Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Sơ đồ điện nước nhà tắm thông dụng trong gia đình

Việc thiết kế sơ đồ điện nước nhà tắm để thi công lắp đặt hệ thống điện nước sinh hoạt trong gia đình là việc vô cùng quan trọng. Bài viết này, thợ sửa chữa điện nước sẽ gợi ý cho bạn sơ đồ điện nước nhà tắm thông dụng để bạn có thể hình dung rõ hơn. Tiện lợi cho sinh hoạt và sửa chữa điện nước khi cần thiết.

Mẫu sơ đồ điện nước nhà tắm thông dụng

Khâu lắp đặt đường sơ đồ điện nước, đường dây điện trong nhà tắm là việc cần đến sự cẩn thận và cần thiết trong hệ thống cấp thoát nước gia đình.

  • Đầu tiên là mặt bằng lắp đặt: mặt sàn thuận lợi cho lắp đặt đường nước nhà tắm cần phải bằng phẳng, không được lồi lõm, đảm bảo việc thoát nước. Mặt sàn phải có lỗ thoát nước mạnh và nghiêng ở một góc độ nhất định.
  • Vị trí nhà tắm: nên đặt ở gần hố ga, hố thoát nước thải và hệ thống cấp điện nước trong nhà. Việc ở gần hệ thống cấp điện nước giúp khi lắp đặt thiết bị vệ sinh chỉ cần đầu nối đường điện và đường nước vào, nhanh chóng, dễ dàng.
  • Khi thi công nên đóng đinh, khoan tường, khoan sàn nhà vệ sinh, tránh việc mũi khoan bị chập điện, tránh hư hỏng đường dây gây rò rỉ điện dẫn tới nguy hiểm.
  • Độ cao các thiết bị điện sử dụng trong nhà tắm phải hợp lý. Vì nhà tắm là môi trường ẩm thấp, cần đặt thiết bị ở vị trí cao để đảm bảo an toàn.
  • Thiết bị điện phù hợp trong các nhà tắm phải có nắp đậy ngăn nước, không để dây điện lộ ra ngoài.
so do dien nuoc
so do dien nuoc

Lưu ý khi thiết kế sơ đồ điện nước nhà tắm

Sơ đồ đường nước nhà tắm phải thể hiện chính xác hệ thống cấp thoát nước khu vực nhà tắm.

  • Đường cấp thoát nước nhà tắm: chi tiết các tầng
  • Chi tiết các thiết bị cấp thoát nước, các vật tư sử dụng nước
  • Mặt bằng cấp thoát nước: các tầng
  • Sơ đồng đứng cấp thoát nước
  • Chi tiết các bể nước
  • Bảng thống kê khối lượng vật tư
  • Không lắp nối chữ T trong hệ thống nước thải: chỉ được lắp đặt nối chữ T cho ống thoát khí.
  • Không lắp nối chữ X cho toàn hệ thống nước thải.
  • Không lắp nối các mối phức tạp: hạn chế các mối nối phức tạp, các mối nối cho các đường ống nằm ngang trong hệ thống nước thải.

Khi thi công sửa chữa điện nước gia đình cần phải tuân thủ theo sơ đồ lắp đặt điện nước nhà tắm trong nhà. Cần tham khảo ý kiến của chuyên viên dịch vụ sửa chữa thi công lắp đặt sửa chữa điện nước tại quận 3 trước khi tiến hành sửa chữa điện nước trong nhà nhé!

Quy định cách đi đường nước trong nhà vệ sinh

Đường nước trong nhà vệ sinh bao gồm đường ống cấp nước và đường ống thoát nước.

Đường ống thoát nước :

Nguyên tắc đi đường ống thoát nước luôn âm dưới mặt  nền hoặc âm dưới sàn nhà vệ sinh. Khi đó phần nước thoát trong nhà tắm mới có độ dốc để thoát vào hộp kỹ thuật.

+ Đường ống thoát nước âm nền

Đường ống thoát âm nền nhà vệ sinh do kết cấu sàn âm so với mặt nền nhà vệ sinh tầm 20cm khi đó ống thoát nước sẽ được chôn dưới nền đây là phương pháp thi công cũ áp dụng ở những nhà ống dân dụng.

Ưu điểm : Thi công nhanh hơn

Nhược điểm : Gặp khó khăn trong việc xử lý chống thấm phần cổ ống xuống hộp kỹ thuật.

+ Đường ống thoát nước âm sàn;

Đường thoát nước âm sàn là cách đi phổ biến hiện nay bởi cách thi công dễ dàng hơn và thi công chống thấm dễ dàng đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên cách làm này mất nhiều công hơn.

Đường ống cấp nước:
Đường ống cấp nước theo nguyên tắc được gắn trên tường . Thợ sửa điện nước được đục dán ống nước âm vào trong tường sau đó sẽ được chát vữa lại cố định chắc chắn.
so do dien nuoc
so do dien nuoc

Kích thước sơ đồ điện nước lắp đặt ống nước trong nhà vệ sinh

Kích thước lắp đặt ống nước nhà vệ sinh được lắp đặt theo tiêu chuẩn sau

Kích thước lắp đặt phần ống thoát nước

Được thợ điện nước lắp đặt âm sàn ,các đầu chờ thoát nước phải đạt tiêu chuẩn sau:

  •  Thoát bồn cầu cách mặt sàn cao 15cm .Tim ống thoát cách tường chưa chát từ 30-32 cm tùy theo loại bồn cầu.
  • Đường ống thoát sàn thường bố trí ở góc trong cùng của nhà vệ sinh . tim ống thoát sàn cách tường 15×15 cm
  •  Đường ống thoát lavabo được đục thẳng dưới nền lên tim lỗ thoát cách nền nhà đã ốp là 60 cm
 Ngoài ra còn đầu chờ ống thoát nước bồn tắm đứng và bồn tắm nằm , 2 thiết bị này phải căn cứ theo kích cỡ loại bồn chủ nhà chọn để bố trí ống thoát chờ.

Kích thước lắp đặt phần ống cấp nước

Nguyên tắc nước cấp chảy từ trên xuống khi tới các thiết bị thì ống chạy sang ngang. Ống cấp nước chạy ngang được thu lại bắt đầu từ trục cấp chính.

Ở tại đầu chờ thiết bị có dùng nước nóng và nước lạnh thì nguyên tắc bố trí như sau :

  • Ống cấp nước nóng ở bên trái ,ống nước lạnh bên phải mới phù hợp với thiết kế của thiết bị vệ sinh.
  • Như thiết kế của phòng vệ sinh hình bên trên thì nước cấp sẽ đi từ trên xuống qua bình nóng lạnh đường ống chạy ngang cách nền tầm 75cm. Chia ra làm 2 nhánh.
  • Nhánh 1 rẽ trái cách 50 cm chạy xuống 20cm là vòi rửa , sang ngang 30cm là tới sen tắm và cách 70 cm là chậu rửa mặt.

Lưu ý: Đầu chờ nóng lạnh của sen tắm cách nhau từ 14,5-15 cm để lắp thiết bị sen cây . Khoảng cách 10-16 cm để lắp thiết bị sen tắm thường.

Nhánh 2 từ bình nóng lạnh xuống cách nền nhà vệ sinh 15 cm rẽ phải cách 1m là bồn cầu.   Cách lắp đặt hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh phải lắp đặt theo đúng nguyên tắc ,Điều này sẽ làm giảm rủi ro trong quá trình lắp sai thiết bị vệ sinh và quan trọng nhất khi lắp phụ kiện phòng tắm khi hoàn thiệt thợ lắp đặt không khoan phải đường ống nước.

Lắp đặt đường ống nước trong nhà bếp

Đường ống nước trong nhà bếp bao gồm đường cấp nước nóng và đường cấp nước lạnh.

Vị trí lắp đặt có thể đi dưới sàn nhà hoặc trên trần tùy theo địa hình thi công.

Đường cấp nước nóng có thể lấy từ bình nước nóng  của nhà vệ sinh tầng 1 hoặc lắp riêng bình nóng lạnh cho bếp.Vị trí đặt bình nóng lạnh có thể treo trên trần thạch cao hoặc đặt dưới gầm chậu rửa.

Hệ thống thoát nước nhà bếp sau khi thoát từ chậu rửa sẽ xuống xi phong ngăn mùi chạy xuống ống thoát ngang dưới nền nhà rồi ra hệ thống nước thải của thành phố.

Các lưu ý quan trọng khi áp dụng cách lắp đặt đường ống nước nhà vệ sinh

Yêu cầu đường ống nước cần tinh gọn:

  • Đường ống cấp thoát càng ngắn càng tốt.
  • Tránh tình trạng ống thoát có quá nhiều đoạn gấp khuỷu, gây ảnh hưởng đến quá trình cấp thoát nước.
  • Thường xuyên vệ sinh, thông ống cấp thoát vì các chất thải có thể đóng cặn gây tắc ống.
  • Đường ống thoát phải có ống khí để thoát áp lực nước, nếu không sẽ gây vỡ ống nước do áp lực mạnh.

Yêu cầu của lắp đường ống nước xuống bể phốt:

  • Không để ống thải bị ngập trong bể phốt, nếu không sẽ gây tình trạng chêch lệch áp suất khiến nước không thoát được.
  • Ống thải xuống bể phốt phải cao hơn mặt nước ít nhất 200mm để đảm bảo hệ thống xả hoạt động tốt nhất.

Bẫy nước không được thông khí:

Lắp đặt bẫy nước một cách hợp lý cũng là một điều vô cùng quan trọng, bẫy nước có tác dụng ngăn khí độc và mùi hôi thối gây khó chịu cho gia chủ. Nếu không lắp đặt đúng theo hướng dẫn trong cách đi đường nước nhà vệ sinh thì bẫy sẽ bị hút hết nước và phản tác dụng.

Dùng cút nối đạt yêu cầu, phù hợp:

Ưu tiên sử dụng nút cối chữ Y để đảm bảo được áp lực nước khi xả. Cân nhắc khi sử dụng nút cối chữ T, chữ X vì sẽ khiến cho dòng nước bị chia đôi, gây ảnh hưởng đến quá trình xả.

Yêu cầu về lắp đường ống thoát ngang:

Tình trạng chất thải trào ngược hay bị tắc ống cũng rất đáng quan ngại khi sử dụng đường ống thoát ngang. Nên chú ý tới độ nghiêng khi lắp đặt, độ dốc lý tưởng cho đường ống là 6,5mm cho 300mm chiều dài ống, cho phép nước thoát và có thể mang theo chất rắn cũng như vét sạch thành ống.

Cửa thăm:

Cứ mỗi đoạn ống nước dài 30m cần bố trí cửa thăm. Vị trí cửa thăm nên đặt tại: đường ống chính tòa nhà thoát ra ngoài, đường ống đứng gặp đường ống ngang, đường ống chuyển hướng… Cửa thăm nên được lắp đặt đúng vị trí và đúng theo hướng dẫn trong cách lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh để có đủ không gian để chúng ta làm việc (30-45cm).

so do dien nuoc
so do dien nuoc

Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng:

Nếu nhà có sử dụng bình nước nóng thì nên lắp đặt kỹ thiết bị bảo vệ. Lắp đặt van xả an toàn là điều vô cùng cần thiết, vì nếu nước quá nóng mà không được xả thì sẽ gây ra tình trạng nổ bình. Nên lắp đặt van xả tự động để giúp ta nhanh chóng nhận biết nhiệt độ trong bình và áp suất đã cài đặt. Nếu không thể tự lắp đặt, bạn có thể liên hệ đến đơn vị có uy tín, chất lượng để lắp đặt.

Từ khóa:

  • Giáo trình thiết kế điện nước dân dụng
  • Phần mềm vẽ sơ đồ điện nước
  • Hồ sơ thiết kế điện nước
  • Thiết kế điện nước nhà dân dụng
  • Kinh nghiệm thiết kế điện nước nhà dân
  • Học thiết kế điện nước nhà dân

Nội dung liên quan:

Back to top button