Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

HỆ THỐNG MÁY LẠNH TRUNG TÂM (VRF,VRV,…) BÁO LỖI TÍN HIỆU, MẤT TÍN HIỆU, HOẠT ĐỘNG CHẬP CHỜN CÓ PHẢI DO KHÔNG BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ? kiến thức mới năm 2023

HỆ THỐNG MÁY LẠNH TRUNG TÂM (VRF,VRV,…) BÁO LỖI TÍN HIỆU, MẤT TÍN HIỆU, HOẠT ĐỘNG CHẬP CHỜN CÓ PHẢI DO KHÔNG BẢO TRÌ ĐỊNH KỲ? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Bảo trì máy lạnh – Bài 45

Hệ thống máy lạnh trung tâm bao gồm nhiều dàn lạnh kết nối nhiều cụm dàn nóng với nhau. Giới hạn số dàn nóng, số dàn lạnh, chiều dài tối đa giữa các dàn lạnh, dàn nóng,… tùy thuộc vào hãng sản xuất (VRV của Daikin, VRF của Mitsubishi Electric, VRF của Toshiba, VRF của Hitachi/Hisense, VRF của LG…).

  • Các cụm dàn nóng kết nối với nhau qua 1 đường dây (dây link các dàn nóng lại thành 1 cụm), kết nối theo kiểu link dàn nóng 1 qua dàn nóng 2 và từ dàn nóng 2 link qua dàn nóng 3. Thông thường đa số các hãng link 3 dàn nóng lại thành 1 cụm. Công suất tối đa của 1 cụm này hiện tại từ 64-84HP tùy theo từng hãng.
  • Các dàn lạnh link với nhau từ dàn lạnh 1 đến dàn lạnh n (số dàn lạnh n này phụ thuộc công suất dàn nóng và quy định của nhà sản xuất). Dàn lạnh nhận tín hiệu điều khiển từ dàn nóng, sau đó chuyển tín hiệu thành này thành tín hiệu điện và thực hiện mệnh lệnh theo bộ điều khiển đặt ở dàn nóng.
  • Dàn nóng và dàn lạnh được nối với nhau qua 1 đường dây (dây link giữa dàn lạnh và dàn nóng). Đường dây này truyền tín hiệu từ dàn lạnh lên dàn nóng và nhận tín hiệu từ dàn nóng xuống dàn lạnh.
  • Nếu hệ thống lớn, các cụm link với nhau và link với bộ điều khiển trung tâm (bộ điều khiển trung tâm thường đặt ở tầng hầm hoặc tầng thượng để dễ dàng kiểm soát, quản lý hệ thống lạnh cả tòa nhà). Chính vì tất cả dàn nóng và dàn lạnh đều được điều khiển bằng một hệ thống tập trung “hệ thống trung tâm” nên ta gọi nó là ” Hệ thống máy lạnh trung tâm” hoặc “Máy lạnh trung tâm”.

Vậy lỗi tín hiệu, mất tín hiệu, tín hiệu chập chờn nguyên nhân và cách khắc phục ra sao trong bài viết mình sẽ chia sẻ để các bạn hiểu rõ hơn.

Dây tín hiệu là bao gồm tất cả các dây khiển link với nhau. Cụ thể như sau:

  • Dây link dàn nóng với dàn nóng.
  • Dây link dàn lạnh với dàn lạnh.
  • Dây link dàn nóng với dàn lạnh.
  • Dây link dàn nóng với bộ điều khiển trung tâm.

Vậy muốn xác định được lỗi tín hiệu thì ta phải nắm rõ cấu tạo, sơ đồ , yêu cầu kỹ thuật và nguyên lý hoạt động đường dây tín hiệu của hệ thống lạnh trung tâm VRV, VRF,…

Nguyên lý hoạt động và yêu cầu kỹ thuật:

  • Dây tín hiệu thường dùng 1 lõi 2 sợi và bên ngoài có thêm lớp chống nhiễu. Lớp chống nhiễu này có chức năng không cho các sóng điều khiển khác của tòa nhà ảnh hưởng đến tín hiệu điều khiển của hệ thống.
  • Dây tín hiệu có hiệu điện thế duy trì từ 12-24V DC tùy theo quy định của hãng sản xuất.
  • Dây tín hiệu bắt buộc phải bấm đầu cos để tăng khả năng tiếp xúc.
  • Dây tín hiệu có thể mắc theo 2 kiểu là: mắc theo dạng xương cá và mắc theo kiểu link.
  • Chiều dài tối đa của dây tín hiệu có thể lên đến 1000m tùy theo từng hãng sản xuất.

Khi lỗi tín hiệu xảy ra thì trong hệ thống điều khiển trung tâm (bộ điều khiển trung tâm) sẽ hiển thị mã lỗi (tùy theo từng hãng mà ký tự mã lỗi này sẽ khác nhau như: Daikin-U4, Mitsubishi-6607,…)

Đôi khi có một số lỗi tín hiệu khác vừa hiển thị trên bộ điều khiển trung tâm vừa hiển thị trên dàn lạnh thì bạn có thể quan sát ngay remote dàn lạnh để biết được tình trạng lỗi của hệ thống mình.

Khi lỗi tín hiệu xảy ra bạn nên Reset hệ thống và bộ điều khiển trung tâm lại (cụ thể là bạn Off CB cấp nguồn tất cả các cụm dàn nóng và dàn lạnh, Off CB cấp nguồn cho bộ điều khiển trung tâm). Mục đích của việc Reset này là để cho hệ thống tự nhận tín hiệu lại, do quá trình sử dụng lâu dài không bảo trì hệ thống lạnh định kỳ nên có khả năng là tiếp xúc của dây tín hiệu không tốt.

Nếu sau khi Reset hệ thống và bộ điều khiển trung tâm cho hoạt động lại mà hệ thống vẫn báo lỗi thì các bạn ghi lại mã lỗi đó và gọi trực tiếp lên hotline của hãng sản xuất nhờ tư vấn hoặc bạn cũng có thể search google để biết sơ bộ lỗi đó và tự tìm cách khắc phục nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về điều hòa trung tâm.

Lỗi tín hiệu xảy không chỉ đơn thuần là sự kết nối bị lỗi mà còn một số yêu tố khác nữa chuyên sâu hơn, nếu các bạn quan tâm thì email cho mình, mình sẽ gửi tài liệu cho các bạn nghiên cứu nha.

Để hạn chế lỗi tín hiệu này xảy ra thường xuyên thì các bạn phải bảo trì định kỳ vì trong công việc bảo trì định kỳ sẽ có công việc kiểm tra tiếp xúc dây tín hiệu. Chính công việc kiểm tra tiếp xúc này hạn chế rất nhiều nguyên nhân gây ra sự cố cho hệ thống máy lạnh trung tâm của bạn. Ngoài ra, bảo trì hệ thống lạnh định kỳ còn giúp cho tuổi thọ của hệ thống lạnh được kéo dài hơn và đặc biệt hơn nữa của việc bảo trì định kỳ là giúp bạn tiết kiệm được tiền hóa đơn tiền điện hàng tháng một cách đáng kể.

Trên là những chia sẻ của cá nhân mình mong sẽ giúp ích được cho các bạn có kiến thức cơ bản về tín hiệu điều khiển của hệ thống máy lạnh trung tâm VRV,VRF,…

———————————————————————

Cty CP TM-DV CƠ ĐIỆN LẠNH MECO

Telephone: (028) 62.63.90.95

Email: phluc.meco@gmail.com

Adress: 19 đường 18, Khu đô thị mới Himlam, P. Tân Hưng, Q.7, HCM

———————————————————————

Riêng thương hiệu Bảo trì máy lạnh MECO thì bạn sẽ dễ dàng biết được thông tin:

– Về người kinh doanh qua  facebook:

– Chia sẻ kinh nghiệm về bảo trì máy lạnh và hệ thống lạnh trung tâm qua   baotrimaylanh.vn

– Hoạt động thường xuyên của MECO qua Fanpage:  baotrimaylanhmeco

3 địa chỉ này sẽ giúp bạn phần nào thêm tin tưởng TRƯỚC khi sử dụng dịch vụ vì “Có người thật mới có dịch vụ thật!

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button