Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Tìm hiểu các phương pháp xử lý chất thải nguy hại an toàn kiến thức mới năm 2023

Tìm hiểu các phương pháp xử lý chất thải nguy hại an toàn – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Xử lý chất thải nguy hại vẫn luôn là một vấn đề lớn được Nhà nước quan tâm và chú trọng đặc biệt. Bởi vì đây đều là những thành phần độc hại, dễ lây nhiễm, gây cháy nổ và ăn mòn. Vậy thì đâu mới là phương pháp xử lý chất thải nguy hại an toàn và hiệu quả nhất? Mời bạn đọc cùng với Hutbephot-urenco đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới đây nhé!

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại sinh học

Phương pháp này thích hợp cho xử lý bùn thải, đất,… bị ô nhiễm. Theo đó chúng ta sẽ dùng vi sinh vật để phân hủy, làm biến đổi chất hữu cơ bên trong chất thải nguy hại để giúp giảm tối thiểu ảnh hưởng xấu của nó đến môi trường sống. Với phương pháp sinh học thì hiện đang có 04 hệ thống xử lý gồm:

  • Xử lý bằng hệ thống thông thường: Kỵ khí, hiếu khí và bùn lơ lửng
  • Xử lý bùn lỏng: Áp dụng cho xử lý bùn có chứa lượng cặn trung bình từ 5 – 50%
  • Xử lý dạng rắn: Dùng cho xử lý bùn, các loại chất rắn độ ẩm thấp
  • Xử lý tại nguồn: Phù hợp cho xử lý nước ngầm, đất ô nhiễm
Phương pháp xử lý chất thải nguy hại sinh học

Cách thức này được đánh giá là mang đến hiệu quả cao khi bạn dùng đúng loại vi sinh vật và tất cả quá trình ủ sinh học phải được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Đó là cần đảm bảo nồng độ PH, độ ẩm, nhiệt độ, chất nhận điện tử, nguồn carbon, chất dinh dưỡng, tổng chất rắn hòa tan, loại bể,… hợp lý.

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng hóa học, hóa lý

Nguyên lý hoạt động chính của phương pháp hóa học, hóa lý đó là để tái sinh, cô đặc và xử lý chất thải bằng kỹ thuật tiên tiến nhất. Điển hình đó là:

  • Kỹ thuật hấp thu khí: Đây là lựa chọn lý tưởng nhất phục vụ hoạt động xử lý nước ngầm ô nhiễm do chất hữu cơ bay hơi, có nồng độ dưới 200 mg/l, không áp dụng với các chất ô nhiễm mà có khả năng bay hơi kém.
  • Kỹ thuật trích ly bay hơi: Mang đến hiệu quả cao trong việc xử lý đất bị ô nhiễm chất hữu cơ bay hơi. Áp dụng cho đất ô nhiễm được đào lên, tầng đất chưa bão hòa.
  • Kỹ thuật chưng cất: Hay còn được gọi là hấp thụ hơi, các chất hữu cơ bay hơi, bán bay hơi trong nước ngầm, nước thải được loại bỏ
  • Kỹ thuật dòng tới hạn: Có 02 cách xử lý rác thải nguy hại là oxy hóa dòng tới hạn và trích ly dòng tới hạn
  • Kỹ thuật hấp thụ: Là dùng chất hấp thụ để tách chất gây ô nhiễm không khí, nước thải công nghiệp và nguồn nước ngầm
  • Kỹ thuật màng: Dùng màng siêu lọc, điện tích, vi lọc hoặc thẩm thấu để tách ngược từ dòng ô nhiễm

Xử lý chất thải nguy hại bằng chôn lấp

Là phương pháp xử lý chất thải nguy hại đơn giản, được áp dụng phổ biến hiện nay. Với điều kiện là cần có diện tích đất rộng rãi và càng xa khu vực dân cư càng tốt. Mặt khác những hố chôn chất thải này phải được gia cố cẩn thận để tránh sụt lún, nứt vỡ. Dưới hố chân cần lót vật liệu chống thấm HDPE, vật liệu chống thấm cao cấp để không gây ô nhiễm nước ngầm.

Mỗi loại chất thải nguy hại được chôn vào 1 hố riêng theo quy định, đổ thành từng lớp. Khi rác thải đổ đầy, tiếp tục được phủ lớp chống thấm lên trên rồi đầm nén lớp đất mặt cẩn thận, đổ thêm lớp bê tông kiên cố để cách ly với bên ngoài, tránh ô nhiễm không khí và phát sinh côn trùng. Còn phần rỉ nước chất thải được thu gom bằng hệ thống ống dẫn chuyên dùng.

Xử lý chất thải nguy hại bằng chôn lấp

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng nhiệt

Dùng nhiệt trong xử lý chất thải được đánh giá khá cao vì sở hữu ưu điểm nổi bật hơn những kỹ thuật xử lý khác. Phương pháp này áp dụng cho chất thải không thể chôn lấp nhưng có khả năng cháy ở cả thể rắn, lỏng và khí. Với nguyên lý hoạt động nhờ vào quá trình oxy hóa, phân hủy nhiệt để phá vỡ cấu trúc, khử độc chất thải nguy hại. Cuối cùng đốt cháy sẽ sinh ra các loại khí khác nhau tùy theo thành phần của chất thải.

Muốn thực hiện xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp nhiệt thì bạn cần chuẩn bị lò đốt chuyên dụng. Một số lò phổ biến là:

  • Lò đốt chất thải dạng thùng quay
  • Lò đốt chất thải dạng lỏng
  • Lò đốt chất thải tầng sôi
  • Lò đốt chất thải bằng xi măng
  • Lò hơi

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng ổn định hóa rắn

Mục đích chính của ổn định hóa rắn đó là làm tăng thêm tính chất vật lý cho chất thải, giảm khả năng phát tán ra môi trường và giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. Phương pháp này chúng ta cần sử dụng để một số chất phụ gia như:

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng ổn định hóa rắn
  • Xi măng: Loại Portland là thông dụng nhất
  • Silicat dễ tan: Trong suốt quá trình xử lý thì thành phần silicat sẽ dễ bị oxy hóa thành dung dịch mono silic để mang theo thành phần kim loại trong chất thải. Phù hợp khi đóng rắn bùn thải chứa chì, đồng, kẽm nồng độ cao.
  • Nhiệt dẻo: Trộn nhiệt dẻo nấu chảy với chất thải trong nền nhiệt độ cao cũng có tác dụng ổ định chất thải nguy hại.
  • Pozzolan: Chất này phản ứng với vôi trong nước, tạo thành vật liệu giống xi măng
  • Các Polyme hữu cơ: Thế mạnh của chất phụ gia này đó là tạo ra vật liệu mới với khối lượng riêng thấp hơn so với vật liệu được tạo ra từ việc đóng rắn từ các chất phụ gia khác bằng quá trình khuấy trộn monomer.

Trên đây là tổng hợp 05 phương pháp xử lý chất thải nguy hại an toàn và hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc tham khảo thêm. Nhìn chung để thực hiện tốt những phương pháp này thì đòi hỏi cần có trình độ chuyên môn tốt. Vì thế nếu như có bất kỳ một thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp thì hãy liên hệ với hutbephot-urenco qua số hotline 0986 594 594 nhé!

Nguyễn Ngọc Hải
Latest posts by Nguyễn Ngọc Hải (see all)

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button