Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Tìm hiểu về tháp giải nhiệt khô bạn không nên bỏ qua kiến thức mới năm 2023

Tìm hiểu về tháp giải nhiệt khô bạn không nên bỏ qua – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Tháp giải nhiệt là thiết bị được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong nhiều xí nghiệp, nhà máy để làm mát thiết bị máy móc, thiết bị hoạt động liên tục với công suất lớn. Bên cạnh đó, có một loại ít phổ biến hơn nhưng vẫn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực đó là tháp giải nhiệt khô. Trong bài viết này, IMS Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại tháp giải nhiệt này nhé.

1. Tháp giải nhiệt khô là gì? Cơ chế vận hành của tháp

Tháp giải nhiệt khô là một dạng hệ thống làm mát khép kín. Nước làm mát chỉ tuần hoàn trong hệ thống và không trao đổi với không khí bên ngoài để giải nhiệt. Nhiệt độ nước ra khỏi tháp là 45 độ C, nhiệt độ ngưng tụ là 55 độ C. Như vậy, mức nhiệt này cao hơn so với tháp giải nhiệt thường khoảng 13 độ C.

Theo một số chuyên gia nghiên cứu thì không nên lắp đặt hệ thống tháp hạ nhiệt khô cho các hệ thống điều hòa không khí. Mà tháp hạ nhiệt khô chỉ nên được ứng dụng dùng để giải nhiệt ở các loại máy móc có mức nhiệt độ cao. Ví dụ như: động cơ phát điện, động cơ ô tô, lò phản ứng công nghiệp hóa chất,… Vì động cơ máy, máy phát, lò phản ứng là những thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao, ít nhạy cảm với nhiệt độ nước giải nhiệt. Vậy nên, tháp hạ nhiệt khô sử dụng hiệu quả cho các thiết bị này.

2. Tháp giải nhiệt khô có những ưu và nhược điểm gì?

2.1 Ưu điểm của tháp tản nhiệt khô

– Tháp tản nhiệt khô sử dụng nước tuần hoàn trong hệ thống kín. Khi sử dụng tháp giải nhiệt khô sẽ không có sự thất thoát nước do bay hơi như khi sử dụng tháp giải nhiệt công nghiệp khác. Qua đó, sử dụng tháp tản nhiệt khô sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí thêm nước cấp. Và góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.

– Do tháp tản nhiệt khô không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài nên ít bị đóng cặn, lắng bùn, rong rêu hay ăn mòn kim loại. Nhờ đó, nó giúp tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì, vệ sinh tối đa so với tháp giải nhiệt nước.

Tháp giải nhiệt khô trong công nghiệp

2.2 Nhược điểm của tháp giải nhiệt khô

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, tháp tản nhiệt khô cũng còn có một số những nhược điểm:

– Do nhiệt độ ngưng tụ của tháp tản nhiệt khô cao hơn tháp giải nhiệt nước tới 13 độ C. Nên hiệu suất làm lạnh sẽ giảm tới 15%. Do đó làm tăng thêm tới 58% năng lượng tiêu thụ. Từ đó lãng phí tiền đầu tư của doanh nghiệp. Áp suất trong hệ thống cũng tăng lên gần 40% nên gây ra nguy cơ rò rỉ môi chất, vỡ các thiết bị, mất an toàn cho người vận hành.

– Các loại máy móc luôn phải làm việc ở chế độ khắc nghiệt.nên tuổi thọ của tháp, độ tin cậy và độ an toàn của hệ thống cũng bị giảm đi.

3. IMS Việt Nam đơn vị thi công tháp giải nhiệt uy tín, chất lượng

Công ty TNHH Kỹ Thuật IMS Việt Nam là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt tháp giải nhiệt cho nhà xưởng, khu công nghiệp trên toàn quốc. Ngoài ra, IMS Việt Nam còn có dịch vụ bảo trì bảo dưỡng tháp giải nhiệt uy tín, chuyên nghiệp. Với đội ngũ nhân viên tư vấn có chuyên môn cao, nhân viên kỹ thuật lâu năm có tay nghề cao, IMS Việt Nam cam kết đem đến cho khách hàng những công trình với chất lượng và chi phí thấp nhất.

Mọi thông tin cần tư vấn quý khách liên hệ với chúng tôi thông qua:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM

Địa chỉ: số nhà A41, Khu A1, KĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 024 38 39 89 78 / Hotline: 0978 161 116

Email: imsvietnam2010@gmail.com – theanhhn2010@gmail.com

Website: imsvietnam.ac.vn

***Bài viết liên quan:

Tag: lắp đặt tháp giải nhiệt, thi công tháp giải nhiệt, bảo dưỡng tháp giải nhiệt, tháp giải nhiệt tròn, tháp giải nhiệt vuông, lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button