Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn cách thay dây chống giật bình nóng lạnh

Dây chống giật bình nóng lạnh ELCB là thiết bị có vai trò cực kì quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp gặp phải sự cố bình nóng lạnh bị nhảy chống giật ELCB, vậy thì sự cố này có nguy hiểm, cách khắc phục như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé

Dây chống giật bình nóng lạnh là gì?

Là thiết bị được lắp đặt trực tiếp trên bình nóng lạnh gián tiếp, ELCB có độ nhạy rất cao nhằm hạn chế các sự cố chập điện hay rò điện trong quá trình sử dụng

Khi phát hiện sự cố rò điện ra bên ngoài, dây chống giật bình nóng lạnh sẻ tự động ngắt điện để tránh cách sự cố đáng tiếc xảy ra và để sử dụng lại bình nóng lạnh bạn cần bật lại công tấc reset

day chong giat binh nong lanh
day chong giat binh nong lanh

Cách kiểm tra dây chống giật bình nóng lạnh

Muốn kiểm tra bộ phận chống giật ELCB của máy nước nóng ta dựa vào 2 nút điều chỉnh: Test (kiểm tra) – Reset (khởi động lại). Sau khi lắp đặt ELCB bạn cần bật khởi động 2 nút trên rồi cho máy thử hoạt động

Đợi tầm 10 phút sau, nếu nước ra vòi nóng nghĩa là bộ phận chống giật hoạt động tốt, ngược lại khi thiết bị hoạt động bình thường tự động ngắt thì chứng tỏ hệ thống điện không an toàn. Lúc này nên kiểm tra và khắc phục ngay lập tức

Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng như sau:

  • Vặn núm đồng hồ chỉ về định mức ÔM
  • Sử dụng dây đỏ của đồng hồ kết nối với dây màu đà của dây chống giật
  • Dây đen kết nối với 1 trong 2 phích cắm
  • Nếu màn hình hiển thị không xuất hiện chỉ số nào thì dây chống giật đã hỏng

Nguyên nhân và cách sửa bình nóng lạnh bị nhảy chống giật

Khi bình nóng lạnh bị nhảy chống giật ELCB thì nguy cơ chính có thể do điện bị rò rỉ ra bên ngoài nhưng để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất

Thanh đốt bị hỏng

Bộ phận thanh đốt là thiết bị giúp đốt nóng nước trong bình chứa, sau một thời gian thanh đốt có thể bị han gỉ, bề mặt thanh đốt có thể bị rạn nứt hoặc thủng khiến cho dòng điện bị rò rỉ ra bên ngoài.

Khi phát hiện tình trạng này, dây chống giật sẻ bị nhảy và đồng thời ngắt điện để ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra

Cách khắc phục: Kiểm tra lại thanh đốt và thay mới nếu phát hiện thiết bị này bị rạn nứt hoặc bạn cũng có thể vệ sinh thật sạch và kiểm tra lại

Trường hợp này bạn nên liên hệ ngay cho dịch vụ sửa bình nóng lạnh Đà Nẵng để được hỗ trợ nhanh nhất.

Dây chống giật bị ẩm

Thông thường, bình nóng lạnh được lắp đặt tại vị nhà tắm, khu vực thường xuyên chịu ẩm ướt thế nên dây chống giật bị ẩm là điều hiển nhiên.

Với tình trạng này sẻ khiến cho dây chống giật bị chập bên trong khiến cho thiết bị nhảy thường xuyên.

Xử lý: Mở nắp dây chống giật ra kiểm tra xem có bị ẩm ướt không, thực hiện sấy khô xem có thể khắc phục được không.

day chong giat binh nong lanh
day chong giat binh nong lanh

Tiếp điểm chống giật bị move

Các tiếp điểm, đầu nối điện bị move, chạm vào vỏ bọc kim loại bình nóng lạnh gây ra hiện tượng rò điện nên ELCB cũng bị nhảy.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại các tiếp điểm, các đầu nối bằng mắt thường hoặc dùng bút thử. Nếu phát hiện các đầu nối bị rò rỉ hãy nối chúng lại để đảm bảo an toàn.

ELCB bị chạm mạch điện

Ngoài ra, ELCB bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến cho bình nóng lạnh bị nhảy chống giật, để khắc phục sự cố này bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Mở mặt bảo vệ ở khu vực đầu nối bình nóng lạnh ra
  • Bước 2: Tháo bỏ dây chống giật cũ đã bị hỏng ra ngoài để lắp dây chống giật mới vào
  • Bước 3: Dùng băng dính điện để quấn đầu tiếp điểm được đấu nối vào rơ le để dễ luồn qua ống gen
  • Bước 4: Dây chống giật ở bình nóng lạnh có 3 sợi tương ứng: nóng, lạnh và nối đất, hãy đấu nối đầy đủ và chắc chắn chúng vào nhau.
day chong giat binh nong lanh
day chong giat binh nong lanh

Hướng dẫn cách thay dây chống giật ELCB bình nóng lạnh

Bước 1: Tháo nắp bảo vệ bình nóng lạnh ra rồi gỡ bỏ phần sợi dây bị hỏng trước đó

Bước 2: Tiến hành lắp lại sợi dây chống giật ELCB mới

  • Chú ý trên dây ELCB có 3 sợi màu Đà – Xanh – Vàng.
  • Đối với sợi dây màu Đà – Xanh bạn đấu trực tiếp và 2 đầu âm dương của rơle bình nóng lạnh
  • Sợi dây màu vàng sọc xanh thì đấu vào thành bình

Kết thúc quy trình bạn có thể bật điện để kiểm tra.

Lưu ý sử dụng bình nóng lạnh chống giật an toàn

Để đảm bảo quá trình sử dụng bình nóng lạnh được an toàn nhất thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

+ Nên ngắt điện khi đang sử dụng nước nóng

+ Tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng

+ Quá trình lắp đặt phải đảm bảo đúng kĩ thuật, nhớ lắp đặt đầy đủ thiết bị chống giật cho bình nóng lạnh

+ Khi phát hiện sự cố rò điện, nên ngắt điện và ngừng sử dụng ngay lập tức

Báo giá dây chống giật bình nóng lạnh

  • Giá dây chống  Ariston: 250.000 đ
  • Giá dây chống Rossi: 230.000 đ
  • Giá dây chống Picenza: 190.000 đ
  • Giá dây chống giật  Amts: 205.000 đ
  • Giá dây chống giật  Ferroli: 185.000 đ
  • Giá dây chống giật Kangaroo: 170.000 đ

Từ khóa:

  • Rò le chống giật bình nóng lạnh ARISTON
  • Dây chống giật bình nóng lạnh Ferroli
  • Cục chống giật bình nóng lạnh bị nhảy
  • Cách sửa cục chống giật bình nóng lạnh
  • Vấn chống giật bình nóng lạnh
  • Nguyên lý chống giật bình nóng lạnh

Nội dung liên quan:

Back to top button