Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Mẫu bài tập kế toán quá trình mua hàng bài 1 kiến thức mới năm 2023

Mẫu bài tập kế toán quá trình mua hàng bài 1 – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Hạch toán quá trình mua hàng là 1 trong những nghiệp vụ kế toán viên cần biết. Vậy bạn đã hiểu phương pháp, các loại tài khoản cũng như kết cấu cho nghiệp vụ kế toán này chưa. Trong bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp này, đồng thời biết cách vận dụng chính xác thông qua mẫu bài tập kế toán quá trình mua hàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Phương pháp hạch toán quá trình mua hàng

Để làm được bài tập kế toán quá trình mua hàng, trước hết bạn cần biết và hiểu về các tài khoản sử dụng khi hạch toán. 

1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 152: Vật liệu

– Công dụng: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế trong các doanh nghiệp, chi tiết từng loại, từng nhóm, từng thứ vật tư, hàng hóa theo từng đơn vị bán.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ.

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ.

+ Số dư Nợ: phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho trong kỳ.

Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ

Công dụng: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại công cụ dụng cụ theo giá thực tế trong các doanh nghiệp, chi tiết từng loại công cụ dụng cụ.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế công cụ dụng cụ nhập kho trong kỳ.

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ.

+ Số dư Nợ: phản ánh giá trị thực tế công cụ dụng cụ tồn kho trong kỳ.

Tài khoản 156: Hàng hóa

Công dụng: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng hóa theo giá thực tế trong các doanh nghiệp, chi tiết từng loại, từng nhóm, từng kho, từng quầy hàng theo từng thứ tự hàng hóa.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế hàng hóa nhập kho trong kỳ.

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế hàng hóa xuất kho trong kỳ.

Tài khoản 151: Hàng đang đi đường

Công dụng: dùng để phản ánh tất cả các loại vật tư, hàng hóa mà đơn vị đã mua hoặc đã chấp nhận mua (thuộc quyền sở hữu của đơn vị), cuối kỳ vẫn chưa kiểm nhận nhập kho.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế hàng mua đang đi đường tăng trong kỳ

+ Bên Có: phản ánh giá trị thực tế hàng mua đang đi đường giảm trong kỳ

+ Số dư Nợ: phản ánh giá trị thực tế hàng mua đang đi đường còn lại cuối kỳ

Tài khoản 331: Phải trả người bán

Công dụng: dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ… kể cả ứng tiền trước cho người bán.

– Kết cấu:

+ Bên Nợ: phản ánh số tiền đã trả hoặc ứng trước cho người bán

+ Bên Có: phản ánh số tiền phải trả người bán hoặc số tiền thừa người bán trả lại

+ Số dư Có: phản ánh số tiền còn phải trả người bán.

+ Số dư Nợ (nếu có): phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền trả thừa cho người bán.

Tài khoản 331 được theo dõi chi tiết cho từng chủ nợ, khách nợ và không được bù trừ số dư khi lên bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra, khi hạch toán quá trình mua hàng còn sử dụng một số tài khoản như: 111, 112. 141, 311, 133…

2. Trình tự hạch toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu

– Trường hợp mua hàng nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

           Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

– Khi thanh toán tiền hàng cho người bán và chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho người bán:

Nợ TK 331: phải trả người bán

           Có TK 111, 112, 141: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng

– Trường hợp hàng đã mua hay chấp nhận mua nhưng cuối tháng chưa về kho:

Nợ TK 151: hàng đang đi đường

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

           Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

– Trường hợp hàng đang đi đường kỳ trước về nhập kho:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

           Có TK 151: hàng đang đi đường

– Trường hợp mua hàng nhập khi nhưng cuối tháng hóa đơn chưa về, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

– Khi hóa đơn về, kế toán điều chỉnh:

* Cách 1: + Xóa toàn bộ bút toán đã ghi theo giá hạch toán bằng bút toán đỏ:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

           Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

+ Ghi lại bút toán mới theo giá thực tế:

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

           Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

* Cách 2: kế toán ghi phần chênh lệch:

+ Ghi bổ sung phần chênh lệch (nếu giá tạm tính < giá thực tế):

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

           Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

+ Ghi đỏ hoặc ghi âm phần chênh lệch (nếu giá tạm tính > giá thực tế):

Nợ TK 152, 153, 156: nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa

Nợ TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ

           Có TK 111, 112, 331: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán

Chú ý: nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì cách hạch toán tương tự trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác giá trị nhập kho là giá bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).

Mẫu bài tập kế toán quá trình mua hàng

Ví dụ: Có tình hình thu mua vật tư tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau:

Bài tập kế toán quá trình mua hàng
Bài tập kế toán quá trình mua hàng

I. Số dư đầu kỳ 1 số tài khoản:

– TK 152: 120.000.000

– TK 153: 10.000.000

– TK 151: 65.000.000

– TK 331 (Công ty K): 60.000.000

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

1. Mua vật liệu nhập kho chưa thanh toán cho người bán (Công ty K), trị giá 220.000.000 trong đó đã có thuế GTGT 10%.

2. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trên về kho 1.500.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.

3. Mua vật liệu và công cụ dụng cụ, giá mua chưa thuế GTGT 80.000.000 (trong đó vật liệu 30.000.000, công cụ dụng cụ 50.000.000), thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng hàng chưa về nhập kho.

4. Hàng mua đang đi đường kỳ trước đến nay đã về nhập kho đầy đủ 65.000.000, trong đó vật liệu 40.000.000, công cụ dụng cụ 25.000.000.

5. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 180.000.000

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Lời giải

1. Nợ TK 152: 200.000.000

Nợ TK 1331: 20.000.000

           Có TK 331 (K): 220.000.000

2. Nợ TK 152: 1.500.000

Nợ 1331: 150.000

           Có TK 111: 1.650.000

3. Nợ TK 151: 80.000.000

Nợ TK 1331: 8.000.000

           Có TK 112: 88.000.000

4. Nợ TK 152: 40.000.000

Nợ TK 153: 25.000.000

           Có TK 151: 65.000.000

5. Nợ TK 331 (K): 180.000.000

           Có TK 112: 180.000.000

Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn từ kiến thức cơ bản đến mẫu bài tập kế toán quá trình mua hàng để vận dụng linh hoạt vào thực tế doanh nghiệp mà bạn đang làm việc. Nếu bạn cần bổ sung các nghiệp vụ kế toán từ cơ bản đến nâng cao, truy cập ngay fanpage của Kế Toán Việt Hưng để nhận tư vấn từ giáo viên chuyên sâu của chúng tôi nhé.


0
0
Bình chọn

Bình chọn


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button