Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Kỹ thuật Hyperlapse là gì? Hyperlapse khác gì so với Timelapse? kiến thức mới năm 2023

Kỹ thuật Hyperlapse là gì? Hyperlapse khác gì so với Timelapse? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Kỹ thuật Hyperlapse là gì? Kỹ thuật Hyperlapse là một trong những kỹ thuật mà một người nhiếp ảnh chuyên nghiệp cần phải hiểu biết về nó. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.

Kỹ thuật Hyperlapse là gì​?

Kỹ thuật Hyperlapse là gì​?

Hyperlapse (các tên khác: walk lapse, space lapse, stop-motion time-lapse, motion timelapse, moving timelapse) là một kỹ thuật phơi sáng trong nhiếp ảnh chuyển dịch thời gian, trong đó vị trí của máy ảnh được thay đổi giữa các lần phơi sáng để tạo một video ảnh chụp liên tục theo chuỗi thời gian.

Để dễ hiểu thì Hyperlapse sẽ giúp người quay phim rút ngắn được thời gian của video bằng cách tăng tốc thời gian của video so với thời giant thực ở ngoài đời thường. Dưới đây là một video minh họa cho Hyperlapse.

Tính năng này được biết nhiều do xuất hiện trên các dòng máy của Samsung Galaxy và trên ứng dụng Instagram.

Xem thêm Dự đoán 10 xu hướng thiết kế đồ họa trong năm 2020

Hyperlapse khác gì so với Timelapse?

Điểm chung

Cả hai đều là dạng tua nhanh khoảnh khắc, có cùng một chức năng là rút ngắn thời lượng video, giúp người xem có góc nhìn nhanh hơn về các chuyển động đang diễn ra, chẳng hạn như quá trình hoa nở hay sự chuyển động của Trái Đất.

Điểm khác nhau

Với Hyperlapse, máy ảnh sẽ di chuyển thay vì nằm cố định 1 chỗ như là Timelapse, và thường trong khung hình cần có một đối tượng nằm cố định. Hyperlapse làm nổi bật chủ thể hơn nhiều so với Timelapse, và đương nhiên cũng khó thực hiện hơn nhiều.

Timelapse là kỹ thuật chụp liên tục nhiều tấm hình, sau đó thì ghép nó thành một video để tạo hiệu ứng tua nhanh thời gian. Còn Hyperlapse đơn giản là video được tua nhanh lên, tạo hiệu ứng tua nhanh thời gian.

Khi nào sử dụng Hyperlapse và Timelapse?

Timelapse quay được trong khoảng thời gian dài vì ít tốn dung lượng hơn, trong khi đó Hyperlapse thì chỉ quay trong thời gian ngắn bởi bản chất của Hyperlapse vẫn là quay video và tua nhanh video đó. Tuy nhiên, đối với Timelapse, thường máy ảnh sẽ được giữ cố định hoặc di chuyển rất ít và chỉ tập trung bắt vào những chuyển động xung quanh.

Hyperlapse thì thích hợp trong trường hợp camera di chuyểnkhông ổn định vị trí, bạn có thể cầm máy khắp mọi nơi, có thể xoay máy ở mọi góc độ, chẳng hạn như vừa đi bộ (hoặc đi xe) vừa quay video lại, sau đó thì tua nhanh hơn. Do đó, Hyperlapse có khả năng tạo ảnh nét từ đó giúp chuyển động mượt mà hơn.

Cách quay Hyperlapse trong nhiếp ảnh

Hyperlapse – Wikipedia tiếng Việt
Cách quay Hyperlapse trong nhiếp ảnh

Để cho ra đời những thước phim Hyperlapse ấn tượng, độc đáo, người chụp có thể tham khảo hướng dẫn quay Hyperlapse chi tiết dưới đây.

Chọn địa điểm có nhiều không gian

Người quay Hyperlapse sẽ cần phải di chuyển xung quanh khá nhiều. Để đáp ứng được nhu cầu này, hãy chọn một địa điểm rộng, thoáng, bằng phẳng (hạn chế đông người qua lại nếu được) nhằm dễ di chuyển.

Lựa chọn cách di chuyển khi quay

Có nhiều cách di chuyển, thay đổi linh hoạt khi quay Hyperlapse. Trong đó, 3 cách di chuyển phổ biến nhất đó là:

  • Di chuyển tiến dần tới chủ thể được chọn
  • Di chuyển ra xa dần chủ thể được chọn
  • Di chuyển xung quanh chủ thể được chọn

Kỹ thuật Hyperlapse là gì?  Nếu như là người mới bắt đầu quay Hyperlapse, bạn nên chọn di chuyển theo 1 cách trước, sau đó có thể nâng cao bằng cách kết hợp nhiều chuyển động khác nhau.

Xem thêm Cách làm chủ Ánh sáng trong nhiếp ảnh mới nhất 2020

Quay Hyperlapse ở định dạng RAW và Chế độ thủ công

Định dạng RAW sẽ giúp bảo toàn dữ liệu hình ảnh. Hỗ trợ người dùng chỉnh sửa ảnh dễ dàng hơn ở hậu kỳ. Lưu ý, tệp ảnh RAW có kích thước lớn hơn ảnh JPEG, vì vậy hãy lưu ý đến dung lượng thẻ nhớ khi chụp hình.

Với chế độ chụp thủ công sẽ trao cho bạn toàn quyền kiểm soát cài đặt máy ảnh. Điều này đảm bảo rằng tất cả các bức ảnh của bạn đều trông nhất quán.

Chọn tiêu điểm 

Quay Hyperlapse phụ thuộc rất nhiều vào tiêu điểm, giúp khung hình của bạn được ổn định. Nguyên nhân vì bạn sẽ di chuyển nhiều, nên cần một điểm cố định sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh mang tính đồng nhất.

Trước khi bắt đầu chụp ảnh, hãy nhìn vào chủ thể của bạn và tìm tiêu điểm mà bạn có thể lấy nét vào đó ở bất kỳ điểm nào trong khi chụp ảnh. Thông thường có thể là cạnh của mái nhà hoặc bất cứ thứ gì thực sự nổi bật. Nếu chủ thể trong khung hình của bạn không có bất kỳ tiêu điểm nào hoặc di chuyển xung quanh rất nhiều, bạn sẽ khó tạo ra được thước phim Hyperlapse mượt mà. Đây là lý do tại sao nhiều nhiếp ảnh gia chụp các tòa nhà hoặc vật thể có cạnh rõ ràng.

Xem thêm Tổng hợp 19 kỹ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp của các chuyên gia mới nhất 2020

Sử dụng màn hình lưới để giữ tiêu điểm cố định

Quay Hyperlapse bằng điện thoại & camera (timelapse phần 3) - YouTube
Sử dụng màn hình lưới để giữ tiêu điểm cố định

Kỹ thuật Hyperlapse là gì? Khi bạn đã có tiêu điểm, bạn cần giữ nó ở một nơi. Nếu bạn định sử dụng thêm tripod, điều này sẽ giúp quay dễ dàng hơn nhờ máy ảnh của bạn sẽ luôn được duy trì sự ổn định cao.  Ngược lại, nếu bạn định quay Hyperlapse bằng tay không, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ đó là từ màn hình lưới

Qua bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn kỹ thuật Hyperlapse là gì? Hyperlapse khác gì so với Timelapse?. Hy vọng bài viết sẽ mang tới các bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Vũ Thơm – Tổng hợp & chỉnh sửa

Tham khảo nguồn: (www.thegioididong., muarehon.vn,…)

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button