Nhạc phim & Những định nghĩa khái quát kiến thức mới năm 2023
Nhạc phim & Những định nghĩa khái quát – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023
Khi xem phim bạn có để ý và nghe nhạc phim không?
Đối với bạn, nhạc phim là gì?
Bài viết này nhằm để hiểu rõ hơn các định nghĩa của nhạc phim để cho các bạn có thể phân biệt được rõ ràng hơn. Qua kinh nghiệm của Bách cho thấy mặc dù chưa nhiều, hiện tại ở Việt Nam, định nghĩa nhạc phim vẫn còn rất lu mờ và khó hiểu đối với nhiều người, và đối với một số khán thính giả và các nhà báo thì định nghĩa nhạc phim chỉ là những bài hát trong phim. Điều này có thể thấy được qua trên internet, hoặc kinh nghiệm của mình chẳng hạn, rất nhiều bạn khoe rằng mình viết nhạc cho phim này, và sau đó các bạn ấy hỏi rằng mình viết bài hát nào trong phim đó :))
Vậy định nghĩa nhạc phim thế nào cho đúng?
Đối với tiếng Việt thì từ “nhạc phim” vẫn còn rất chung nên dễ hiểu tại sao nhiều người chưa phân biệt được. Trong tiếng Anh có thuật ngữ ” original soundtrack” (viết tắt OST) cũng giống như “nhạc phim” trong tiếng Việt, định nghĩa của nó rất rộng nhưng cái chung nhất có thể nói đó là nhạc được thu âm và dùng trong phim, ngoài ra người ta cũng gọi Soundtrack là một thể loại (genre). Để rõ ràng hơn, Soundtrack được chia ra làm 5 loại:
- Phim nhạc kịch (musical film): chú trọng tới bài hát nhiều hơn. Khi họ phát hành album nhạc sẽ bao gồm chung các bài hát và nhạc nền. Vd: La La Land, Beauty and The Beast…
- Nhạc nền trong phim (filmscore): chạy xuyên suốt trong phim, một trong những yếu tố mà bất cứ phim nào cũng phải có. Vd: Star Wars, Lord of the Rings…
- Các bài hát trong phim (songs album): sử dụng trong một số phân cảnh nhất định của phim, tập hợp thành một album riêng biệt.
- Nhạc game (video game soundtrack).
- Các bài nhạc trong phim cùng với lời thoại.
Vì vấn đề ở đây thuộc nhạc phim nên mình sẽ tập trung vào Filmscore, các bài hát trong phim cùng với một chút phim nhạc kịch. Thông thường đối với một phim có nhạc nền và các bài hát trong phim, họ sẽ chia ra và phát hành thành 2 album riêng biệt: 1 là album cho các bài hát và 1 là album cho nhạc nền trong phim.
Một ví dụ cho việc chia ra làm 2 album nhạc phim.
Mặc khác nếu đó là một phim musical thì họ có thể gộp chung cả 2 lại thành một album tập trung vào các bài hát hơn. Riêng với một số phim musical, việc chia album vẫn có thể sử dụng.
Khi đó trong album về các bài hát sẽ được ghi là “Original Motion Picture Soundtrack” hoặc “Music From and Inspired By” cùng với list các bài hát, ca sĩ và nhạc sĩ. Đối với các album nhạc nền thông thường sẽ được ghi là “Oirignal Motion Picture Scrore” cùng với tên nhà soạn nhạc “Music by” viết cho phim đó.
Vậy thì khi nói về nhạc phim hay original soundtrack tại Việt Nam cũng tương tự, có thể nói và chia ra làm 2 loại như trên để phân biệt rõ ràng hơn, ví dụ như tôi viết nhạc nền cho phim này, hoặc các bài hát trong phim này rất hay. Nếu chỉ nói chung “nhạc phim” thì sẽ rất nhiều người hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Có bạn hỏi mình credit trong phim sẽ được ghi như thế nào?
Theo tiêu chuẩn của thế giới, người nhạc sĩ viết nhạc nền cho phim sẽ được giới thiệu ngay lập tức vào lần giới thiệu đầu phim (Main titles) bằng dòng “Music by”, tại Việt Nam thì sẽ là “Âm nhạc”, ngoài ra có thể có thêm Nhà sản xuất âm nhạc (Music Producer). Đến credit cuối phim thì đây là chỗ tất cả các bài hát trong phim được đặt vào cùng với tên của ca sĩ và nhạc sĩ. Cũng ở đây người nhạc sĩ viết nhạc nền sẽ được giới thiệu lại một lần nữa.
Về định nghĩa và mục đích rõ ràng hơn cho filmscore và các bài hát trong phim thì mình sẽ để dành cho một bài khác sau đó, nhưng có thể nói giữa 2 loại này thì sự xuất hiện của nhạc nền trong phim là điều luôn phải có xuyên suốt trong phim, còn các bài hát thì có thể tuỳ phân cảnh được sử dụng cùng mục đích tạo thêm cảm xúc như filmscore hoặc chỉ là background music. Nhưng đối với phim musical thì bài hát chính là nhân tố quan trọng nhất đi song song với nhạc nền.
Qua bài này, Bách mong rằng các bạn có thể hiểu khái quát hơn về nhạc phim cùng với các định nghĩa của nó để chúng ta có thể dùng nghĩa và phân biệt chính xác hơn khi nói chuyện, thảo luận hoặc chia sẻ kinh nghiệm vì nhạc nền cũng được gọi là nhạc phim, dù tất cả quan trọng đều là âm nhạc nhưng điều này cũng sẽ giúp cho các bạn tôn trọng về cách gọi và để ý hơn về những người nhạc sĩ viết nhạc nền cho phim.
Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan