

+ Xuất xứ: Khá đa dạng với Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước ở châu Âu.

Thông số kỹ thuật bàn đạp chân khí nén

mã giảm giá tiki

Cấu tạo bàn đạp khí nén

Để có được 1 van đạp chân khí nén hoàn thiện thì các hãng đã phải nghiên cứu và chế tạo 1 cách nghiêm túc. Van không phải là 1 khối thiết bị riêng lẻ mà là sự kết hợp của các chi tiết và bộ phận:

+ Đầu nối nhanh khí nén: Được làm bằng kim loại 100% để kết nối van với các thiết bị.

+ Đầu nối khí nén: Thường được làm bằng nhựa để nối với các ống dẫn hơi.

+ Thân van đạp chân: Nó có dạng hình hộp chữ nhật, được làm bằng kim loại để có thể bảo vệ các bộ phận bên trong và kết nối với các bộ phận khác.

+ Bàn đạp: Dùng để đóng mở cửa van.

+ Lò xo van: Phải có độ đàn hồi tốt, chất liệu bền bỉ, ít bị oxi hóa.

+ Van khí nén: Nó có nhiệm vụ đóng mở để cung cấp nguồn khí cho thiết bị, hệ thống làm việc.

cấu tạo bàn đạp khí nén

Nguyên lý hoạt động van đạp chân khí nén

Van này là 1 loại van cơ khí nên hoạt động của nó đơn giản. Một van khí nén sẽ được lắp ở phía bên trong của bàn đạp. Nó liên kết với bàn đạp thôi qua 1 lò xo đàn hồi. Khi con người sử dụng lực chân để đạp lên trên bàn đạp, lò xo lúc này sẽ bị nén lại. Lực nén tác động và van khí để van mở cửa, cấp khí nén. Lượng khí này đi qua ống dẫn khí đến các thiết bị trong hệ thống.

Nếu hiểu đơn giản hơn thì đó chính là đạp chân vào bàn đạp như cách chúng ta đạp vào máy may, đạp bàn đạp của xe thì van sẽ hoạt động.

Khi thôi tác dụng lực thì cũng là lúc ngừng cấp khí và van về lại trạng thái ban đầu.
Các van khí nén có trong 1 bàn đạp thường là van 3/2 ( 3 cửa, 2 vị trí), 4/2 (4 cửa, 2 vị trí), 5/2 ( 5 cửa, 2 vị trí). Cụ thể về các van khí nén này ThuyKhiDien đã có 1 bài tổng hợp, mời các bạn tìm đọc nhé.

nguyên lý hoạt động van đạp chân khí nén

Ưu nhược điểm bàn đạp khí nén

Một số ưu điểm của thiết bị mà chúng ta cần phải biết như:

+ Van có nhiều loại với các kích cỡ, kiểu dáng khác nhau nên dễ dàng lựa chọn, lắp đặt để phù hợp với hệ thống và công việc của từng khách hàng.

+ Van thực hiện tốt chức năng cấp khí nén phục vụ cho hoạt động của thiết bị, sản phẩm có trong hệ thống.

+ Thiết bị hoạt động dựa vào lực đạp của chân nên an toàn khi dùng, tiết kiệm điện năng và nhiên liệu.

+ Hoạt động của van tốt nhất với mức áp suất là 10kg/cm2, nhiệt độ có thể từ 0 đến 60 độ C.

+ Với thiết kế đơn giản cũng như nhỏ gọn nên van được lắp tại nhiều nơi, cách thức vận hành đơn giản nên sử dụng rất thuận tiện.

+ Van đạp chân hiện nay có mặt trên thị trường với rất nhiều mẫu mã, giá thành để người mua có thể lựa chọn.

+ Xuất xứ đa dạng, rõ ràng về nguồn gốc, mỗi hệ thống lại phù hợp với 1 thiết bị nên cần cân nhắc, tính toán cẩn thận.

Song song với các ưu điểm nổi bật thì nó vẫn tồn tại 1 số ít nhược điểm như:

+ Van có nhiều dạng nên rất dễ bị nhầm lẫn về cửa, vị trí làm việc khiến mất thời gian và chi phí nhiều.

+ Van có hạn chế về nhiệt độ làm việc. Nó chỉ thích hợp với khí nén, khí hơi thông thường. Nếu như lưu chất là khí hơi nóng thì cần phải cân nhắc sử dụng thiết bị khác.

ưu nhược điểm bàn đạp khí nén

Ứng dụng bàn đạp chân khí nén

Bàn đạp khí nén được lắp đặt để cấp khí cho những thiết bị khác hoạt động như: Van y xiên, van bi, van bướm, xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều…

Những hệ thống đóng gói sản phẩm, máy ép chân không, hệ thống đóng mở cửa bằng khí nén… thì đều có mặt của van này.

Bên cạnh đó, nó còn dùng cho hệ thống đóng ngắt ống cấp thoát nước, hệ thống khí, hơi…

Thiết bị được lắp và dùng với số lượng 1 đến vài cái trong nhà máy dệt may công nghiệp, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến lương thực, dược phẩm…

ứng dụng bàn đạp chân khí nén

Một số loại van đạp chân khí nén thường dùng

Mặc dù có rất nhiều loại van đạp chân khí nén nhưng tại thị trường hiện nay thì van của Airtac, STNC, PVN vẫn được chuộng dùng.

Aritac

Bàn đạp hơi FV 420, FV 320 là những sản phẩm tiêu biểu của Airtac. Thương hiệu này đến từ Đài Loan với giá thành phải chăng, chất lượng tốt và độ bền khá lâu dài, thích hợp cho những khách hàng có điều kiện tài chính hạn hẹp.

van đạp chân Aritac

STNC

STNC mang đến cho khách hàng những loại van đạp chân chất lượng, nhiều loại và kích cỡ như:

+ TG23-J-08, TG24-J-08, TG25-J-08, TG25-J-08L, TG25-J-08LA, TG25-J-08G, TG25-J-08LG, TG25-J-08LGA.

+ TF-402, TF-403, TF-402A, TF-403A.

Chúng đều có thiết kế thẩm mỹ, gọn nhẹ, đơn giản nhất.

van đạp chân stnc

PVN

PVN là 1 thương hiệu đến từ Việt Nam. Van của hãng dùng nhiều cho những công việc không đòi hỏi công suất, áp lực lớn. Tiểu biểu là:

FV320 – loại van đạp chân 3 cửa.

FV420 – loại van đạp hơi 4 cửa.

van đạp chân pvn

Ưu điểm nổi bật nhất của nó chính là giá thành phải chăng, thích hợp những khách hàng điều kiện tài chính hạn hẹp, hệ thống làm việc thuộc loại nhỏ.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button