Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh ứng dụng trong nhiếp ảnh kiến thức mới năm 2023

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh ứng dụng trong nhiếp ảnh – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Trong nhiếp ảnh thì không có quy tắc bất di bất dịch nào nhưng có một số quy tắc bạn có thể áp dụng  để cải thiện bố cục của bức ảnh.

Trong bài viết thuộc chuyên mục kiến thức hôm nay hãy cùng mayanhxachtaynhat.com tìm hiểu quy tắc bố cục tranh phong cảnh ứng dụng trong nhiếp ảnh nhé!

Quy tắc ⅓

Quy tắc ⅓

Đây là một quy tắc khá đơn giản bạn chỉ cần chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với hai đường kẻ dọc và hai đường kẻ ngang (như hình trên). Có nhiều loại máy ảnh đã có chế độ hiển thị lưới này trong phần Live View rồi chỉ cần bạn kích hoạt nó là được.

Đối với quy tắc này thì chúng ta hãy đặt các yếu tố quan trọng của cảnh vật dọc theo một hay nhiều đường kẻ hay điểm mà mà các đường kẻ giao nhau, Sử dụng quy tắc này thì sẽ giúp cho bức ảnh trông cuốn hút hơn.

Bức ảnh Quảng trường Old Town tại Prague
Bức ảnh Quảng trường Old Town tại Prague

Quan sát bức ảnh trên (bức ảnh Quảng trường Old Town tại Prague) bạn có thể thấy đường chân trời nằm trên đường kẻ ⅓ ở đường kẻ ngang phía trên của bức ảnh. Còn hầu hết các tòa nhà nằm ở ⅓ chính giữa và quảng trường chính chiếm ⅓ phía dưới của bức ảnh. Còn hai ngọn tháp của nhà thờ được đặt ở gần đường ngang bên phải của bức ảnh.

Bố cục trung tâm và đối xứng

Bức ảnh chụp cầu Ha’penny ở thành phố Dublin
Bức ảnh chụp cầu Ha’penny ở thành phố Dublin

Đối với bức ảnh bên (Bức ảnh chụp cầu Ha’penny ở thành phố Dublin) trên đây bạn có thể nhận thấy chủ đề chính ở trung tâm của bức ảnh thực sự mang lại hiệu quả cao. Nhiếp ảnh ra đã rất thông minh khi lựa chọn bố cục trung tâm cho cảnh vật đối xứng vì nhìn trông rất phù hợp. Thực sự mà nói cầu Ha’penny ở thành phố Dublin thêm phần tráng lệ, hoàn hảo khi sử dụng bố cục này. Bố cục trung tâm có thể lựa chọn các kiến trúc, những con đường,…để làm đối tượng áp dụng.

Bố cục trung tâm và đối xứng
Bố cục trung tâm và đối xứng

Đối với những cảnh vật có hình ảnh phản chiếu cũng là cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng để áp dụng vào tác phẩm của mình. Bức ảnh trên nhiếp ảnh gia sử dụng kết hợp bố cục ⅓ và bố cục đối xứng để tạo nên bức ảnh. Hình ảnh cái cây bên phải của bức ảnh ngả bóng xuống mặt hồ tạo nên sự đối xứng hoàn hảo. Ta có thể thấy nhiếp ảnh gia có thể kết hợp nhiều quy tắc bố cục vào cùng một bức ảnh.

Đường dẫn hướng

Bức ảnh chụp tháp Eiffel
Bức ảnh chụp tháp Eiffel

Những đường dẫn sẽ giúp cho bức ảnh trở nên thu hút hơn vì đã dẫn dắt người xem tập trung vào điểm quan trọng của bức ảnh. Đối với quy tắc này bạn có thể sử dụng đường thẳng dẫn là những con đường, bức tường,… Như bức ảnh chụp tháp Eiffel trên nhiếp ảnh gia đã khéo léo sử dụng các hoa văn để làm đường dẫn hướng. Các đường thẳng họa tiết trên mặt đất đã dẫn dắt người xem đến hình tháp Eiffel ở phía xa. Cùng với sự đối xứng của môi trường xung quanh đã khiến tiêu điểm này trở nên nổi bật.

Đường dẫn hướng
Đường dẫn hướng

Ở một ví dụ khác ta có thể thấy rằng đường dẫn hướng không nhất thiết phải là đường thẳng như hình trên. Ở bức ảnh này đường dẫn là con đường cong cong cũng rất thú vị, cuốn hút không kém đúng không nào. Ta thấy nhiếp ảnh gia đã rất thành công khi lựa chọn con đường làm đường dẫn hướng mắt của người xem từ bên phải khung hình trước khi rẽ sang trái. Bên cạnh đó nhiếp ảnh gia còn khéo léo kết hợp bố cục ⅓ vào bức ảnh này.

Đường chéo và tam giác

Bức ảnh cây cầu Samuel Beckett tại Dublin
Bức ảnh cây cầu Samuel Beckett tại Dublin

Có nhiều người cho rằng hình tam giác và đường chéo có thể giúp tạo sự căng thẳng đánh lừa thị giác khiến bức ảnh tăng thêm phần kịch tính. Như bức ảnh trên (Bức ảnh cây cầu Samuel Beckett tại Dublin) tác giả đã khéo léo kết hợp nhiều hình tam giác và đường chéo vào cảnh. Đặc biệt hơn ta có thể thấy chính cây cầu Samuel Beckett đã là một hình tam giác (khi nhìn từ bên mặt trông cây cầu giống như một cây đàn hạc Celtic vậy đó). Không những thế còn có một số hình tam giác “ẩn” trong cảnh vật. Phía bên phải của khung các đường dẫn hướng kết hợp với những hình tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Nhiếp ảnh gia đã kết hợp cả hai kỹ thuật đường dẫn và đường chéo để tạo nên hình ảnh hoàn mỹ này.

Bức ảnh của khách sạn Hotel de Ville ở Paris
Bức ảnh của khách sạn Hotel de Ville ở Paris

Đối với bức ảnh của khách sạn Hotel de Ville ở Paris thì các hình tam giác và đường chéo tạo nên cảm giác khỏe khoắn, năng động mà vô cùng độc đáo bởi vì chúng ta khó bắt gặp thấy tòa nhà nghiêng như vậy trong cuộc sống hằng ngày. Điều này làm ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng của chúng ta từ đó tạo nên sự căng thẳng thị giác người xem.

Như vậy trong bài viết này Mayanhxachtaynhat.com đã phân tích các quy tắc bố cục tranh phong cảnh ứng dụng trong nhiếp ảnh. Bạn có thể ứng dụng những quy tắc này để tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp nhé. 

Hiện nay chúng tôi chuyên kinh doanh các mặt hàng máy ảnh cũ và thu mua máy ảnh đã qua sử dụng, ống kính cũ, máy chụp ảnh cũ,… Nếu bạn có gì thắc mắc hoặc có nhu cầu mua máy ảnh cũ thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Máy ảnh Hoàng Tô – Máy ảnh xách tay Nhật


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button