Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

ESP là gì? Tìm hiểu về hệ thống ESP trên ô tô

ESP là gì? Đây là câu hỏi được đặt ra đối với những người lần đầu tiên nghe tới “esp”. Esp – hệ thống cân bằng điện tử, công nghệ này được sử dụng rộng rãi trên các dòng xe hơi hiện nay nhằm tăng tính ổn định và giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn khi điều khiển. Tuy nhiên, khi esp được ghép với một từ nào đó sẽ cho ra những ý nghĩa khác nhau. Chính vì vậy mọi người cần biết để vận dụng từ ngữ linh hoạt với từng hoàn cảnh khác nhau sao cho phù hợp. Và để hiểu rõ hơn esp là gì ? Mời các bạn cùng theo dõi những thông tin được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

ESP la gi
ESP la gi

Một số thuật ngữ liên quan đến ESP

Esp là gì?

ESP là gì? ESP khi đứng độc lập có nghĩa là công nghệ cân bằng điện tử tự động, được lắp đặt cho xe ô tô. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định ESP ghép với 1 từ khác sẽ có nghĩa khác nhau như:

– Esp Capital: chắc hẳn với những Startup trẻ chắc chắn sẽ không còn xa lạ với tên công ty này. Theo đó, ESP Capital là tên một công ty khởi nghiệp lớn có trụ sở chính tại Singapore, có văn phòng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí MInh với vốn đầu tư lên tới 20 triệu USD

– Hack Esp: Hay Hack Radar là bản hack nâng cấp trong game online, cho phép bạn nhìn thấy vị trí của những người chơi khác; thậm chí còn cung cấp thông tin thiết bị, khoảng cách, tên, lượng máu,…

– Esp8266 và Esp32: Là tên một loại mạch vi điều khiển giúp bạn điều khiển các thiết bị điện tử dễ dàng hơn. Esp8266 và Esp32 là sự kết hợp của module Wifi tích hợp bên trong con vi điều khiển chính.

– Esp-idf: Đây là cụm từ viết tắt của Espressif Internet Development Framework, sử dụng FreeRTOS để xử lý tốc độ cao và quản lý nhiều thiết bị ngoại vi được cài sẵn.

Bên cạnh các ý nghĩa trên, esp còn được sử dụng trong các lĩnh vực như: điện tử, công nghệ như ổ Esp.

ESP la gi
ESP la gi

Vậy ESP có nghĩa là gì?

– ESP là từ viết tắt của Electronic Stability Program (hệ thống cân bằng điện tử xe ô tô), giúp việc kiểm soát tay lái của tài xế tốt hơn và điều khiển phương tiện đi đúng lộ trình an toàn.

– Hệ thống cân bằng điện tử ESP là tính năng an toàn tiêu chuẩn được trang bị trên các dòng xe hơi nhằm mục đích tăng cường sự cân bằng, tính ổn định của xe. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình phương tiện lưu thông.

– Hiện tại, hệ thống ESP này được ứng dụng phổ biến cho rất nhiều dòng xe trên thị trường, ngay cả những mẫu xe đô thị cũng cần được trang bị hệ thống này để đảm bảo xe có độ bám đường tốt, tránh xảy ra sự cố khi đi qua các địa hình trơn trượt, bùn lầy hay đánh lái đột ngột khi gặp chướng ngại vật.

Cấu tạo của ESP

ESP là gì? ESP là một tổng hệ thống, không hoạt động riêng lẻ một mình. Công nghệ này được phát triển dựa trên việc tích hợp nhiều hệ thống khác nhau. Mỗi bộ phận trong hệ thống ESP đều giữ một vai trò chủ chốt khác nhau, nhằm đảm bảo cho chiếc xe hoạt động một cách an toàn nhất.

Như vậy, ESP là sự kết hợp của các hệ thống như:

– Hệ thống chống bó cứng phanh ABS: giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng mất lái khi người  lái xe vừa phanh vừa tránh chướng ngại vật ở tốc độ cao.

– Hệ thống ASR (Acceleration Slip Regulator): có nhiệm vụ ngăn tình trạng trượt của bánh xe chủ động khi tăng tốc.

– Hệ thống EBR (Engine Brake Regulation): đảm bảo tính ổn định khi xe di chuyển

– Hệ thống TCS (Traction Control System): giúp chống trượt và kiểm soát lực kéo tốt hơn.

Chính vì vậy, về bản chất, nhiệm vụ của ESP là giúp xe ô tô hạn chế tình trạng “văng đầu” (understeering) và “văng đuôi” (oversteering) khi vào cua hoặc đánh lái đột ngột khi gặp chướng ngại vật.

Vai trò của ESP là gì?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP chiếm vai trò rất quan trọng trên xe ô tô. Cũng nhờ tầm quan trọng này mà người ta đã trang bị ESP trên cả những chiếc xe tầm trung chứ không riêng gì xe hạng sang.

Cụ thể những bộ phận nhỏ có trong hệ thống ESP sẽ đảm bảo thực hiện những vai trò riêng. Các vai trò này có sự liên quan “dây mơ rễ má” với nhau từ đó cho ra một kết quả hoàn chỉnh nhất. Dưới đây là những vai trò của từng bộ phận nói trên.

  • Bộ xử lý ECU: Tiếp nhận thông tin từ các bộ phận cảm biến, xử lý những thông tin đó và đưa ra những phán đoán xử lý kịp thời. ECU là “bộ não” của hệ thống này.
  • Cảm biến áp lực phanh: Tăng giảm áp lực của phanh bằng cách can thiệp vào hệ thống dầu.
  • Cảm biến bướm ga: Nhận diện vị trí hiện tại của bướm ga để quyết định công việc đóng hay mở. Ví dụ khi xe xuống dốc, van bướm ga sẽ đóng lại để xe sử dụng chế độ phanh bằng động cơ.
  • Cảm biến góc lái: Xác định hướng di chuyển của xe để đo góc đánh lái.
  • Cảm biến trên bộ gia tốc và tỉ lệ lệch ngang của thân xe: Truyền thông tin về ECU để kịp thời xử lý trong tình huống xe đánh lái gấp vào các khúc cua dẫn đến tình trạng dễ bị mất lái.
  • Cảm biến bộ phận chân ga: Đưa xe về trạng thái cân bằng trong trường hợp người lái lỡ đạp lái quá ga so với góc lái.

Nói một cách dễ hiểu, hệ thống ESP có mặt trên xe để giúp xe đi đúng lộ trình an toàn và giúp tài xế kiểm soát tay lái tốt hơn. Khi xe vào cua hay gặp những tình huống khẩn cấp phải đánh tay lái, ESP giúp xe không bị trượt hay xảy ra va đập không mong muốn.

ESP hoạt động như thế nào?

Để nhận biết tốc độ và góc đánh lái bánh xe ô tô, hệ thống ESP sẽ thu tín hiệu từ các cảm biến gồm:

  • Vehicle speed sensor: Cảm biến tốc độ từng bánh xe
  • G sensor: Cảm biến xác định tọa độ trọng tâm của chiếc xe
  • Steering angle sensor: Cảm biến góc lái

Những tín hiệu này phát ra sẽ được truyền về hộp ECU điều khiển ESP và sau đó truyền xuống bộ thủy lực (hydraulic Control Unit) để điều chỉnh áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe sao cho cân bằng.

ESP la gi
ESP la gi

Tầm quan trọng của ESP trên ô tô

– Theo kinh nghiệm của các chuyên về ô tô, ESP được ví là “thần hộ mệnh” cho các tài xế bởi hệ thống này có khả năng nhận diện các mối nguy hiểm rất nhạy bén.

– Cùng với ESP, các hệ thống công nghệ an toàn khác như ABS, TCS hay EBD sẽ nhanh chóng hỗ trợ tài xế điều khiển xe xử lý và thoát khỏi các tình huống khẩn cấp đột ngột phát sinh 1 cách an toàn.

– Hệ thống cân bằng điện tử ESP giúp tài xế kiểm soát tay lái tốt hơn và điều khiển phương tiện đi theo đúng lộ trình an toàn. Khi xe gặp những tình huống khẩn ESP sẽ giúp xe lấy lại sự cân bằng, tránh bị lật – trượt hay xảy ra va đập không đáng có.

– Cách nhận biết đơn giản xem ESP có hoạt động không là dựa vào nút khởi động bật/ tắt hệ thống thường được lắp ở bảng đồng hồ. Khi ESP hoạt động, đèn bên phải sẽ có tín hiệu đèn và ngược lại, khi hệ thống ESP bị bô hiệu hóa, đèn bên trái sẽ sáng lên.

Từ khóa:

  • Esp là viết tắt của từ gì
  • ESP là viết tắt của nước nào
  • Eps là gì
  • Esp meaning
  • Hệ thống ESP
  • Esc là gì
  • Esp8266 là gì

Nội dung liên quan:

Back to top button