Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn đo và kiểm tra IGBT của bếp từ kiến thức mới năm 2023

Hướng dẫn đo và kiểm tra IGBT của bếp từ – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Bạn đang muốn kiểm tra igbt của bếp từ hay bạn là người sửa chữa bếp từ nhưng lại không biết cách đo và kiểm tra IGBT như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ nêu chi tiết cấu tạo và cách đo IGBT hiệu quả, dễ dàng thực hiện. Theo dõi bài viết nhé!

IGBT là gì? Cấu tạo của IGBT

IGBT là gì? 

IGBT là viết tắt bằng cụm từ Insulated Gate Bipolar Transistor, được dân thợ gọi với cái tên khác là con sò công suất. Đây là một trong những công nghệ mới được áp dụng rất nhiều trong sản xuất bếp từ Nhật nhập khẩu và một số thiết bị khác như máy hàn điện tử, máy cắt Plasma. Sò công suất là một bộ phận hết sức quan trọng của bếp từ đôi khi được coi như trái tim của bếp, cùng tìm hiểu cấu tạo của IGBT để biết tầm quan trọng của thiết bị này.

Cấu tạo của IGBT

Có cấu tạo gần giống với Transistor với khả năng đóng ngắt mạch siêu nhanh bằng cách đặt điện áp điều khiển vào 2 cực E và G.

Điểm khác biệt giữa IGBT và Transistor là IGBT có thêm 1 lớp nối Collector từ đó tạo nên cấu trúc bán dẫn P-N-P giữa Collector với Emiter, Trong khi Transistor có cấu tạo là N-N.

IGBT có 3 điện cực là cực E, cực C và cực G. Cực C các điện từ cực E, cực G được cách điện từ cực E và cực C. 1 ống IGBT tích hợp với diode giảm xóc ở 2 cực E và C dễ dàng phát hiện bằng bút vạn năng. Trong bếp từ, các IGBT được xắp xếp gần nhau tạo thành một mạch kín, mỗi IGBT đều được kết nối với đường xung điện 18V, chân đầu ra của vi xử lý LC LM358 và LC LM339.

XEM THÊM: BẾP TỪ NHẬT SỬ DỤNG CÓ TỐN ĐIỆN KHÔNG

Chuẩn bị trước khi đo và kiểm tra

  • Nếu để hở chân Gate, không bao giờ sử dụng nguồn điện 20V giữa chân Emittor và Collector.

  • Đảm bảo an toàn tĩnh điện để không làm hỏng các thiết bị xung quanh.

  • Tốt nhất là sử dụng đồng hồ vạn năng có chế độ kiểm tra Diode, chú ý điện áp luôn nhỏ hơn 20V, Bình thường sử dụng nguồn điện 9V.

  • Không được sử dụng điện áp Emittor lớn hơn các giá trị điện áp của IGBT, điện áp giữa Emittor và Gate không được phép lớn hơn điện áp định danh của IGBT.

Hướng dẫn cách đo và kiểm tra IGBT

hướng dẫn cách đo và kiểm tra IGBT

Hướng dẫn đo IGBT chi tiết

Điện áp chịu đựng UCE

Kiểm tra điện áp chịu đựng UCE, đây là điện áp tối đa mà IGBT có thể chịu đựng được, nếu bếp sinh ra điện áp quá cao vượt quá UCE sẽ dẫn đến IGBT bị chết. Cho nên kiểm tra điện áp chịu đựng UCE hết sức cần thiết.

Kiểm tra Gate Oxide 

  • Điều chỉnh đồng hồ vạn năng và để đo chế độ đo điện trở.

  • Nếu IGBT bọ hỏng, Khi kiểm tra thấy có điện trở rò giữa chân Collector và chân Gate

  • Nếu đo mà thấy điện trở của Gate và Emittor đều lớn vô cùng thì rõ ràng Sò công suất IGBT vẫn sử dụng tốt.

Kiểm tra Collector-Emittoor

  • Đặt đồng hồ vạn năng ở chế độ Diode.

  • Lấy sò công suất IGBT ra khỏi mạch.

  • Nối chân Emittor và chân Gate.

  • Nếu cực âm được nối với Collector và cực dương của que đo nối với Emittor, đồng hồ chỉ đúng điện áp trên diode bên trong sò công suất.

  • Ngược lại nếu đồng hồ chỉ hở mạch hoặc trạng thái điện trở rất lớn.

  • Nếu IGBT bị hỏng thường là do mạch bị ngắn, bị hở mạch ở cả 2 chiều hoặc cả 2 chiều đều có điện trở.

Kiểm tra tần số dao động F

Đây là tham số rất quan trọng trong bếp từ, bạn cần chú ý:

  • Tần số hoạt động càng cao thì IGBT thì hoạt động càng nhanh.
  • Nếu thông số F không đủ thì cho dù có lắp IGBT có chỉ số IC và UCE tốt cũng không đáp ứng được tần số hoạt động có thể dẫn đến nổ IGBT.

Ứng dụng của IGBT trong bếp từ 

Với khả năng đóng ngắt điện siêu nhanh chính vì thế IGBT được sử dụng để bảo vệ bếp từ khỏi các sự cố. Hỗ trợ đắc lực trong việc chuyển mạch điện trong nhiều thiết bị.

Kết luận: khi sò công suất IGBT gắp vấn đề, lỗi khiến cho IGBT của bếp tự ngắt liên tục, trong trường hợp này bạn không nên tự ý tháo hay thay thế IGBT của bếp từ. Đây là một lỗi hết sức khó để khắc phục, dễ dẫn đến làm hỏng các bộ phận khác. Bạn hãy gọi ngay cho trung tâm sửa bếp từ để được tư vấn và giải quyết vấn đề lỗi IGBT.

XEM CÁC SẢN PHẨM: ĐIỆN MÁY HIẾU NGA – HÀNG NHẬT NỘI ĐỊA 


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button