Kinh nghiệm làm bể cá thủy sinh, các mẫu bể cá thủy sinh đẹp kiến thức mới năm 2023
Mục lục bài viết
Kinh nghiệm làm bể cá thủy sinh, các mẫu bể cá thủy sinh đẹp – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023
Bể cá thủy sinh thực sự đã trở thành môn nghệ thuật thú vị khi người chơi tự tay thiết kế, trang trí một không gian dưới nước thu nhỏ trong một chiếc hồ kính với nhiều kích thước đa dạng. Để có một chiếc bể cá thủy sinh sinh động, đẹp, đòi hỏi người làm phải tỷ mĩ khéo léo và có đầu óc quan sát tìm tòi.
Trong bài viết này mình xin chia sẻ từng bước để bạn có thể tự tay làm được những bể cá thủy sinh đẹp cũng như có thêm kinh nghiệm để cải thiện làm đẹp hơn cho hồ thủy sinh.
Định hình nhu cầu làm bể cá thủy sinh
Bể cá thủy sinh không chỉ là đồ trang trí cho căn nhà mà nó còn mang nhiều ý nghĩa khác. Trước khi bắt tay vào làm hồ cá thủy sinh bạn cần xác định được nhu cầu là làm để trang trí đơn thuần hay đặt nó trong phòng như là một vật phong thủy mang đến tài lộc thịnh vượng cho căn nhà.
Nếu xác định bể cá là vật phong thủy thì bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: hướng, vị trí đặt (đặt trong phòng bếp, phòng ăn hay phòng khách,…), màu sắc và loại cây thủy sinh phải trồng, loại cá và màu sắc của cá phải nuôi, hay thậm chí màu sắc các loại đèn nhấn trong bể cá thủy sinh. Và tất cả các yếu tố này phụ thuộc vào tuổi, mệnh của gia chủ. Bạn cần hết sửa lưu ý, tham khảo thêm các chuyên gia phong thủy để thật chỉnh chu, chính xác khi làm bể cá thủy sinh phong thủy.
Trong trường hợp chỉ làm bể cá thủy sinh phục vụ trang trí, làm đẹp cho căn phòng thì không cần quá quan tâm đến các yếu tố phong thủy, miễn sao thấy đẹp là được. Và với cách chơi này, người chơi sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, không bị gò bó trong việc chọn lựa cây thủy sinh, vị trí đặt bể cá hay loại cá sẽ phải nuôi như kiểu chơi phong thủy.
Vật tư cần để làm bể cá thủy sinh
Chọn bể kính
Vật dụng quan trọng nhất, cần có nhất của bất cứ chiếc bể cá thủy sinh nào chính là bể kính. Có rất nhiều kích thước bể khác nhau để chọn lựa tùy theo không gian đặt bể. Một số kích thước phổ biến có thể kể đến như: 40cm, 50cm, 60cm, 70cm, 80cm, 90cm, 100cm (kích thước tính theo chiều dài bể, những kích thước còn lại tương ứng theo tỷ lệ).
Với các bể kính có kích thước <=90cm thường sử dụng kính dày khoảng 5-10mm, với những loại bể có chiều dài 1m hoặc 1,2m thường sử dụng kính 12mm. Đa số người bán, làm bể kính đều nắm được các thông tin này để đảm bảo chất lượng bể cá thủy sinh.
Với những người mới chơi có thể chọn các loại bể cá thủy sinh mini 40-60cm để thử, tuy nhiên theo ý kiến cá nhân mình thấy sử dụng bể từ 60cm trở xuống để làm bể cá thủy sinh thì nhìn rất chán, không gian chật hẹp. Vì vậy kích thước bể đề xuất cho người mới chơi là 90cm hoặc nếu xác định chơi lâu dài có thể sắm luôn bể 1m2. Như vậy bạn mới có thể thoải mái trang trí, bể cá phong phú, dễ tùy biến.
Chân đế bể cá thủy sinh
Các vật liệu phổ biến thường được sử dụng để làm chân đế cho bể cá thủy sinh là gỗ, sắt ống, và một số loại chân còn kết hợp khung sắt bên trong tạo sự chắc chắn và được trang trí ốp gỗ sắc sảo bên ngoài. Mỗi loại chất liệu đều có ưu nhược điểm riêng bạn có thể cân nhắc chọn loại phù hợp.
Một số loại chân có làm thêm nhiều ngăn bên dưới để chứa các vật dụng cần thiết trong quá trình chăm sóc bể cá thủy sinh.
Lưu ý chiều cao chân đế tối ưu nhất là khoảng 70-80cm, để khi đặt bể cá lên vừa tầm người sử dụng, trong một vài trường hợp đặc biệt (ví dụ yêu cầu bắt buộc khi chơi phong thủy) có thể làm cao hơn hoặc thấp hơn. Các bạn cân nhắc chiều cao để phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé.
Hệ thống lọc nước
Có thể nói đây là thiết bị quan trọng nhất trong bất cứ một chiếc bể cá thủy sinh nào, hệ thống lọc có tác dụng lưu chuyển nước trong hồ liên tục qua hệ thống lọc giúp nước duy trì chất lượng tốt nhất. Chất lượng nước quyết định đến sự sống của cá và các loài cây thủy sinh bên trong bể.
Lọc nước là thiết bị hoạt động liên tục 24/24 nên khi mua lọc nước cho bể cá thủy sinh, những yếu tố cần thiết phải biết để chọn loại phù hợp:
- Công suất: phụ thuộc vào máy bơm thường được tính lít nước trên giờ, kinh nghiệm của những người chơi thủy sinh lâu năm là để chọn loại máy bơm có công suất gấp từ 3-8 lần khả năng chứa của bể. Ví dụ bể cá thủy sinh 200 lít nước thì nên chọn hệ thống lọc có công suất từ 700-1200 lít nước/giờ.
- Loại bộ lọc: trên thị trường có các loại bộ lọc phổ biến như loại treo thành hồ (thích hợp cho các bể cá thủy sinh mini, nhở; loại lọc vách (được đặt bên trong áp vào thành bể, khá cồng kềnh, thích hợp cho các bể cá rộng đặt trong không gian nhà chật hẹp); loại đặt bên ngoài bể (đây là loại phổ biến nhất, có tính thẩm mỹ cao vì bơm và hệ thống lọc được đặt bên ngoài bể cá thủy sinh, bên trong chỉ đặt đường ống dẫn nước ra)
Cây thủy sinh
Một bể cá thủy sinh đẹp không thể thiếu các loài cây thủy sinh, nếu có điều kiện nên có đa dạng các loài cây từ những cây ưa sáng đến những cây ưa bóng tối, những cây nằm sát đáy hồ cho đến những cây mọc cao, táng rộng. Trong kỹ thuật sắp xếp các loại cây thủy sinh người ta chia ra làm 3 loại: cây tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.
Để mua được các loại cây phù hợp cho bể cá thủy sinh, trước hết bạn nên định hình bố cục bể qua những tham khảo các mẫu bể cá thủy sinh đẹp, từ đó liệt kê các loại cây cần thiết trước khi mua tránh thiếu hoặc thừa cây.
Đèn chiếu sáng cho bể cá thủy sinh
Đèn trong bể cá thủy sinh đóng vai trò như là ánh sáng mặt trời trong tự nhiên, giúp cây thủy sinh quang hợp cũng như tạo ra khái nhiệm thời gian cho các loài động vật sống bên trong như cá, ốc, tôm tép. Không giống như các loại đèn thông thường, đèn thủy sinh được tối ưu để cho ra ánh sáng với dãi quang phổ tối ưu nhất cho các loài sinh vật phát triển.
Nếu chọn loại đèn không đúng, không chuyên dụng, hoặc sử dụng đèn không đúng cách có thể làm hại cây thủy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài rong tảo gây hại phát triển làm hỏng hệ sinh thái bên trong bể. Vì vậy bạn nên tìm hiểu thêm về bài viết đèn thủy sinh để có hiểu hơn từ đó có thể tham khảo tư vấn từ người bán hoặc chuyên gia để chọn mua được loại đèn chất lượng phù hợp với không gian bể cá thủy sinh.
Một lưu ý cho bạn khi sử dụng đèn thủy sinh là ngoài việc chọn đúng đèn thì chỉ nên chiếu sáng liên tục hoặc linh động lượng ánh sáng tối đa trong khoảng 8 tiếng đến 12 tiếng. Thời gian chiếu sáng cũng phụ thuộc vào loại cây trồng, loại cá sống bên trong bể.
Phân nền
Đây là lớp dưỡng chất quan trọng đặt dưới đáy hồ, đóng vai trò cung cấp dưỡng chất cho các loài cây thủy sinh phát triển, đồng thời cân bằng độ PH, cung cấp vi sinh trong bể cá thủy sinh giúp hệ sinh thái phát triển ổn định.
Khác với các loại phân bón cây thông thường, phân nền thủy sinh được chế tạo đặc biệt không tan trong nước, có tuổi thọ lên đến 3 năm (tức là sau khoảng 3 năm mới thay một lần). Trên thị trường cũng có rất nhiều loại phân nền cho bể cá thủy sinh khác nhau của nhiều hãng, khi mua bạn nên tham khảo ý kiến người bán về các loại cây thủy sinh sẽ trồng cũng như diện tích hồ để mua được loại phân nền phù hợp, đủ số lượng.
Sỏi đá, lũa
Bên trên lớp phân nền sẽ có thêm 1 lớp sỏi đá tạo sự tự nhiên, lớp sỏi đá này có thể phủ kín hoặc phủ một phần để lộ lớp phần nền tùy vào gu thẫm mỹ, cách trang trí của từng người. Sỏi đá và lũa có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng bán cá cảnh, thủy sinh.
Tìm hiểu thêm: Lũa thủy sinh
Thiết bị sục CO2 cho bể cá thủy sinh
Như các bạn đã biết cây thì cần có CO2 để quang hợp và phát triển tươi xanh, trong bể cá thủy sinh nếu trồng nhiều cây thì việc cần thiết là phải cung cấp thêm khí CO2 cho cây quang hợp vì lượng CO2 tự nhiên torng nước không đủ để cây thủy sinh quang hợp phát triển tốt.
CO2 tốt cho cây nhưng lại không tốt cho các loài động vật như cá tôm, vì vậy khi sục CO2 bạn cũng nên lưu ý lưu lượng vừa đủ để cân bằng sự phát triển của các loài sinh vật trong bể cá thủy sinh. Với những người chơi kinh nghiệm, để tính lượng CO2 đủ trong bể thủy sinh họ sẽ điều chỉnh từ nhỏ nhất (1-2 bọt khí/giây) sau đó tăng dần và quan sát trong khoảng 30-60 phút xem nếu cá trong bể bắt đầu ngoi lên trên bề mặt nước đớp không khí tức là lượng CO2 trong hồ quá nhiều và cần điều chỉnh giảm lại.
Lặp lại quá trình test CO2 như trên cho đến khi cá không ngoi lên mặt nước nữa thì đó là lúc lượng CO2 trong bể cá thủy sinh đã đạt mức hợp lý cho sự phát triển cảu cây thủy sinh và các loài động vật.
Bộ hẹn thời gian bật tắt
Bộ hẹn giờ có tác dụng tự động bật/tắt các thiết bị điện phục vụ cho bể cá thủy sinh. Ví dụ như đặt thời gian đúng 6h tối bật hệ thống đèn, sục CO2 và đến 7h sáng tự động tắt 2 thiết bị này. Bộ hẹn giờ rất hữu ích đối với những bạn hay quên, cần độ chính xác trong thời gian sinh học của thủy sinh, hay đơn giản là bạn muốn tự động hóa không cần phải động tay vào bật tắt.
Nhiệt kế
Để có thể nắm chính xác được mức nhiệt độ bên trong bể cá thủy sinh, từ đó điều chỉnh thì không thể thiếu một chiếc nhiệt kế. Tốt nhất nên trang bị loại nhiệt kế điện tử với độ chính xác cao, ít sai số.
Quạt làm mát/sưởi ấm cho bể cá thủy sinh
Tiếp theo là một thiết bị cũng khá hữu ích để duy trì mức nhiệt đội tối ưu nhất cho các loài sinh vật trong bể thủy sinh. Như các bạn đã biết các loài cây thủy sinh thường mọc và sinh sống dưới tầng đáy – nơi nhiệt độ giao động khoảng 20-25 độ C.
Khi nuôi trong môi trường nhân tạo dưới tác động của nhiệt độ bên ngoài sẽ làm thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng đến sự sống các loài cây thủy sinh. Quạt làm mát giúp đưa không khí mát từ bên ngoài vào bể cá thủy sinh, ngăn cản sự tăng lên của nhiệt độ trong bể. Ngược lại ở những vùng nhiệt độ thấp, các loại máy sưởi ấm giữ mức nhiệt độ ổn định không quá lạnh.
Vì vậy nếu điều kiện cho phép bạn hãy trang bị thêm cho bể cá thủy sinh một thiết bị duy trì mức nhiệt độ lý tưởng cho bể cá thủy sinh như quạt làm mát, máy làm mát hay máy sưởi ấm.
Các loại cá nuôi trong bể thủy sinh
Bể thủy sinh với đặc thù là trồng cây, chơi cảnh là chính, cá chỉ đóng vai trò như là loài hỗ trợ cân bằng sinh thái và là điểm nhấn làm đẹp thêm cho bể thủy sinh. Vì vậy nên chọn các loại cá nhỏ, vừa, không cắn phá cây. Một số loài cá thích hợp nuôi trong bể thủy sinh có thể kế đến như: cá neon, cá mún, cá bảy màu, cá bút chì, cá nô lệ,…
Các bước thiết lập bể cá thủy sinh
Dưới đây là các bước cơ bản nhất để thiết lập một bể cá thủy sinh, hình ảnh được cắt ra từ video gốc tại đây.
Bước 1: Tạo nền
Rải lớp phân nền ở dưới cùng, tiếp đó rải lớp đá sỏi tùy theo nhu cầu
Sử dụng một chiếc muỗng hoặc dụng cụ cào đất thủy sinh chuyên dụng để làm phẳng bề mặt và tạo hình nền đất (gồ ghề, lồi lõm, dốc,…)
Đặt các vật trang trí vào đáy bể cá thủy sinh như lũa, san hô,… rãi thêm phân nền hoặc đá lê để che các khuyết điềm trên vật trang trí.
Bước 2: Trồng cây
Sử dụng nhíp để trồng các loại cây thủy sinh xuống đáy bể và đính trang trí trên các cành lũa, đá
Bước 3: Đổ nước
Đặt một chiếc dĩa hoặc bông gòn xuống đáy hồ sau đó xả nước sạch vào hồ một cách nhẹ nhàng lên đĩa/bông gòn tránh nước làm xói phần đất nền.
Bước 4: Hoàn thiện
Bắt đầu lắp các thiết bị cần thiết vào bể cá thủy sinh như bộ lọc nước, bộ sục CO2, đèn, quạt làm mát,… Để bể cá như vậy trong khoảng 30-45 ngày cho hệ sinh thái phát triển ổn định rồi mới cho cá vào.
Xem thêm: Top đèn thủy sinh đáng mua
Lưu ý trong quá trình chăm sóc bể cá thủy sinh
- Không nên đặt bể cá thủy sinh gần ánh nắng hoặc bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì sẽ làm cho các loại rêu tảo có hại phát triển làm mất thẩm mỹ và tốn công lau chùi.
- Mặc dù bể thủy sinh đã có hệ thống lọc nước nhưng bạn cũng bên thường xuyên theo dõi chất lượng nước kịp thời thay nước khi có dấu hiệu đục. Lưu ý mỗi lần thay không quá 50% lượng nước trong bể, tránh cá tôm bị sốc nước mới cũng như mất quá nhiều vi sinh dưỡng chất trong bể.
- Thường xuyên theo dõi cây thủy sinh, cắt tỉ gọn những cây phát triển quá mạnh hoặc đang bị hư.
Lời kết
Trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích về bể cá thủy sinh, từ cách chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho đến các bước hoàn thiện một bể cá thủy sinh đẹp. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ ý kiến bằng các comment bên dưới nhé.
Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan