Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

“Dễ hiểu” Hiệu suất là gì ? Công thức tính hiệu suất và Bài tập áp dụng kiến thức mới năm 2023

“Dễ hiểu” Hiệu suất là gì ? Công thức tính hiệu suất và Bài tập áp dụng – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Chắc hẳn chúng ta đã nghe không ít về hiệu suất. Khái niệm hiệu suất có mặt ở hầu hết các lĩnh vực như vật lý, hoá học, kinh tế học và nhiều ngành khoa học khác… Cho dù là khái niệm hiệu suất được áp dụng trong nhiều lĩnh vực gì đi chăng nữa thì chúng vẫn có những đặc điểm chung nhất định. Trong bài viết chia sẻ kiến thức này, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho các bạn không nhiều thì ít những thông tin bổ ích sẽ giúp cho các bạn áp dụng nhiều trong công việc và cuôc sống. Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Làm việc nhóm sẽ mang lại hiệu suất vượt trội

1. Khái niệm về hiệu suất

khái niệm hiệu suất
So sánh hiệu quả và hiệu suất

Hiệu suất là một đại lượng có thể đo lường được và là một công cụ đo lường mức độ hoàn thành theo kế hoạch hoặc mong muốn đã đặt ra trước đó. Khi nói một việc gì đó đạt hiệu suất cao là như thế nào ? Đó là làm sao để có thể tránh lãng phí nguyên vật liệu; thời gian; chi phí nhất có thể.

Hiệu suất có thể giúp ích cho các nhà quản trị để đo lường, so sánh nhiều yếu tố giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn với chi phí thấp nhất có thể.

Phân biệt hiệu quả và hiệu suất: đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng đôi khi chúng ta vẫn hay nhầm lẫn về chúng.

♠ Hiệu quả là đại lượng đo lường được tính toán bằng tỉ số giữa đầu ra (hay còn gọi cách khác chính là kết quả) trên tổng đầu vào (mục tiêu đặt ra ban đầu) sao cho có lợi nhất có thể.

♠ Hiệu suất là hoàn thành mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất có thể. Còn hiệu quả là chúng ta hoàn thành công việc đúng hoặc vượt kế hoạch và đem lại nhiều giá trị nhất có thể.

2. Công thức tính hiệu suất trong vật lý

công thức tính hiệu suất vật lý
Nguyên lý tính hiệu suất trong lĩnh vực điện

Hiệu suất được sử dụng và áp dụng khá nhiều trong lĩnh vực vật lý, lĩnh vực năng lượng, điện, nhiệt,.. Hoặc các bạn cũng thấy từ khi chúng ta học lớp 8 thì chúng đã có mặt trong các bài giảng dạy môn vật lý. Chúng được sử dụng để tính toán công bỏ ra (công có ích) so với công hao phí . Từ đó tính toán được hiệu suất sử dụng là lớn hay nhỏ và áp dụng vào thực tế.

♣ Công thức tính cơ bản nhất trong vật lý

H = A1 ÷ A

Trong đó:

H là hiệu suất

A1: công có ích

A: công toàn phần

Nếu công hao phí càng bé thì hiệu suất sử dụng sẽ càng lớn. Để dễ hiểu và hình dung hơn các bạn có thể theo dõi ví dụ sau nhé:

Anh An và anh Trường phải sử dụng 1 lực tác động vào ròng rọc là 400N để kéo 1 vật nặng 500N lên độ cao là 8m. Hãy tính hiệu suất làm việc của chiếc ròng rọc đó.

Ta có công thức tính hiệu suất là:

H = A1 ÷ A

Trong đó A1 là công có ích để nâng vật lên cao:

A1 = P × h = 500N × 8 = 4000 (J)

Vật nặng được ròng rọc sử dụng nâng nên ta có:

S = 2 × h = 2 × 8 = 16 (m)

Công toàn phần A= F x S (trong đó F chính là lực tác động vào ròng rọc; s là quãng đường vật di chuyển):

A = 400 × 16= 6400 (J)

Vậy hiệu suất làm việc của chiếc ròng rọc đó là:

H = A1 ÷ A= (4000 ÷ 6400) × 100% = 62.5%

♣ Công thức tính hiệu suất của nguồn điện

công thức tính hiệu suất nguồn điện
Hướng dẫn tính hiệu suất sử dụng điện của thiết bị

Được đo lường bằng tỉ số giữa điện năng tiêu thụ có ích so với tổng điện năng tiêu thụ.

H = Q1 ÷ Q

Trong đó:

H: Hiệu suất của nguồn điện

Q1: Điện năng tiêu thụ có ích của dòng điện

Q: Tổng điện năng tiêu thụ

Thực tế trong lĩnh vực điện, chúng ta hay gặp cụm từ “”công suất tiêu thụ” hoặc “điện năng tiêu thụ” hơn là hiệu suất. Chúng ta chủ yếu quan tâm đến thiết bị điện đó có công suất bao nhiêu, sử dụng bao nhiêu kW điện trong một tháng. Còn trong điện công nghiệp sử dụng điện 3 pha nên sẽ cần một thiết bị đo đếm điện năng tiêu thụ 3 pha. Các bạn có thể tham khảo thêm thiết bị đó tại link này: Đồng hồ đo điện tiêu thụ 3 pha.

3. Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học

hiệu suất phản ứng hóa học
Cách tính hiệu suất của một phản ứng hóa học

Hiệu suất phản ứng cũng là một trong những khái niệm trong môn hoá học chắc hẳn không còn quá xa lạ với các bạn nữa có phải không ? Cùng tham khảo kiến thức và công thức dưới đây nhé:

Hiệu suất phản ứng hoá học có đơn vị tính là %. Chúng là đại lượng được đo lường bằng tỉ số giữa khối lượng thực tế so với khối lượng lý thuyết ban đầu. Theo đó khối lượng lý thuyết là khối lượng mà chúng phản ứng và tạo ra nhiều sản phẩm nhất trong phương trình phản ứng hoá học.

Công thức tính hiệu suất phản ứng:

H = (Mtt x 100) ÷ Mlt

Trong đó:

H: Hiệu suất phản ứng

Mtt: khối lượng thực tế (g)

Mlt: Khối lượng lý thuyết (g)

Nếu kết quả tính hiệu suất phản ứng đạt được 85% thì có nghĩa là phản ứng được tạo ra và mang lại năng suất là 85%. Còn 15% còn lại chính là hao phí của năng lượng không phản ứng và chúng ta không thể thu hết được.

Mtt= (Mlt × 100) ÷ H Hoặc Mtt= (Mlt × H) ÷ 100

Hãy tính hiệu suất phản ứng xảy ra khi nung nóng 0.2mol CaCO3, thu lại được 0.16mol.

Ta có phương trình phản ứng hoá học:

CaCO3 → CaO + CO2 ( 0.2mol → 0.2mol)

Đúng ra 0.2mol CaCO3 khi tham gia phương trình phản ứng hoá học sẽ tạo ra được 0.2mol CaO. Nhưng kết quả thu lại chỉ có 0.16mol thôi. Vậy hiệu suất phản ứng hoá học của phương trình trên là:

H = (0.16 ÷ 0.2) × 100 = 80%

4. Khái niệm hiệu suất trong quản trị doanh nghiệp

hiệu suất quản trị doanh nghiệp
Vai trò của hiệu suất trong quản trị doanh nghiệp

Khái niệm hiệu suất được sử dụng trong quản trị giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp dự đoán; đưa ra phương pháp đúng đắn trong quyết định làm sao có thể tránh lãng phí nhất có thể. Từ đó đem lại kết quả hoạt động hoặc lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Công thức tính hiệu suất trong quản trị:

Hiệu suất công việc = Kết quả ÷ chi phí

Hiệu suất công việc là thướt đo khả năng hoàn thành công việc của nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Để nâng cao được năng suất lao động, người quản trị phải tìm ra những phương pháp quản trị hiệu quả nhất chẳng hạn như:

  • Khen thưởng, tán thưởng kết quả hoàn thành công việc của nhân viên bằng cách công nhận khả năng lao động sáng tạo miệt mài của họ. Chúng ta không nên kiệm lời khen khi nhân viên đó thực sự xứng đáng được tuyên dương và khen thưởng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu suất làm việc của NV càng mạnh mẽ khi họ có được động lực tinh thần mạnh mẽ.
  • Quản lý hiệu suất làm việc theo tiến trình: NV lập kế hoạch thực hiện mục tiêu. Nhà quản trị thường xuyên bám sát theo dõi tiến trình có khó khăn tháo gỡ vướng mắc hỗ trợ.
  • Thường xuyên trao đổi phản hồi 1:1 giữa NV và CBQL
  • Tạo cảm giác cho nhân viên luôn được tôn trọng
  • Công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng trau dồi kiến thức kỹ năng chuyên môn thường xuyên.
  • Luôn luôn đồng hành và cùng giúp đỡ nhân viên trong mọi tình huống khó khăn, cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc.
  • Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị: kết quả công việc của nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo cũng như đường lối chỉ đạo đúng đắn trong công việc của nhà lãnh đạo. Nhân viên thật sự có động lực làm việc mạnh mẽ và hiệu suất cao khi họ có đội ngũ lãnh đạo luôn là điểm để họ học hỏi và ngưỡng mộ.

5. Ứng dụng của cách tính hiệu suất

Như bài giới thiệu ở trên chúng tôi đã chia sẻ kiến thức cơ bản về hiệu suất cho các bạn từ lĩnh vực vật lý, điện tử – năng lượng, hoá học, kinh tế học…

Đây là khái niệm được sử dụng nhiều và trong nhiều lĩnh vực. Nhưng chung quy lại chúng cũng có những đặc điểm chung dễ hiểu và dễ sử dụng. Nếu các bạn hiểu và sử dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả không ngờ; giúp các bạn tiết kiệm chi phí; nhân lực; nguyên nhiên liệu và quản trị một cách tối ưu nhất. Tóm lại thì hiệu suất được:

  • Ứng dụng trong vật lý: hiệu suất điện, hiệu suất cơ học; hiệu suất nhiệt, hiệu suất chuyển đổi năng lượng…
  • Ứng dụng trong kinh tế học: hiệu suất kinh doanh, hiệu suất tiền lương…
  • Ứng dụng trong các ngành khác: hiệu suất hành chính, hiệu suất vật liệu, hiệu suất quang hợp….

Tóm lại cong thuc tinh hieu suat được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Do đó khi chúng ta hiểu và vận dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ trang bị thêm cho mình một số kiến thức về hiệu suất. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với tôi qua Hotline: 0868.31.39.86 (Mr. Dương).

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này !

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button