Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TỐT? – Khoa học trẻ TST kiến thức mới năm 2023

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TỐT? – Khoa học trẻ TST – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên quan trọng hơn ở Việt Nam khi các trường đại học ngày càng chú trọng hơn đến các công bố quốc tế. Nghiên cứu khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế trở thành ‘rào cản’ đối với nhiều người, đặc biệt là nghiên cứu sinh. Tìm được những người hiểu cách thực hiện nghiên cứu khoa học không phải là điều dễ dàng. Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Đội ngũ giảng viên: (tùy theo khóa, từ 3-4 giảng viên/khóa)

  1. PGS.TS VÒNG BÍNH LONG

Thầy Long hiện giữ chức Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật Y Sinh, Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TPHCM. Đồng thời, thầy cũng đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà Khoa học Trẻ TP. Hồ Chí Minh.

Hướng nghiên cứu chủ yếu: 

– Hệ dẫn thuốc bằng hạt nano redox trong điều trị viêm và ung thư đại trực tràng. 

– Phát triển hệ nano hydrogel kiểm soát giải phóng nitric oxide trong điều trị nhồi máu cơ tim và ung thư. 

– Phát triển hệ polypeptide nano ứng dụng vào trong y sinh học.

Thầy đã có 26 bài báo khoa học, trong đó 22 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế ISI có uy tín, là tác giả của 09 bằng độc quyền sáng chế quốc tế và 03 chương sách thuộc nhà xuất bản quốc tế có uy tín. PGS.TS Vòng Bính Long từng nhận nhiều giải thưởng danh giá dành cho nhà Khoa học trẻ gồm Giải thưởng nghiên cứu Khoa học thanh niên Quả Cầu vàng và Gương mặt trẻ Tiêu biểu Việt Nam 2018. Hiện thầy Long cũng đang giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh. 

  1. PGS.TS VÕ THANH SANG

Hiện thầy đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Thỉnh giảng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM và Trường Đại học Thủ Dầu Một. Thầy Sang cũng đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà Khoa học Trẻ TP. Hồ Chí Minh.

Hướng nghiên cứu chủ yếu: Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm dị ứng và kháng đái tháo đường của các hợp chất thiên nhiên từ tảo và thực vật trên các mô hình thí nghiệm in vitro và in vivo, làm cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm có thể bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Thầy đã công bố 71 bài báo khoa học, trong đó có 59 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI/SCOPUS. Chỉ số H-index của thầy  là 31 (theo Google Scholar) – chỉ số H-index được xem như là một thước đo về năng suất làm việc, ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến cộng đồng khoa học quốc tế và sự ghi nhận của đồng nghiệp trong ngành của một nhà khoa học. Với thành tích trong nghiên cứu khoa học, PGS.TS Võ Thanh Sang đã vinh dự đạt giải thưởng Khoa học Công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng toàn quốc 2017 – lĩnh vực Công nghệ sinh học; Huy hiệu Tuổi trẻ Sáng tạo do BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.

  1. TS. HÀ THỊ THANH HƯƠNG

Hiện cô đang là Trưởng bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học tái tạo, khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TPHCM. 

Hướng nghiên cứu chủ yếu: 

  • Kỹ thuật thần kinh: thiết kế, thiết bị và ứng dụng lấy con người làm trung tâm
  • Khoa học thần kinh dinh dưỡng, dược phẩm và nhận thức
  • Thoái hóa thần kinh và thần kinh

TS. Hà Thị Thanh Hương đã nhận được nhiều học bổng danh giá như học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam, học bổng Tiến sĩ ngành Khoa học Kỹ thuật từ cựu Sinh viên Stanford, và học bổng Giáo sư Tương lai từ Quỹ học bổng Schlumberger. Năm 2020, TS. Hương trở thành nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng Early Career Award (giải thưởng dành cho các giáo sư trẻ). Cô cũng là trưởng nhóm nghiên cứu The Brain Health Lab, tập trung phát triển các kỹ thuật chẩn đoán và phòng ngừa bệnh thần kinh. 

  1. TS. NGUYỄN THÀNH QUẢ

Giảng viên bộ môn Thiết bị Y tế thuộc khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM. 

Hướng nghiên cứu: 

-Công nghệ vi lưu và phòng thí nghiệm trên chip với chi phí thấp

-Công nghệ truyền thuốc qua da bằng vi kim 

-Công nghệ nội tạng trên chip

5. TS. TRỊNH NHƯ THÙY

Giảng viên bộ môn Kỹ thuật mô và Y học tái tạo thuộc khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM.

Hướng nghiên cứu chủ yếu:

  • Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc,
  • Đặc điểm của các tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ tiểu đường ở người,
  • Cải thiện các chức năng của tế bào gốc,
  • Ứng dụng tế bào gốc làm mô hình sàng lọc thuốc cho bệnh tiểu đường,
  • Phát triển các sản phẩm tế bào gốc cho bệnh nhân đái tháo đường,
  • Sản xuất các sản phẩm chăm sóc da từ tế bào gốc.


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button