Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Nguyên nhân và cách xử lý khi điều hoà báo đèn đỏ kiến thức mới năm 2023

Nguyên nhân và cách xử lý khi điều hoà báo đèn đỏ – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Tình trạng điều hoà báo đèn đỏ không phải là quá hiếm gặp trong quá trình người dùng sử dụng điều hoà. Điều này gây ra không ít bất tiện cho người dùng trong quá trình sử dụng. Vậy nguyên nhân vì sao lại xảy ra tình trạng điều hoà báo đèn đỏ? Và làm thế nào để khắc phục hiện tượng này? Hãy cùng Điện Lạnh Bách Khoa tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hoà báo đèn đỏ

Trên thực tế, tuỳ thuộc vào model và thương hiệu điều hoà bạn sử dụng mà màu báo hiệu sẽ khác nhau đối với những lỗi khác nhau. Nhưng nhìn chung thì đèn báo hiệu màu đỏ vẫn là phổ biến hơn cả.

Tham khảo: sửa điều hòa giá rẻ tại Hà Nội

Tham khảo: lắp đặt điều hòa tại Hà Nội

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hoà báo đèn đỏ (Ảnh: Internet)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hoà báo đèn đỏ (Ảnh: Internet)

Rất nhiều người dùng lầm tưởng rằng cứ khi nào điều hoà báo đèn đỏ là lúc đó điều hoà đang bị hết gas, hay lượng gas đang dần cạn kiệt. Thế nhưng sự thật là việc điều hoà báo đèn đỏ chỉ để cho người dùng biết nó đang gặp sự cố và chưa biết chính xác đó là lỗi ở bộ phận, linh kiện nào. 

Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến khiến điều hoà báo đèn đỏ như:

– Quạt dàn lạnh của điều hoà đã bị hỏng

– Điều hòa đang bị thiếu gas

– Máy nén, hay chính là block của điều hoà bị hỏng

– Do điều hoà đã lâu chưa được vệ sinh định kỳ

2. Một số trường hợp điều hoà báo đèn đỏ phổ biến

Có 3 trường hợp điều hoà thường sẽ báo đèn đỏ, cụ thể là: Khi vừa mở nguồn điều hoà đã hiển thị đèn đỏ, Điều hoà chạy được khoảng 5 -10 phút rồi nháy đèn đỏ và Điều hòa đang hoạt động tự nhiên tự ngừng và báo đèn đỏ. 

Một số trường hợp điều hoà báo đèn đỏ phổ biến (Ảnh: Internet)

Một số trường hợp điều hoà báo đèn đỏ phổ biến (Ảnh: Internet)

2.1 Khi vừa mở nguồn điều hoà đã hiển thị đèn đỏ

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do điều hoà đang gặp sự cố với cảm ứng nhiệt độ. Để khắc phục, cần tiến hành mở vỏ nhựa của dàn lạnh điều hoà và kiểm tra xem cảm ứng nhiệt có bị trục trặc, đứt đoạn ở đâu không. 

Nếu phát hiện thấy chuột đã cắn đứt dây cảm biến thì chỉ cần nối lại rồi cho điều hoà chạy thử. Còn khi kiểm tra thấy dây cảm ứng vẫn còn nguyên vẹn thì rất có thể bạn sẽ cần thay cảm ứng mới cho điều hoà. Vì lỗi này đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao nên để tốt nhất thì bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của thợ sửa chữa điều hòa chuyên nghiệp.

2.2 Điều hoà chạy được khoảng 5 -10 phút rồi nháy đèn đỏ

Nếu điều hòa chạy nhưng không mát, và chạy khoảng 5 – 10 phút thì báo đèn đỏ thì nguyên nhân chủ yếu là do bị thiếu gas. Muốn khắc phục, trước tiên phải kiểm tra lại hiện trạng gas của điều hoà còn đủ hay không và cung cấp gas cho điều hoà kịp thời.

Đối với trường hợp điều hoà không có gió lạnh thổi ra, cần xem xét cả tình trạng gas và block có đang hoạt động ổn định không. Nếu phát hiện thấy cục nóng không chạy, hãy liên hệ ngay đến Điện Lạnh Bách Khoa thông qua hotline 0896 877 911 để được hỗ trợ xử lý triệt để các lỗi điều hoà báo đèn đỏ. 

2.3 Điều hòa đang hoạt động tự nhiên tự ngừng và báo đèn đỏ

Khi bạn bật điều hoà lên nhưng không thấy có gió thổi ra, hoặc điều hoà chạy một lúc rồi báo đèn đỏ thì có thể nguyên nhân là quạt không hoạt động. Lúc này, bạn cần kiểm tra xem cánh quạt có còn trơn không, cuộn dây, tụ kích của quạt có ổn định không, hay bị hỏng hóc ở đâu không? 

Khi phát hiện thấy có linh kiện bị hư hại, phải thay thế linh kiện mới rồi cho điều hoà chạy thử là được. Trường hợp toàn bộ các chi tiết đều không mắc lỗi gì mà quạt vẫn không chạy thì nguyên nhân thường là do mạch không cấp điện cho quạt của điều hoà, trong tình huống này bạn cần liên hệ thợ kỹ thuật sửa chữa bo mạch cho điều hoà.

3. Cách xử lý khi điều hoà báo đèn đỏ

Bất cứ lúc nào điều hoà báo đèn đỏ, bạn nên tắt điều hoà và tiến hành kiểm tra lỗi của thiết bị này. Chỉ khi nào xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hoà báo đèn đỏ thì việc khắc phục, xử lý mới có thể diễn ra nhanh chóng và triệt để được. 

Với những nguyên nhân như do điều hoà lâu không được vệ sinh khiến bụi bẩn bám vào gây gián đoạn hoạt động của điều hoà, người dùng có thể chủ động tháo tấm lọc ra để lau chùi, vệ sinh cho sạch sẽ. Còn trường hợp những linh kiện phức tạp như quạt, board mạch, block,… bị hỏng, bạn nên gọi đến đơn vị sửa chữa uy tín để khắc phục một cách chuyên nghiệp, hiệu quả nhất!

Tham khảo: thi công lắp đặt kho lạnh

Tham khảo: lắp đặt kho lạnh công nghiệp

Như vậy, Điện Lạnh Bách Khoa đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan tới nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hoà báo đèn đỏ, một số trường hợp điều hoà báo đèn đỏ phổ biến và cách xử lý khi điều hoà báo đèn đỏ. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hiện tượng điều hoà báo đèn đỏ và lựa chọn được địa chỉ sửa chữa điều hoà uy tín nhất!

Điện Lạnh Bách Khoa được biết đến là đơn vị chuyên lắp đặt, sửa chữa điều hoà uy tín. Chúng tôi cam kết với mọi khách hàng:

– Đội ngũ kỹ thuật viên của Điện Lạnh Bách Khoa giàu kinh nghiệm, thi công lắp đặt, sửa chữa điều hoà báo đèn đỏ cũng như các lỗi khác một cách chuyên nghiệp, tận tâm.

– Giá thành dịch vụ sửa chữa điều hoà phải chăng.

– Điện Lạnh Bách Khoa phục vụ khách hàng 24/7.

Điện Lạnh Bách Khoa là đơn vị sửa chữa điều hoà uy tín (Ảnh: Internet)Điện Lạnh Bách Khoa là đơn vị sửa chữa điều hoà uy tín (Ảnh: Internet)

– Bảo hành dài hạn khi khách hàng sử dụng các dịch vụ của Điện Lạnh Bách Khoa.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được tư vấn viên của Điện Lạnh Bách Khoa hỗ trợ giải đáp mọi băn khoăn. Ngoài ra đừng quên thường xuyên cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa bằng cách theo dõi website suadieuhoa.info.vn của chúng tôi!

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button