Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ HOÀN THIỆN SƠN BÓNG GỖ đơn giản kiến thức mới năm 2023

Hướng dẫn QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ HOÀN THIỆN SƠN BÓNG GỖ đơn giản – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Một trong những phương án thi công phổ biến nhất là xử lý bề mặt và hoàn thiện bằng sơn phủ bóng (hoặc sơn phủ mờ) để giữ nguyên màu gỗ và vân gỗ. Đơn giản là vì một số gia chủ họ yêu thích vẻ đẹp và màu vốn có của gỗ tự nhiên, đối với những loại gỗ quý và mắc tiền thì càng phải được tôn vinh cái “tốt gỗ” của nó thay vì màu khác để không ai biết nó là gỗ gì.

Các quy trình thông thường lâu nay được sử dụng

 Đối với dòng sơn dầu, PU dung môi thì chỉ cần sử dụng sơn lót trong suốt làm mịn bề mặt rồi tiền hành sơn phủ bóng gỗ hoặc sơn phủ mờ.

 Đối với dầu lau bảo dưỡng thì đơn giản hơn, chỉ việc lau qua một đến hai lượt là đã có được thành phẩm rồi.

Nhược điểm:

Việc sử dụng các loại sản phẩm sơn truyền thống không mang lại hiệu quả cao và có một vài nhược điểm mà ai cũng biết, đó là:

  • Đối với các dòng sơn hệ dung môi thì thường độc hại, và nhiều mùi hôi từ dung môi gây ra. Thêm nữa việc thi công cũng khá phức tạp, đòi hỏi thợ thi công có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt thì thành phẩm mới đạt chuẩn tốt về mặt chất lượng và thẩm mỹ.
  • Đối với dầu lau bảo dưỡng thì chất lượng cũng thay đổi theo giá thành, một số sản phẩm có chất lượng khá cao nhưng giá thành cũng tương đối cao. Ngoài ra việc thường xuyên bảo dưỡng lại dầu lau cũng gây nhiều phiền toái về mặt thời gian và công sức, đó là về mặt thi công. Bên cạnh đó có một vấn đề hầu như không tránh khỏi của các dòng này là làm thay đổi ít nhiều màu sắc nguyên thủy của gỗ tự nhiên.

Và điểm đáng lưu ý vô cùng quan trọng là đồ gỗ nội thất khi sử dụng phương pháp truyền thống (xử lý sơn lót và phủ bóng, hay lau dầu), sau khi hoàn thiện xong gỗ bỗng nhiên sẫm màu lại (vàng tối xuống), nếu theo dõi thêm thì sau một hai năm màu gỗ bỗng tối màu hơn. Để giải thích vấn đề này một cách vắn tắt thì do hai nguyên nhân chính là dung môi (dầu lau, sơn dung môi) trong công thức cùng với cơ chế thấm sâu vào gỗ (dầu lau).

Giải pháp:

Để giải quyết các điểm bất lợi trên, hiện nay nhiều đối tác là thợ sơn, các đơn vị sản xuất đã chuyển sang sử dụng và tin dùng các sản phẩm của sơn gỗ Lotus. Về bản chất thì là do sơn gỗ hệ nước nên sơn không làm thay đổi màu sắc của gỗ, cả theo thời gian và có độ bám dính cao.

Quy trình thi công cũng tương tự như sơn dung môi truyền thống, cái được hơn nhiều nữa là không cần phải pha trộn gì, không mùi hôi, không dung môi độc hại cháy nổ mà chất lượng độ bóng, độ cứng, kháng trầy xước cũng không thua kém gì.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button