Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn cụ thể phân tích “Người lái đò sông Đà” kiến thức mới năm 2023

Hướng dẫn cụ thể phân tích “Người lái đò sông Đà” – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Người lái đò sông Đà là một trong những tác phẩm tùy bút nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả dòng sông Đà và ngợi ca hình ảnh của người lao động dũng cảm, yêu nghề. Mong rằng bài viết Phân tích người lái đò sông Đà mà Kiến Guru gửi tới các bạn dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn, khám phá nhiều thêm những nét đẹp quý giá mà nhờ vào sự uyên bác của nhà văn đã khéo léo thổi hồn vào tác phẩm này.

Tìm hiểu chung cho phân tích “Người lái đò sông Đà”

1 – Tác giả:

  • Tác giả Nguyễn Tuân (1920 – 1987) quê gốc ở Hà Nội
  • Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
  • Năm 1996, Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
  • Phong cách nghệ thuật: tài hoa, uyên bác, phóng túng.
  • Tài hoa ở hướng tiếp cận trên phương diện của những cái đẹp, ngôn từ hình ảnh sử dụng như một ‘‘thầy phù thuỷ’’ của từ ngữ, bởi những chữ viết của ông như có những khớp xương/co duỗi nhịp nhàng.
  • Uyên bác là bởi ông sử dụng các hình ảnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Phóng túng nhờ lối viết thoải mái, không khuôn khổ → Ông sinh ra là dành cho tuỳ bút.

2 – Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác:
  • Người lái đò sông Đà là thành quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.
  • Tác phẩm được in trong tập ‘‘Sông Đà’’ – 1960
  • Ý nghĩa lời đề từ: ‘‘Chúng thuỷ giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích):
  • Câu thơ viết bằng chữ Hán.dịch ra có nghĩa ”Mọi dòng sông đều chảy về Đông, chỉ có một sông Đà theo hướng Bắc”. Việc sử dụng chữ Hán trong thơ ca nhằm mục đích nhấn mạnh ý, và tăng thêm tính trang trọng của thơ văn. Ở đây mục đích cũng như vậy.tác giả nhấn mạnh vào sự dặc biệt khác thương của dòng sông là chảy ngược.từ ”độc” là một từ đắt giá, thể hiện cá tính đọc đáo và sức mạnh phi thường của con sông.
  • Lời đề từ chỉ nét đẹp hoang sơ độc đáo, và nêu thêm sự dữ dằn hung bạo của con sông luôn mạnh mẽ, sức sống chảy qua một vùng núi non hiểm trở.
  • Lời đề từ không phải của Nguyễn Tuân viết ra nhưng lại rất thích hợp khi đặt trong tuỳ bút này và thích hợp với phong cách Nguyễn Tuân – một con người’ “sống là một bản gốc và chết đi không để lại bất cứ một bản sao nào”, đó là chuyên viết về ‘‘cái đẹp tuyệt mĩ và dữ dội đến mức khủng khiếp”.

⇒ Lời đề từ “Người lái đò sông Đà” hoàn toàn thích hợp để được sử dụng trong tuỳ bút này,đây cũng là một yếu tố làm nên tiếng vang của tác phẩm. Lời đề từ gợi trí tò mò của người đọc về con sông, cũng như đi tìm cái hay của tác phẩm. Chỉ với lời đề từ này, tác giả đã cho thấy sự thành công của tác phẩm ngay từ những câu đầu tiên

Gợi ý phân tích “Người lái đò sông Đà” ngắn gọn

Sau khi đã tìm hiểu chung về những kiến thức cơ bản của tác phẩm, tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích thật kỹ và cụ thể hơn tác phẩm qua từng hình tượng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

1 – Hình tượng dòng sông Đà:

  • Vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của sông Đà:
  • Được cảm nhận qua diện mạo và tâm địa của con sông hung bạo
  • Bằng sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng lên mức độ khác thường của dòng sông, tác giả đã cho ta thấy hiện lên trước mắt là một khúc sông vừa sâu, vừa hẹp, vừa lạnh để bất kỳ ai đến đây cũng phải rùng mình sợ hãi.
  • Trích dẫn những dẫn chứng về hình ảnh, âm thanh miêu tả sống động từ bờ sông, ghềnh, thác nước và những vách đá.
  • Vẻ đẹp nên thơ trữ tình của sông Đà:

Vẻ thơ mộng trữ tình của Sông Đà được tác giả miêu tả ở nhiều góc độ, trong nhiều thời điểm nên dáng vẻ, màu sắc thật sinh động:

  • Từ những hình dáng màu sắc của dòng sông, tâm hồn từ những người cố nhân và quang cảnh yên bình của ven sông → Đã tạo nên một diện mạo tâm địa của dòng sông hòa cùng với vẻ đẹp nên thơ trữ tình.
  • Tác giả đã kết hợp hai kỹ năng quan sát, liên tưởng và tưởng tượng
  • Quan sát miêu tả hình ảnh dòng sông hiện lên chân thực
  • Liên tưởng và tưởng tượng đẩy lên vẻ đẹp đã trở thành kiệt tác của tạo hoá
  • Chỉ qua các biểu hiện về phong cách, dòng sông được thể hiện trên phương diện của cái đẹp, ngôn từ sử dụng nhịp nhàng, khả năng dựng cảnh điêu luyện mở ra trước mặt người đọc một thước phim
  • Ông huy động tri thức của nhiều lĩnh vực: hội hoạ, địa lí, văn học

2 – Hình tượng người lái đò sông Đà:

  • Hình tượng ông lái đò đã toát lên được một khí chất đáng quý và đáng trân trọng:
  • Tuổi tác: ông rất giàu kinh nghiệm, có cả một cuộc đời vật lộn trên sông
  • Tay lái của ông được thể hiện trên đoạn ghềnh hiểm ác của thượng nguồn sông Đà
  • Nhiều lần giữ lái chính: cho thấy tài năng và sự tín nhiệm
  • Ông có một trí nhớ phi thường: dùng mắt thường để đóng đinh khắp luồng lạch trên sông,…
  • Yêu nghề, đam mê với nghề mưu sinh
  • Qua từng trùng vi của con sông, ông vẫn chịu đựng và có tinh thần trách nhiệm lớn. Mặc dù dòng sông không chỉ đấu sức, đấu trí nhưng ông vẫn rất mưu trí, dũng cảm và nhanh nhẹn linh hoạt. Không những vậy ông còn là người khiêm tốn, không kể chiến công.
  • Trích dẫn những dẫn chứng về hình ảnh người lái đò qua từng trùng vi thạch trận.

3 – Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

  • Sáng tác mang sự tài hoa, uyên bác của một con người với tầm hiểu biết rộng, được tổng hợp trên nhiều lĩnh vực. Dù là viết về đề tài gì thì ông cũng quan sát và miêu tả lại ở phương diện văn hóa, thẩm mỹ
  • Ông là nhà văn của sự phi thường bởi Nguyễn Tuân tôn thờ chủ nghĩa xê dịch nên ông bị ấn tượng bởi những tính cách phi thường, những sự vật tuyệt mỹ, những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.
  • Trước Cách mạng Tháng 8, ông tìm về với những vẻ đẹp chỉ còn là vang bóng nhưng sau Cách mạng ngòi bút của ông không còn đối lập giữa quá khứ và hiện tại nữa mà tập trung vào những con người lao động bình dị với ngòi bút yêu thương và ca ngợi.
  • Ông có biệt tài với thể tùy bút bởi sự phóng khoáng trong cảm xúc và sự phóng túng trong tâm hồn
  • Ngôn ngữ sử dụng trong các sáng tác của Nguyễn Tuân được đẩy lên gần như ở mức tuyệt đối của mức độ, màu sắc, hành động

4 – Giá trị nghệ thuật:

  • Tác phẩm thể hiện rõ nét sự uyên bác trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Trong đó nổi bật là những so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị. Ngôn từ phong phú, giàu hình ảnh và sức gợi cảm cao, câu văn đa dạng, lúc dữ dội tuôn trào, lúc nhẹ nhàng khoan thai. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một cảnh sông nước tuyệt đẹp, độc đáo.

Kết luận:

Bằng vốn hiểu biết sâu rộng cùng tài năng miêu tả sắc sảo, Nguyễn Tuân đã đưa người đọc đi hết từ sợ hãi này đến bất ngờ khác khi miêu tả hai vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện sự ngưỡng mộ vô cùng với ông lái đò qua sự tri thức, tài năng và tinh thần quả cảm

Kết luận

Qua bài phân tích cụ thể về tác phẩm mà Kiến Guru biên soạn, chúng mình mong rằng các bạn có thể cảm nhận trọn vẹn bài viết để thấy được sự tài hoa uyên bác của tác giả qua hình tượng dòng sông Đà, hình tượng người lái đò và những giá trị nghệ thuật đắt giá qua bài phân tích người lái đò sông đà trữ tình. Để tìm hiểu thêm về các nội dung khác liên quan đến tác phẩm Người lái đò sông Đà , các bạn có thể tham khảo tại Kiến Guru.

 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button