Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Top 10 Cảm Biến Ánh Sáng Tốt Nhất 2023 kiến thức mới năm 2023

Top 10 Cảm Biến Ánh Sáng Tốt Nhất 2023 – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023




14

Cảm biến ánh sáng là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống điện thông minh ngày nay. Với các tính năng vượt trội giúp nhận biết ánh sáng và điều khiển các thiết bị chiếu sáng một cách tự động, nhanh chóng, tiết kiệm, cảm biến ánh sáng đang trở thành xu hướng trong chế tạo các sản phẩm điện, điện tử. Hãy tham khảo bài viết dưới đây, Hunonic sẽ chia sẻ tới bạn đọc về hoạt động của cảm biến và danh sách các loại cảm biến ánh sáng tốt nhất hiện nay.

Cảm biến ánh sáng là gì ?

Cảm biến ánh sáng là thiết bị quang điện có chức năng chuyển đổi năng lượng bức xạ điện từ (ánh sáng khả kiến và bức xạ hồng ngoại) thành các tín hiệu điện. Đây là một dạng thiết bị cảm biến thông minh nhận biết được các biến đổi của môi trường xung quanh thông qua bộ phận cảm biến để có thể điều chỉnh ánh sáng của thiết bị sao cho phù hợp.

Cảm biến ánh sáng là gì

Mạch cảm biến ánh sáng là gì?

Các loại cảm biến ánh sáng

Cảm biến ánh sáng có thể chia thành 3 loại: Photoresistors (LDR), Photodiodes, Phototransistors

Cảm biến Photoresistors (LDR)

Là dòng cảm biến có cấu tạo gồm quang điện trở (điện trở phụ thuộc ánh sáng) hay còn được gọi là chất cảm quang. Chất cảm quang thường làm từ vật liệu bán dẫn có độ nhạy cao với ánh sáng. Dòng cảm biến này hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng của môi trường. Khi cường độ ánh sáng càng cao sẽ làm giảm điện trở và ngược lại.

Cảm biến Photodiodes

Đây là loại cảm biến được cấu tạo từ chất liệu silicon kết hợp với gecmani. Thêm vào đó thiết bị được tích hợp bộ lọc quang học và ống kính để tiếp nhận dữ liệu dễ dàng.

Cảm biến này hoạt động tốt khi có ánh sáng chiếu vào, cho dòng điện chạy qua. Do vậy, ứng dụng chính của loại này tương đối đa dạng: Dùng trong các mạch điện tử, thiết bị điều khiển từ xa, thiết bị y tế,…

Cảm biến ánh sáng Phototransistors

Là loại cảm biến có khả năng hoạt động mạnh mẽ khi có sự khuếch đại nhiều lần. Cảm biến ánh sáng Phototransistor hay còn gọi là Transistor quang được sử dụng chủ yếu cho các thiết bị yêu cầu về độ cảm ứng cao.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến anh sáng như thế nào?

Cảm biến ánh sáng hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý của hiệu ứng quang điện trong. Hiệu ứng quang điện là hiện tượng một số chất đặc biệt sau khi hấp thụ ánh sáng sẽ chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Hiện tượng quang điện trong diễn ra đối với các vật liệu bán dẫn. Khi chiếu ánh sáng vào vật liệu, năng lượng này sẽ làm thay đổi điện trở suất bên trong vật liệu gây ra suất điện động làm thay đổi tính chất dẫn điện của vật liệu.

Hiệu ứng quang điện trong xảy ra với chất bán dẫn

Hiệu ứng quang điện trong xảy ra với chất bán dẫn

Những ưu và nhược điểm của cảm biến ánh sáng

Ưu điểm

Bật/ tắt thiết bị tiện lợi

Cảm biến ánh sáng thường sử dụng để bật/tắt các thiết bị điện như đèn một cách tự động khi có người di chuyển, không cần thao tác trực tiếp thông qua công tắc điện như bình thường.

Thiết kế gọn gàng

Cảm biến được thiết kế từ nhựa ABS cao cấp, nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt. Mắt cảm biến không lộ hẳn ra ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Thiết bị đảm bảo hoạt động được trong điều kiện thời tiết hay thay đổi, nóng ẩm gió mùa như ở Việt Nam.

Tiết kiệm điện năng

Do tính năng tự động bật/ tắt các thiết bị như đèn theo cảm biến nên sẽ giúp tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện trong nhà. Hạn chế vấn đề quên tắt điện khi không có người sử dụng.

Nhược điểm

Do có độ nhạy cao với sự thay đổi ánh sáng của môi trường nên cảm biến ánh sáng khó dùng được ở nơi xuất hiện quá nhiều nguồn sáng hay thường xuyên có vật thể chuyển động. 

Ứng dụng của cảm biến ánh sáng

Cảm biến ánh sáng cảm nhận rất nhạy các thay đổi từ môi trường xung quanh (ánh sáng). Từ đó giúp thay thế được thao tác của người trong việc điều chỉnh, kiểm soát trạng thái bật, tắt bằng cách phát sáng tự động. Một số ứng dụng có thể kể dưới đây.

  • Sử dụng cho các loại đèn cảm ứng (cảm biến) để tự động bật khi trời tối, tự tắt khi trời sáng. Giúp con người đi lại thuận tiện trong các khu vực thiếu sáng mà không tiện tay bật/ tắt thiết bị, tiết kiệm thời gian trong quá trình sử dụng.
  • Tích hợp ứng dụng cho việc thay đổi ánh sáng màn hình điện thoại thông minh, cảm ứng, máy tính bảng,… theo độ sáng môi trường, giảm sự điều tiết của mắt.
  • Sử dụng trong một số phương tiện hiện đại như ô tô để cài đặt ánh sáng thay đổi theo độ sáng của môi trường.
  • Ngoài ra, các mạch cảm biến ánh sáng còn được dùng cho các thiết bị bảo mật dữ liệu.

Top 10 cảm biến ánh sáng tốt nhất hiện nay

Cảm biến ánh sáng MAX44009 

Mạch cảm biến ánh sáng MAX44009 gồm hệ thống các linh kiện hỗ trợ đo sự thay đổi về cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh. Nguồn điện áp sử dụng cỡ 3 – 5V DC. Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, thông minh với khả năng đo các thông số ổn định và chính xác. Thiết bị rất thích hợp tích hợp trong các thiết bị ánh sáng công cộng, trong nông nghiệp, nhà thông minh,…

Cảm biến ánh sáng 4 pin GY - 49 MAX44009 

Cảm biến ánh sáng 4 pin GY – 49 MAX44009 

Cảm biến ánh sáng Analog

Cảm biến cường độ ánh sáng quang trở Analog là dòng cảm biến khá phổ biến với giá thành vừa phải. Điện áp cung cấp tương tự các cảm biến khác, từ 3V – 5V. Kết hợp tính năng giảm nhiễu ánh sáng tần số 50Hz/60Hz. Với khoảng đo cường độ sáng từ 0 – 65535 lux.

Cảm biến ánh sáng BH1750

BH1750 là mạch cảm biến ánh sáng khá phổ biến với người dùng. Sử dụng nguồn điện áp một chiều từ 3 ~ 5V. Với kích thước nhỏ gọn 21 x 16 x 3.3(mm), phù hợp với các đèn cảm biến, công tắc cảm biến ánh sáng hiện nay.

Mạch cảm biến ánh sáng BH1750

Mạch cảm biến ánh sáng BH1750

Mạch cảm biến cường độ ánh sáng 5V

Là loại mạch cảm biến ánh sáng phổ biến, với nguồn sử dụng là 5V DC. Cảm biến được ứng dụng để phát hiện ánh sáng, phát hiện độ sáng của các nguồn sáng từ môi trường xung quanh. Thiết bị sẽ giúp hỗ trợ điều khiển các hệ thống đèn đường, đèn công cộng… có thể tự động tắt bật dựa theo ánh sáng của mặt trời.

Cảm biến ánh sáng Panasonic

Thiết bị cảm biến ánh sáng từ hãng Panasonic hay còn được gọi là công tắc cảm biến ánh sáng. Được thiết kế đơn giản, khả năng tương thích cao. Cảm biến này được sử dụng trong hầu hết các loại đèn cảm ứng, đèn thông minh tự động bật/ tắt của cùng thương hiệu. Ứng dụng của cảm biến giúp tiết kiệm công sức và chi phí cho người dùng hiệu quả.

Cảm biến ánh sáng 10 AAS-10 

Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10 có khả năng chịu tải rất tốt với cường độ dòng điện 10A, điện áp 220V, bật tắt bằng rơ le và có thể tương thích với nhiều loại thiết bị. Được thiết kế với chất liệu cao cấp, chống bụi và chống nước tốt. Phù hợp cho các thiết bị ngoài trời. Khả năng cảm biến ánh sáng nhạy,  hoạt động ổn định.

Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10

Thiết bị cảm biến ánh sáng 10 AAS-10

Cảm biến đo cường độ ánh sáng Lux 

Là dòng cảm biến chất lượng cao với kích thước nhỏ gọn. Điện áp sử dụng từ 3.3V~5VDC. Với khoảng đo ánh sáng từ 0 – 40000 lux. Sử dụng dòng điện tiêu thụ 0.6 mA. Phù hợp ứng dụng trong các thiết bị chiếu sáng.

Cảm biến ánh sáng GY-2561 TSL2561

Là dòng cảm biến hiện đại sử dụng nguồn 3,3 đến 5V DC với dòng điện tiêu thụ chỉ 0,6mA. Thiết kế nhỏ gọn, với tính năng cảm biến theo cường độ ánh sáng khả kiến (ánh sáng nhìn thấy) và bức xạ hồng ngoại.

Cảm biến ánh sáng GY-2561 TSL2561

Cảm biến ánh sáng GY-2561 TSL2561

Cảm biến cường độ ánh sáng Arduino

Đây là dòng cảm biến ánh sáng nhỏ gọn, sử dụng mạch Arduino cho độ nhạy cao với sự thay đổi của cường độ ánh sáng. Mạch cảm biến được thiết kế khá đơn giản, tuy nhiên có độ tương thích cao, có thể tích hợp trong nhiều thiết bị điện khác nhau như ứng dụng trong các thiết bị đèn cảm biến, đèn chống trộm…

Mạch cảm biến ánh sáng LDR

Mạch cảm biến ánh sáng này được thiết kế hoạt động với điện áp 5V DC. Nguyên lý hoạt động thông qua quang trở (LDR-light Dependent Resistor). Với tính năng ổn định, chống nhiễu.

Tham khảo: Top 7 đèn cảm biến sử dụng trong gia đình

Tham khảo: Ở đâu bán đui đèn cảm ứng giá tốt uy tín

Lưu ý khi lắp đặt cảm biến thông minh

  • Khi lắp đặt các thiết bị cảm biến ánh sáng bạn nên chú ý khoảng cách phù hợp để lắp đặt tùy thuộc vào từng không gian và mục đích sử dụng. Nếu không gian chiếu sáng trong nhà khoảng cách phù hợp là từ 5m trở xuống. Các khu vực công cộng như dãy hành lang, cầu thang thì khoảng cách lý tưởng để lắp đặt là khoảng 2m. Ngoài ra với với các hệ thống đèn đường nên sử dụng loại cảm biến có phạm vi lớn hơn như 10m.
  • Các thiết bị cảm biến ánh sáng hầu hết có khả năng xoay góc rộng, có thể lên đến 360 độ. Với ứng dụng phát hiện chuyển động của đối tượng, nên hướng đèn cảm biến ở vị trí cần phát hiện chuyển động, không có nhiều vật cản để mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Đối với loại cảm biến có nguyên lý hoạt động theo sự thay đổi ánh sáng thì nên lắp đặt ở những nơi có ít nguồn sáng khác, tránh tình trạng nhiễu cảm biến, đèn bật/tắt liên tục gây hư hỏng.
  • Nên lựa chọn những thiết bị cảm biến chất lượng từ những thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo cảm biến hoạt động tốt, hiệu quả và bền bỉ.
  • Bạn nên ưu tiên chọn mua những cảm biến có khả năng chống ẩm, chống bám bụi cao để phù hợp với không gian ngoài trời. Đồng thời có thể chịu được sự thay đổi thất thường của thời tiết của môi trường, điều đó sẽ giúp duy trì được tuổi thọ cho thiết bị.

Lời kết:

Trước khi quyết định mua một thiết bị tiện lợi và quan trọng, việc nắm bắt và hiểu rõ được những thông tin về cách hoạt động, phân loại, các thông số sẽ giúp bạn chọn lựa được sản phẩm cảm biến ánh sáng phù hợp nhất. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phẩm điện, hãy liên hệ với chúng tôi, Hunonic Smarthome chuyên sản xuất và cung cấp các dòng thiết bị nhà thông minh với chất lượng vượt trội và giá thành phải chăng, phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button