Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Nguyên lý hoạt đông của máy điều hòa, máy lạnh

Để tìm hiểu nguyên lý hoạt động của điều hòa bạn cần phải nắm rõ cấu tạo và chức năng hoạt động của máy điều hòa. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn biết được nguyên lý hoạt đông của máy điều hòa và cũng từ đó chúng ta có thể tìm hiểu được nguyên nhân hư hỏng để có phương án sửa chữa điều hòa hợp lý.

Cơ cấu và nguyên lý hoạt động của máy điều hòa

Cấu tạo, nguyên lý hoạt đông của máy điều hòa để cho các bạn trong quá trình sử dụng. Giúp các bạn dễ dàng phát hiện ra những vấn đề bất thường để khắc phục hay gọi các trung tâm sửa chữa máy lạnh kịp thời.

nguyen ly hoat dong cua may dieu hoa
nguyen ly hoat dong cua may dieu hoa

Các bộ phận chính của máy điều hòa

Dàn nóng điều hòa

Dàn nóng hoạt động trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục.

Bộ phận tiêu tốn điện năng nhất của dàn nóng là máy nén và quạt. Nguyên lý hoạt động của điều hòa của dàn nóng là lượng điện tiêu thụ ở đây lên tới 95%, còn lại là dàn lạnh chỉ tiêu thụ hết có 5% lượng điện năng trong tổng số mà thôi.

Đó là lý do vì sao luôn luôn cần vệ sinh quạt thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, dị vật… để tránh làm tăng công suất máy do phải hoạt động quá nhiều.

Ống dẫn ga là bộ phận nối giữa dàn nóng và dàn lạnh, ngoài ra còn kèm theo 1 ống dịch lỏng nhỏ hơn ống dẫn gas này. Khi lắp đặt, cần thực hiện kẹp các đầu ống dẫn khí vào nhau sẽ tăng công suất cho máy. Nối giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển.

Dây điện động lực tiếp điện nguồn và nối với dàn lạnh. Tùy vào số dây mà nguồn điện sử dụng là điện 1 pha hay 3 pha.

Dàn nóng thường được đặt bên ngoài phòng chỗ râm không bị ánh nắng chiếu thẳng vào.

Dàn lạnh điều hòa

Cũng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm nhưng dùng quạt ly tâm hay quạt lồng sóc. Có 1 số các loại dàn lạnh khác nhau phù hợp với kiến trúc và kết cấu phòng ốc cụ thể như sau:

Dàn lạnh treo tường: Là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay do dễ dàng lắp đặt với các không gian nhà dân thông dụng. Cửa nhỏ phía dưới sẽ thổi không khí ra, cửa hút phía trên sẽ hút không khí vào.

Dàn lạnh dấu trần: Loại này cũng khá thông dụng, thường áp dụng cho không gian rộng, có trần giả như các văn phòng làm việc. Để sử dụng loại dàn lạnh này thì cần có thêm các ống cấp, hồi gió, các miệng thổi, miệng hút.

Dàn lạnh áp trần: Loại dàn lạnh này thích hợp cho không gian rộng và thấp. Gió thổi ra sát trần và hút về dưới dàn lạnh.

Dàn lạnh đặt sàn: Với không gian hẹp nhưng trần cao thì có thể sử dụng loại điều hòa này với cửa gió được đặt phía trên, cửa hút ở bên hông.

Dàn lạnh cassete: Dàn lạnh cassete khi thi công thì sẽ khoét trần và được lắp đặt áp sát với trần và chỉ lộ bề mặt trước của máy. Loại này sẽ thích hợp dành cho các không gian lớn và cao như trung tâm thương mại, đại sảnh, hội trường…

nguyen ly hoat dong cua may dieu hoa
nguyen ly hoat dong cua may dieu hoa

Cấu tạo của điều hòa, máy lạnh

Cấu tạo của một chiếc điều hòa, máy lạnh thường gồm những bộ phận sau đây:

Dàn lạnh máy lạnh: Có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để môi chất lạnh mang ra bên ngoài. Dàn lạnh điều hòa có các ống đồng chạy song song và được bọc bởi dàn lá nhôm tản nhiệt.

Dàn nóng điều hòa: Làm nhiệm vụ xả nhiệt ra ngoài môi trường khi môi chất lạnh đã hấp thụ nhiệt tại dàn lạnh và di chuyển đến dàn nóng. Cấu tạo của dàn nóng máy lạnh tương tự như dàn lạnh.

Lốc điều hòa: Còn được gọi là máy nén điều hòa, có tác dụng hút chân không ở dàn lạnh, nén gas sang dạng lỏng ở dàn nóng nhằm giúp quá trình xả nhiệt hiệu quả nhất.

Quạt dàn lạnh: Tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh để việc hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nếu quạt dàn lạnh chay yếu hoặc không chạy, điều hòa sẽ không thể làm mát toàn bộ phòng.

Quạt dàn nóng: Thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp việc xả nhiệt ra môi trường bên ngoài hiệu quả nhất.

Van tiết lưu: Là bộ phận hạ áp gas sau khi gas qua dàn nóng để tản nhiệt. Gas đi qua van tiết lưu sẽ được chuyển sang dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Ống dẫn gas: Có nhiệm vụ dẫn ga từ dàn lạnh đến dàn nóng. Ống dẫn gas thường được làm bằng đồng, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị oxi hóa.

Bảng điều khiển: Được lắp trên cục lạnh, là bộ phận điều hành và kiểm soát toàn bộ hoạt động của điều hòa.

Tụ điện: Có tác dụng giúp đông cơ điện của máy nén khởi động.

Ngoài những bộ phận chính trên, cấu tạo của điều hòa, máy lạnh còn có nhiều bộ phận khác như cảm biến nhiệt dàn lạnh, khung vỏ, máng nước, bộ phận an toàn,…

Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa

Gas được nạp sau khi qua van tiết lưu sẽ có áp suất và nhiệt độ thấp. Môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt độ môi trường xung quanh.

Quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh không khí.

Môi chất sau khi hấp thụ nhiệt trong phòng sẽ được đưa tới máy nén để nén gas tới áp suất cao hơn. Môi chất tiếp tục đưa qua dàn nóng, tại đây môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn gọi là gas ấm, tiếp tục đến van tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt.

nguyen ly hoat dong cua may dieu hoa
nguyen ly hoat dong cua may dieu hoa

Chu trình này diễn ra liên tục cho đến khi đạt nhiệt độ trong phòng như yêu cầu. Bo mạch ngắt điện khối ngoài phòng ngừng hoạt động. Nhiệt độ phòng tăng lên cảm biến báo về bo mạch cấp điện block hoạt động tiếp tục. Nguyên lý hoạt động của điều hòa cứ tiếp tục như vậy.

Người thợ sửa chữa điều hòa phải nắm rõ được nguyên lý hoạt đông của máy điều hòa và biết cách sử dụng thiết bị để đảm bảo dùng đúng và nhận biết lỗi dễ dàng hơn.

Bước 1: Sau khi qua van tiết lưu, gas (môi chất làm lạnh) sẽ có áp suất thấp, nhiệt độ thấp.

Bước 2: Môi chất lạnh đi qua dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh. Quạt gió trong cục lạnh hút không khí trong phòng, đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng.

Bước 3: Môi chất mang nhiệt sẽ được đưa đến máy nén. Tại đây, gas sẽ được nén tới áp suất cao hơn.

Bước 4: Gas có nhiệt nhiệt độ cao, áp suất cao được đưa qua dàn nóng để làm mát nhờ quạt và dàn lá nhôm tản nhiệt. Khi đi qua dàn nóng, môi chất sẽ có nhiệt độ thấp hơn.

Bước 5: Gas tiếp tục được đưa đến van tiết tiết lưu để giảm áp suất, giảm nhiệt và bắt đầu một chu trình mới.

Từ khóa:

  • Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa 2 chiều
  • Sơ đồ nguyên lý điều hòa
  • Sơ đồ nguyên lý máy lạnh
  • Sơ đồ nguyên lý máy lạnh nén hơi
  • Các bộ phận của điều hòa
  • Sơ đồ nguyên lý máy lạnh 2 cục
  • Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí
  • Cấu tạo máy lạnh inverter

Nội dung liên quan:

Back to top button