Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

RGB là gì? Sự khác biệt của RGB với CMYK kiến thức mới năm 2023

RGB là gì? Sự khác biệt của RGB với CMYK – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

RGB color được biết đến là một hệ màu được dân thiết kế đồ họa sử dụng vô cùng phổ biến. Với sự kết hợp tài tình của người thiết kế và bảng màu RGB có sẵn, rất nhiều hình ảnh được chuyển đổi mới khi in ra sẽ có màu sắc đẹp hơn rất nhiều. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về RGB là hệ màu gì? Đặc điểm, ưu điểm, ứng dụng, sự khác biệt của RGB với CMYK qua bài viết với chúng tôi nhé.

RGB là gì? Các dòng RGB nhiều người dùng

RGB là hệ màu gì?

RGB được biết đến là một hệ màu trong thiết kế đồ họa, nó tương ứng với 3 màu đó là: Red, Green, Blue. Sự kết hợp của ba dạng màu chính này với màu đỏ, màu xanh lá cây và màu xanh da trời sẽ cho ra được rất nhiều màu sắc đẹp mắt và rõ ràng.

Màu RGB thường được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hệ màu này. Các dòng RGB thường thấy:

RGB fusion: Đây là hệ màu plus của RGB. Với RGB Fusion 2.0, việc đồng bộ màu sắc trở nên dễ dàng hơn. Người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều chế độ ánh sáng khác nhau, các chu kỳ màu, chế độ đèn flash. Thêm vào đó, RGB cung cấp khả năng đồng bộ màu sắc chỉ với một cú click chuột, giúp bạn thiết lập hiệu ứng màu sắc cá tính của mình dễ dàng hơn.

RGB to hex: Đây là một hệ màu được sinh ra bởi hệ màu RGB. Hex là cách viết tắt của từ tiếng Anh Hexadecimal. Trong hệ màu Hex sẽ có 16 màu cơ bản, được dân hội họa và thiết kế chuyên nghiệp sử dụng vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên hệ màu Hex khá rắc rối, người dùng mới sẽ cảm thấy nó hơi khó hiểu bởi các mã màu đều được bắt đầu thể hiện bằng dấu thăng (#) sau đó là các số biểu tượng cho từng màu. Các ký hiệu sẽ biểu thị: hai ký tự đầu quy định màu đỏ, hai ký tự kế quy định màu xanh lá, hai ký tự cuối quy định màu xanh dương. Giá trị của các màu sẽ được quy từ con số 00 cho tới FF thay vì 00 – 255 như hệ màu cũ RGB.

Đặc điểm cơ bản thường thấy ở hệ màu RGB

Hệ màu RGB theo như mô tả thì được xây dựng từ rất sớm, khoảng những năm 1953. Đây là hệ màu tiêu chuẩn sử dụng cho các dòng tivi, màn hình chiếu cỡ lớn. Đây là hệ màu có tính phát xạ ánh sáng vô cùng tốt, có chế độ mô hình ánh sáng bổ sung. Hiểu một cách đơn giản nếu chúng ta kết hợp giữa Red (Đỏ), Green (Xanh lá) và Blue (Xanh dương) với tỷ lệ giống nhau thì gam màu nhận được sẽ là màu trắng.

Quá trình hoạt động, hệ màu RGB được triển khai kích thích thị giác của con người bằng các điểm sáng màu khác nhau. Nhờ có tính kích thích, con người sẽ cảm nhận được màu sắc hiển thị thông qua hình ảnh vô cùng tốt.

Các file thiết kế hiện nay đều được dân thiết kế xuất file ở dạng màu RGB để hình ảnh hiển thị đẹp mắt, chân thực hơn, hạn chế tối đa tình trạng sai lệch màu.

Chuyển đổi hệ màu RGB sang các hệ màu khác có đơn giản không?

Chuyển đổi giữa các hệ màu khá đơn giản

Thường thì các ấn phẩm truyền thông, hình ảnh hiển thị trên màn hình điện tử, các trang báo mạng sẽ sử dụng màu RGB. Nhưng không phải tất cả các sản phẩm đều sử dụng hệ màu này để thiết kế. Trong một số trường hợp thiết kế đồ họa, người ta cần phải sử dụng những hệ màu khác nữa. Nếu muốn chuyển đổi giữa RGB với các hệ màu khác thì chúng ta phải thực hiện theo cách nào?

Nếu bạn có cài đặt Adobe Photoshop thì làm theo các bước sau: Click mở ảnh bạn muốn chuyển hệ màu -> bấm vào Image -> Chọn Mode -> chọn sang hệ màu CMYK.

Nếu bạn có cài đặt Adobe Illustrator: Bấm vào thanh menu -> chọn File -> Chọn Document Color Mode -> chọn hệ màu CMYK.

Ưu điểm của hệ màu RGB

RGB được sử dụng vô cùng phổ biến trong thiết kế đồ họa bởi nó sở hữu rất nhiều ưu điểm dưới đây:

Màu sắc đa dạng & phong phú

Dải màu của RGB lên tới 255 màu cơ bản, người dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc phối hợp màu sắc. Vì thế các dạng hình ảnh thiết kế sẽ có màu đẹp hơn, ấn tượng hơn.

Màu sắc rực rỡ & rõ nét hơn

Các hình ảnh được sử dụng hệ màu RGB đều có màu sắc rực rỡ, rõ nét. Đặc biệt nếu hiển thị trên màn hình tivi, bảng led sẽ đem lại cảm giác màu sắc chân thực hơn.

Ứng dụng của hệ màu RGB trong thực tiễn cuộc sống

Hệ màu RGB tăng tính thẩm mỹ cho hình ảnh

Với sự đa dạng về màu sắc, hệ màu RGB được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Tiêu biểu có thể kể đến:
Sử dụng để thiết kế hình ảnh, video hiển thị trên các màn hình điện tử, những màn hình lớn có sự chiếu sáng phối hợp giữa ba nguồn ánh sáng là đỏ (Red), xanh lá (Green) và xanh dương (Blue)

Sự khác biệt của RGB với CMYK

CMYK và RGB cũng có khá nhiều khác biệt rõ rệt

Hiểu rõ về hệ màu RGB giúp cho người thiết kế có thể giảm thiểu xảy ra sai sót khi thao tác, tăng hiệu quả thẩm mỹ cho sản phẩm thiết kế. Tuy nhiên đối với những người mới, khi tiếp xúc với các hệ màu thường nhầm lẫn chúng với nhau. Sự khác biệt giữa CMYK và RGB nếu không phải dân thiết kế lâu năm có khi cũng không nhận ra được. Trước khi so sánh sự khác nhau giữa CMYK và RGB thì chúng ta cần phải nắm được rõ CMYK là hệ màu gì?

CMYK được mô tả là cụm từ viết tắt của 4 từ Cyan, Magenta, Yellow, Key (Black). Đây là hệ thống màu trừ và màu cộng của hệ màu RGB. Tính chất hoạt động của hệ màu này hoàn toàn trái ngược với RGB về nhiều hướng nhìn. Hệ màu CMYK hoạt động dựa trên sự hấp thụ ánh sáng, màu sắc của ảnh khi chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không được hấp thụ. Để thay đổi màu sắc của ảnh, thay vì tăng sáng thì ở hệ màu CMYK người ta sẽ tiến hành giảm sáng. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất khi ta kết hợp 3 màu Cyan, Magenta và Yellow khi kết hợp sẽ tạo ra một màu đen.

Màu CMYK sử dụng nhiều cho mục đích in ấn các thiết kế như poster, name card, catalogue, brochure, sách, tạp chí,… Giữa màu RGB và CMYK có một số khác biệt rõ rệt nhất ở bảng sau:

 

  RGB CMYK
Mục đích sử dụng Sử dụng trong việc thiết kế các sản phẩm đồ họa chiếu trên tivi, màn hình quảng cáo

Chủ yếu thiết kế Digital

Sử dụng trong việc thiết kế các sản phẩm poster, name card, catalogue, brochure, sách, tạp chí,…

Chủ yếu thiết kế in ấn

Màu sắc Màu RGB có gồm màu trắng Màu CMYK trong thiết kế sẽ không bao gồm màu trắng
Viết tắt RGB được viết tắt của 3 từ Red, Green, Blue CMYK là sự viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow, Key (Black)
Tính hướng sáng Hệ màu có tính phát xạ ánh sáng Hệ màu có tính thu xạ ánh sáng

Theo như bảng trên thì chúng ta thấy rằng trong các trường hợp cụ thể khác nhau thì sẽ linh hoạt sử dụng các bảng màu khác nhau. Trong trường hợp bạn đang thiết kế digital trên web thì nên chọn màu của RGB, ngược lại khi in ấn thì lựa chọn màu CMYK. Bởi nếu in ấn thì CMYK sẽ không bao gồm màu trắng vì nó tự giả định màu sản phẩm in ấn sẽ lên một trang giấy trắng rồi. Nghĩa là hệ màu tự động phân chia tỷ lệ, những chỗ nào còn thiếu thì nó auto tự động điền là màu trắng. Ngược lại, với các thiết kế trên Internet đã thiết lập sẵn, hệ màu RGB được gọi là pixels. Đây là sự kết hợp của 3 sắc sáng, đỏ, xanh lá cây, và xanh lam.

Các thông tin trên đã giải thích cụ thể cho bạn về hệ màu RGB, đặc điểm, tính ứng dụng của nó trong thiết kế đồ họa. Đây là một hệ màu vô cùng chi tiết, có mức độ phổ biến cao. Là dân thiết kế thì bạn nên học hỏi và thành thục trong sử dụng hệ màu này nhé.


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button