Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Mẹo chọn mua tủ lạnh cũ không bị lầm kiến thức mới năm 2023

Mẹo chọn mua tủ lạnh cũ không bị lầm – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Túi tiền eo hẹp nên gia đình muốn sắm sửa đồ dùng trong gia đình cũng có phần căn nhắc. Và đối với một số thiết bị đắt tiền như tủ lạnh việc bỏ tiền ra để có được nó cũng là một vấn đề nan giản. Vì thế nhiều người nghĩ ngay đến việc mua tủ lạnh cũ để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng khi lựa chọn cũng phải xem xét kỹ lưỡng để tránh mua phải tủ lạnh hay hư hỏng tốn tiền sửa chữa. Với bài viết sau đây chuyên gia sửa tủ lạnh tại nhà sẽ mách nhỏ kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh cũ không bị lầm.

“Xét duyệt” kỹ càng bên trong tủ lạnh

Lớp vỏ bên trong tủ phải còn sáng bóng, không có vết nứt. Các kệ và ngăn kéo phải còn hoạt động tốt, chịu lực tối thiểu 50kg/ ngăn (mẹo: dùng tay ấn nhẹ nếu nó hoàn toàn cứng cáp thì an toàn còn nếu là chất liệu nhựa dẻo sẽ có một độ đàn hồi nhất định, nếu nó đàn hồi và xuất hiện thêm các vết nứt thì bạn không nên chọn nó). Đối với các kệ, nên kiểm tra xem có vết nứt hay không, các ngăn kéo còn khớp và linh hoạt không. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thử xem điều kiện hoạt động của cụm điều chỉnh nhiệt độ, nếu điều chỉnh nhiệt độ bị lờn hoặc không cảm thấy chắc tay bạn không nên lựa chọn nó.

Kiểm tra bóng đèn phát sáng bên trong tủ

Nếu bạn mở cửa tủ mà bóng đèn không sáng, có thể là do kẹt công tắc hoặc nếu công tắc vẫn ổn thì bóng đèn đã cháy. Bạn cũng đừng quên kiểm tra khi đóng cửa tủ, bằng cách đặt một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh hẹn giờ (không bật flash) vào và chụp lại hiện trạng khi đóng tủ.

Kiểm tra lưới tản nhiệt (phía sau tủ)

Lưới tản nhiệt tích nhiều bụi sẽ làm cho tủ lạnh tiêu hao nhiều điện để làm lạnh hơn, dẫn đến hoá đơn tiền điện càng cao (hoặc tủ hoạt động nhưng hiệu quả làm lạnh kém). Vì vậy, nên chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ. Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên làm vệ sinh cho lưới tản nhiệt này.

Cân nhắc về tuổi thọ

Các nhà kỹ thuật cho biết nếu tủ lạnh hơn 10 tuổi sẽ không còn cho hiệu quả năng lượng tốt nữa, vì vậy bạn cần nắm được tuổi thọ chiếc tủ định mua, cân nhắc về tài chính, liệu tiết kiệm khoản mua lại tủ quá cũ nhưng tiêu tốn quá nhiều tiền điện có phải là lựa chọn thông minh hay không.

Kiểm tra dây dẫn

Nhiều gia đình thường đặt tủ lạnh trong góc bếp, một thời gian sử dụng bị chuột cắn, cũ, hao mòn dẫn đến dây dẫn bị gãy, đứt mà ít hay biết. Vì vậy, khi mua bạn nên kiểm tra kỹ dây dẫn.

Kiểm tra cánh tủ có đóng kín hay không?

Khi bạn thử đóng cửa tủ lạnh lại, nhưng chúng không khít hoặc thậm chí không thể đóng cửa một cách tự nhiên và dễ dàng, thì bạn không nên chọn tủ lạnh ấy. Khi cánh cửa tủ lạnh bị hở, hơi lạnh thoát ra ngoài khiến cho thực phẩm dự trữ bị hư hỏng vì thiếu hơi lạnh bảo quản. Đó là chưa kể đến trường hợp hóa đơn tiền điện tăng cao và bạn phải đối diện với một số lỗi khác phát sinh trên tủ lạnh. Để kiểm tra lực hút của miếng đệm bít viền quanh tủ lạnh, bạn dùng một tờ giấy kẹp giữa và đóng cửa tủ lạnh lại sau đó cố gắng kéo tờ giấy đó ra. Nếu cảm thấy nó lỏng lẻo dễ ra, thì đó là dấu hiệu miếng đệm bị hỏng.

Chọn tủ lạnh đúng kích thước

Có thể nói, một chiếc tủ lạnh cho dù đẹp đến đâu cũng sẽ vô dụng nếu nó không vừa với căn bếp của bạn. Bạn cần phải đo đạc chỗ trống để kê tủ, đảm bảo khoảng cách xung quanh tủ tối thiểu là 10cm, có đủ chỗ để mở cửa tủ và lấy đồ. Các con số này sẽ là căn cứ khi bạn đi chọn mua tủ lạnh phù hợp cho không gian bếp của gia đình mình.

Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ

Khi mua tủ lạnh cũ bạn hãy kiểm tra chảo đựng nước thải sau lưới tản nhiệt thường nằm phía dưới tủ, cũng như các cuộn dây nằm phía sau lưng tủ. Nếu chảo đựng nước bị nhỏ giọt có thể gây mùi khó chịu, trong khi cuộn dây bị đóng bẩn sẽ làm tủ không lạnh nữa.

Kiểm tra vỏ ngoài

Bạn đừng quên kiểm tra lớp vỏ ngoài có bị bóp méo hay biến dạng không. Tuyệt đối tránh chọn tủ mà lớp vỏ ngoài đã xuất hiện vết nứt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng viết thử điện dò chạm vào bề mặt vỏ ngoài tủ, nếu có dấu hiệu bị rò điện thì đây không phải là một sự gợi ý tuyệt vời về chiếc tủ lạnh mà bạn nên chọn.

 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button