Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Thanh tra Chính phủ là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn? kiến thức mới năm 2023

Thanh tra Chính phủ là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Thanh tra Chính phủ là gì? Chức năng của Thanh tra Chính phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ?

Mỗi một bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ sẽ có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng thuộc lĩnh vực mà mình quản lý và sẽ chịu sự quản lý của Chính phủ. Đối với cơ quan ngang bộ là Thanh tra Chính phủ cũng vậy, cơ quan này cũng sẽ có những chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ riêng. Vậy Thanh tra Chính phủ là gì và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này như thế nào?

Căn cứ pháp luật:

– Nghị định 50/2018/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra chính phủ.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Thanh tra Chính phủ là gì?

Chính phủ do Quốc hội thành lập và có nhiệm kì là 6 năm, nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì thì Chính phủ vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới. Chính phủ bao gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng của Bộ, cơ quan ngang bộ và các thành viên khác. Thủ tướng Chính phủ bắt buộc phải là một trong các đại biểu Quốc hội, còn lại các thành viên khác của Chính phủ không bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội. Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ – người đứng đầu Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước và chỉ có Quốc hội mới có quyền hành thực hiện miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng trước khi hết nhiệm kì. Thủ tướng Chính phủ là người đề nghị Quốc hội phê chuẩn những việc như việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Sau khi Nghị quyết được Quốc Hội phê chuẩn, Chủ tịch nước tiến hành bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

Chính phủ là một cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Cơ cấu tổ chức của chính phủ hiện gồm có 18 Bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế. Có 04 cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ. Và có 08 cơ quan thuộc chính phủ gồm có: Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Như vậy, Thanh tra Chính phủ chính là một trong những cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Cơ quan ngang bộ chính là cơ quan của Chính phủ và người đứng đầu của cơ quan ngang bộ đó chính là thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc các ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Cơ quan ngang bộ bao gồm có vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Điều 1 Nghị định 50/2018/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra chính phủ quy định:

“Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”.

Xem thêm: Hỏi về vấn đề đã rút đơn tố cáo có được tố cáo lại không?

Như vậy, Thanh tra chính phủ chính là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.

2. Chức năng của Thanh tra Chính phủ:

Thanh tra Chính phủ có những chức năng sau:

– Quản lý nhà nước về những hoạt động công tác như thanh tra, tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, các tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Thanh tra chính là hoạt động xem xét, đánh giá và thực hiện các biện pháp kỉ luật của các tổ chức hoặc các cá nhân thuộc tổ chức.

– Thực hiện các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ:

Thanh tra Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

– Trình Chính phủ những dự án luật, những dự thảo nghị quyết của Quốc hội, những dự án pháp lệnh, những dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; những dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ trong việc thanh tra, tiếp công dân, giải quyết về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo chương trình và kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ mà đã được phê duyệt

– Trình Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt về Định hướng chương trình thanh tra hàng năm, về các dự thảo quyết định, chỉ thị, các văn bản khác về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân hay giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

– Ban hành các văn bản pháp luật như thông tư, quyết định, chỉ thị và những văn bản khác về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

Xem thêm: Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên

– Thực hiện, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật mà đã được phê duyệt về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

– Về thanh tra:

+ Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ;

+ Thanh tra về việc thực hiện chính sách, thực hiện pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Thanh tra những vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;

+ Kiểm tra về tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra

+ Đưa ra quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng lại phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật

+ Đề nghị các Bộ trưởng, yêu cầu các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý

Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ

+ Chủ trì xử lý việc chồng chéo trong phạm vi, đối tượng, nội dung và thời gian thanh tra giữa cơ quan Thanh tra các bộ và giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện về thanh tra, kết luận về thanh tra

+ Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng

+ Kiến nghị Bộ trưởng trong việc đình chỉ  thi hành hoặc bãi bỏ các quy định do bộ đó ban hành trái với quy định

+ Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bãi bỏ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định

+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung và ban hành quy định sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong công tác thanh tra;

+ Kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật về thanh tra.

– Về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Xem thêm: Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

+ Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại những trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

+ Xác minh nội dung tố cáo

+ Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng hay Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng lại có dấu hiệu vi phạm pháp luật

+ Giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc theo dõi, kiểm tra và đôn đốc những bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xây dựng nên hệ thống dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo.

– Về phòng, chống tham nhũng:

+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra về tham nhũng

Xem thêm: Hình thức hồ sơ mời thầu đối với Văn phòng Thanh tra Chính phủ

+ Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng về hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng;

+ Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền khác trong những việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng

– Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ về thanh tra, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được áp dụng những quyền hạn của Thanh tra Chính phủ

– Yêu cầu các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình, kết quả về hoạt động công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

– Tổng hợp, báo cáo kết quả về hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

– Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quốc gia về thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

– Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chương trình, những kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong lĩnh vực thanh tra và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

– Quyết định và tổ chức thực hiện những kế hoạch cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ.

– Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra; Thống nhất với các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra của bộ, cơ quan ngang bộ và Chánh Thanh tra tỉnh.

– Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; quản lý các cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ

– Quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với những tổ chức sự nghiệp trực thuộc

– Quản lý tài chính, tài sản được giao

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button