Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Thời Gian Được Lái Xe Sau Khi Uống Rượu Bia kiến thức mới năm 2023

Thời Gian Được Lái Xe Sau Khi Uống Rượu Bia – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA

Vấn đề lạm dụng rượu bia luôn là chủ đề khá nhức nhối cho xã hội vì nó gây ra nhiều hệ lụy xấu. Đặc biệt là những người tham gia giao thông. Hàng năm, con số thiệt hại về người và tài sản liên quan đến rượu bia là rất nhiều. Từ xưa đến nay, rượu bia và các loại đồ uống có cồn luôn nằm trong danh sách loại thực phẩm có hại cho sức khỏe.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác hại của rượu bia và sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe nhé. Những tác hại cơ bản của rượu bia đối với cơ thể như sau:

Đã uống rượu bia thì không lái xe

Đối với bộ não

Khi rượu ngấm vào máu sẽ làm các hồng cầu dính lại với nhau hình thành nên những cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu. Các mạch máu sẽ sưng lên và vỡ ra. Nếu sử dụng 100 gam rượu đồng nghĩa với việc vĩnh viễn giết chết 1000 tế bào não. 

Đối với tim

Rượu sẽ theo đường máu vào tim và lập tức phá hủy các tế bào của cơ tim và xuất hiện các sẹo nhỏ. Dẫn đến cơ tim bị mất tính đàn hồi và xảy ra tình trạng nghẽn máu. Tim được bao phủ bở các mô mỡ.

Khi chúng ta uống rượu thì chúng sẽ lớn dần lên. Chúng làm tắc nghẽn động mạch và các mao mạch, làm cản trở đột ngột việc hấp thụ Oxi và chất dinh dưỡng của cơ tim. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử bất cứ lúc nào. 

Đối với tiêu hóa, rượu phá hủy trực tiếp lớp bảo vệ bên ngoài của đường tiêu hóa. Giết chết các vi sinh vật trong ruột và làm xáo trộn và phá vỡ sự tuần hoàn. Biến toàn bộ chất nhầy của ruột thành các chất ăn mòn tạo ra các vết loét trên thành ruột. Và cuối cùng tạo ra các khối u ác tính.

Về hành vi

Khi uống rượu bia, đặc biệt là khi lạm dụng nó, những người sử dụng hầu như khó kiểm soát được toàn bộ hành vi, suy nghĩ và lời nói của mình. Chính vì vậy, không hiếm thấy những cuộc cãi vã, ẩu đả trên bàn nhậu. Hơn thế, khi đã có thức uống có cồn trong người, việc điều khiển phương tiện giao thông sẽ trở nên rất nguy hiểm cho chính họ và những người xung quanh. 

Tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra ở những người sử dụng rượu bia khi lái xe
Tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra ở những người sử dụng rượu bia khi lái xe

SAU KHI UỐNG RƯỢU BIA BAO LÂU THÌ ĐƯỢC LÁI XE?

Trong những ngày gần đây, luật phòng chống tác hại của rượu bia được đưa ra và áp dụng từ ngày 01/01/2020 đang là chủ đề được nhiều người quan tâm, bàn tán. Theo luật mới thì hành vi điều khiển các phương tiện giao thông mà trong máu, hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị nghiêm cấm và xử phạt nặng nếu như không chấp hành.

Vấn đề được đặt ra ở đây không chỉ làm làm sao bỏ được rượu bia hoàn toàn khi tham gia giao thông. Mà nhiều người còn thắc mắc rằng sau khi uống rượu bia bao lâu thì được lái xe? Vậy đâu là câu trả lời xác đáng nhất?

Rượu (Tên khoa học là Etanol) hay bia đều được xem là một loại chất gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sức khỏe của người sử dụng nó. Thậm chí nếu uống với số lượng lớn, quá lạm dụng đặc biệt là rượu thì rất dễ bị ngộ độc.

Chính vì vậy, việc đưa ra luật cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là hoàn toàn hợp lý. Nó không chỉ giúp người uống rượu bia được an toàn mà còn bảo đảm tính mạng, sức khỏe của những người xung quanh.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi uống rượu trong khoảng thời gian dài khoảng 12 đến 24 giờ sau đó. Nồng độ cồn vẫn có thể đo được trong máu, hơi thở hoặc nước tiểu. Vì vậy, đây cũng là điều đáng lo ngại cho nhiều người. Bởi vì theo luật sau khi uống bia rượu không được lái xe, nhưng nếu một số người uống từ tối hôm trước, hôm sau ra đường vẫn đo được nồng độ cồn thì sẽ như thế nào. 

Cách tốt nhất là mọi người hạn chế tối đa uống rượu bia bởi vì nồng độ cồn sẽ lưu lại rất lâu. Tất nhiên là thời gian lưu lại nồng độ cồn cũng tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, tùy thuộc vào sức đề kháng của gan hay lượng thức ăn trong khi nhậu.

Thật sự thì không có con số chính xác để trả lời cho mọi người biết được uống rượu bia sau bao lâu thì được lái xe. Con số dưới đây bạn có thể tham khảo để có thể tham gia giao thông mà không vi phạm luật mới áp dụng:

  • Sau 6-12 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu
  • Sau 12 – 24 giờ, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở
  • Sau 36 giờ nồng độ cồn vẫn đo được trong nước tiểu
  • Sau 72 giờ nồng độ cồn vẫn đo được trong mẫu tóc
Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông.
Tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông.

CÔNG THỨC TÍNH NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU

Công thức: A = W(C.10:1,056)r.

Trong đó:

  • A là khối lượng rượu nguyên chất đã uống (g)
  • C là nồng độ cồn trong máu (g/100ml)
  • W là trọng lượng cơ thể (kg)
  • r là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (0,7 đối với nam giới và 0,6 với nữ giới)

Trung bình, mỗi giờ cơ thể loại bỏ 15 miligam cồn trong 100 ml máu. Tuy nhiên, tuổi tác, cân nặng, các loại thuốc đang sử dụng, bệnh lý về gan… Khiến thời gian chuyển hóa rượu ở mỗi người khác nhau. Đồ uống càng nhiều độ cồn thì thời gian để cơ thể chuyển hóa càng lâu hơn.

Do đó, để biết tốc độ suy giảm nồng độ cồn trong máu, người uống có thể áp dụng công thức Ci = C – 0,015t

Trong đó:

  • C là nồng độ cồn trong máu khi uống xong
  • Ci là nồng độ cồn trong máu tại thời điểm xác định
  • t là thời gian

Ví dụ, một người đàn ông nặng 65 kg, uống 200 ml rượu trắng 42 độ cồn, uống xong lúc đồng hồ chỉ 10h đêm, sau đó đi ngủ. 7h sáng hôm sau thức dậy, nồng độ cồn trong máu tính theo công thức trên sẽ còn 15 miligam trong 100 ml máu. Để hết nồng độ cồn trong máu, tức Ci = 0, phải sau 8h sáng máu mới hết cồn.

(theo VNexpress.net)

Chính vì lý do trên cùng với việc áp dụng luật giao thông mới. Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh. Các bác sĩ đã khuyến cáo người dân không nên sử dụng rượu bia. Hạn chế tối đa số lần uống rượu bia cũng như lượng rượu trong mỗi lần sử dụng.

Khi mà mức phạt tăng, cùng giới chế tài nặng, rất nhiều người đã nói không với rượu bia. Cũng như là đã chú ý hơn trong các loại đồ uống có cồn. Đây là dấu hiệu đáng mừng từ khi áp dụng bộ luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2022 này. Hi vọng luật phòng chống tác hại của rượu bia sẽ có dấu hiệu tích cực hơn nữa. 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button