Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cách lắp đặt tháp giải nhiệt đúng chuẩn dễ thực hiện

Cách lắp đặt tháp giải nhiệt là vấn đề mà người dùng cần phải đặc biệt chú ý trong quá trình thực hiện. Nếu lắp sai cách, không chính xác sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: giải nhiệt kém, giảm độ bền,… Để tháp giải nhiệt vận hành tốt nhất, người dùng cần chú ý lắp đặt thiết bị đúng chuẩn.

Vì sao các nhà xưởng phải sử dụng tháp giải nhiệt?

Trong quá trình sản xuất, các thiết bị máy móc trong nhà xưởng sinh ra lượng nhiệt lớn, nếu không được làm mát kịp thời sẽ là nguyên nhân chính gây nên những hậu quả nghiêm trọng như:

+ Nhiệt độ máy cao làm hư hao dầu mỡ bôi trơn trong máy khiến các linh kiện  nhanh bị mòn, làm giảm hiệu quả làm việc và khiến máy nhanh bị hỏng hơn. Thậm chí, máy nóng trong thời gian dài rất dễ xảy ra hiện tượng cháy động cơ khiến doanh nghiệp tốn kém nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy.

+ Môi trường nhà xưởng nóng lên khiến người lao động khó chịu và giảm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tiến độ công việc cũng bị ảnh hưởng giảm sút.

tháp giải nhiệt
tháp giải nhiệt

Tháp hạ nhiệt công nghiệp cooling tower được coi như một giải pháp làm mát nước thông minh giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các vấn đề trên. Tháp làm hạ nhiệt máy móc bằng cách trích nhiệt hơi nước vào không khí để làm mát nhanh chóng, giúp các thiết bị máy móc sản xuất luôn duy trì được mức nhiệt độ ổn định để có đủ những yếu tố cần thiết để hoạt động bền bỉ, hiệu quả nhất.

Hệ tuần hoàn nước khép kín có khả năng tái sử dụng trong tháp hạ nhiệt nhà xưởng nên rất thân thiện với môi trường giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

Ứng dụng của tháp

Do nhu cầu sản xuất công nghiệp nước ta đang ngày càng phát triển, vì vậy việc ứng dụng tháp giải nhiệt nước vào nhiều lĩnh vực trở nên phổ biến hơn. Một số ngành công nghiệp cần sử dụng tháp giải nhiệt phải kể đến như:

  • Ngành thực phẩm: Đông lạnh hải sản, nông sản, thịt gia cầm…
  • Ngành điện: Hỗ trợ công nghiệp sản xuất điều hòa, đá cây, đá viên…
  • Luyện kim: Làm mát các máy móc sản xuất phôi thép, đồng, nhôm…
  • Ngoài ra, được dùng trong một số lĩnh vực khác như: Dược phẩm, cáp điện, sản xuất đồ uống, xử lý nước…

Cấu tạo hệ thống tháp 

Tháp hạ nhiệt được cấu thành từ các linh kiện sau:

Vỏ tháp: Được cấu thành từ những vật liệu sơn thủy tinh chống gỉ, chống ăn mòn, các thanh sắt có định xi mạ kẽm. Nên vỏ của thiết bị không bị gỉ theo thời gian và giảm thiểu chi phí bảo trì.

Tấm giải nhiệt: Sử dụng vật liệu nhựa PVC có chức năng phân chia dòng nước, được thiết kế với dạng sóng, có tác dụng giải nhiệt nguồn nước nóng và mang lại hiệu quả làm mát nước cao.

Cánh quạt: Sử dụng chất liệu hợp kim nhôm nên cánh quạt và mâm quạt được thiết kế cân bằng với nhau. Động cơ có thể hút gió theo ống thoát tạo hướng gió theo chiều thuận và điều chỉnh lưu lượng gió theo nhu cầu cần thiết. Đây là linh kiện giúp độ ồn thấp, dễ bảo dưỡng và tiết kiệm năng lượng.

Động cơ: Với thiết kế gọn nhẹ, gia công bằng kỹ thuật cao cùng chuyển động bánh răng và các chỉ số an toàn giúp thao tác của thiết bị trở nên đơn giản và dễ bảo quản. Được cấu thành từ vật liệu chống thâm nên người dùng hầu như không mất chi phí bảo dưỡng.

Bộ phận phân nước: Với thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp, lỗ ống lớn mang lại khả năng phân nước đầy đặn lên toàn tấm giải nhiệt.

Đệm tản nước: Dùng nhựa PVC bền vững có thể cản được lực gió, giảm thất thoát nước và giúp người dùng có thể hạn chế lần thêm nước.

Bộ phận chống ồn: Là thiết bị giảm âm giúp làm nhỏ tiếng nước trong quá trình hoạt động.

Đế bồn: được thiết kế với dung tích lớn giúp chứa nước, người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra để tháp luôn sạch sẽ.

Cách lắp đặt tháp như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện như: đế bồn, vỏ bồn, ống phun, đầu phun, motor, cánh quạt, tấm tản nhiệt, các dụng cụ để vặn ốc.

Bước 2: Lắp ráp đế bồn tháp hạ nhiệt.

– Với tháp nhỏ, đế bồn là một khối liền. người dùng chỉ cần lắp vào bộ khung đỡ là được.

– Còn đối với tháp lớn, đế bồn sẽ bao gồm nhiều mảnh, người thực hiện phải bôi keo ghép các mảnh đế bồn lại với nhau.

Bước 3: Lắp quạt tháp, điều chỉnh độ nghiêng của cánh quạt cho phù hợp với yêu cầu để đưa lượng gió lớn và bên trong tháp, cho hiệu quả giải nhiệt cao.

Bước 4: Lắp thanh đỡ tản nhiệt, tấm tản nhiệt, đầu chia nước cho tháp.

Bước 5: Lắp vỏ bồn bao bọc bên ngoài của tháp.

tháp giải nhiệt
tháp giải nhiệt

– Tháp công nghiệp loại nhỏ thì vỏ bồn sẽ liền khối, người thực hiện chỉ cần lắp ráp cố định phần vỏ với phần đế bồn là được.

– Còn đối với tháp lớn có vỏ bồn được làm từ nhiều mảnh nhỏ, bạn phải lắp ghép chúng với nhau. Sau đó bắt vít chặt các mảnh vỏ với đáy để thiết bị thêm chắc chắn, vận hành êm ái và bền bỉ.

Bước 6: Lắp tấm lưới xám chắn nước để đảm bảo nước không bị bắn ra ngoài. Việc lắp phụ kiện này cho tháp sẽ giúp hạn chế lượng nước bắn ra ngoài, chỉ còn ở mức 0,04%. Vì khi nước bắn vào lưới sẽ chảy xuống và không bị thất thoát ra ngoài.

Lắp đặt kết nối tháp giải nhiệt cooling tower với máy làm lạnh nước water chiller

– Khi chọn đường ống, chú ý chọn đường kính và độ dài của ống dẫn đế bồn chứa nước nóng và đường ống dẫn nước; nên chọn đường kính và độ dài như nhau để thuận tiện cho việc thi công lắp đặt. Đường kính ống nước, công suất của bơm nước phải phù hợp với công suất hoạt động của tháp chiller.

– Lưu ý khi đấu nối đầu nước vào và ra cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này cực kỳ quan trọng bởi nếu đấu nối sai thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả giải nhiệt của tháp.

Trong quá trình lắp đặt, người dùng cần tham khảo kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn

Cách lắp đặt tháp giải nhiệt chuẩn xác nhất

Sau khi đã chọn được vị trí chính xác, chúng ta tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng vận hành tối ưu nhất.

Lắp đặt giá đỡ quạt của tháp

Giá đỡ quạt tháp giải nhiệt thường được làm từ xi mạ kẽm chống rỉ sét. Do đây là nơi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với hơi nóng, nên đòi hỏi yêu cầu cao về độ bền. Bộ phận này được nhà sản xuất tính toán rất kỹ về kết cấu, do đó có thời gian sử dụng khá lâu, có thể lên đến 10 năm nếu được bảo dưỡng tốt.

Lắp đặt thân tháp

Thân tháp được cấu tạo từ nhựa composite, với độ bền cao và khả năng chịu được các loại hóa chất. Độ cao của thân tháp được nhà sản xuất thiết kế nhằm đảm bảo được tính vững chãi và hiệu suất làm việc.

Lắp đặt quạt cho tháp

Để đảm bảo độ bền cho quạt, vật liệu thường được sử dụng ở đây sẽ là nhựa hoặc nhôm. Cánh quạt được thiết kế đặc biệt, hoạt động với vòng tua thấp để đảm bảo tối đa yêu cầu về độ ồn nhưng vẫn đáp ứng đủ lưu lượng cũng như tốc độ gió cần thiết cho hoạt động làm mát.

Lắp tấm tản nhiệt Filling

Tấm tản nhiệt filling thường là các tấm có màng PVC, được xử lý lượn sóng và xử lý chân không để phù hợp với việc trao đổi nhiệt. Tùy theo từng loại tháp giải nhiệt và yêu cầu công việc khác nhau mà chúng ta có nhiều loại filling khác nhau như:

  • Tấm tản nhiệt HDPE: sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao, nước giải nhiệt bị nhiễm hóa chất ăn mòn.
  • Tấm tản nhiệt gỗ: sử dụng trong môi trường có nhiều bụi bẩn và nhiệt độ nước > 80 độ C.
  • Đầu chia nước thường được làm bằng nhựa hoặc nhôm, để đảm bảo độ bền tối đa khi vận hành. Bộ phận có cơ cấu xoay, có nhiệm vụ chia nước qua các ống để tăng hiệu quả giải nhiệt.
tháp giải nhiệt
tháp giải nhiệt

Lưu ý cho việc lắp đặt tháp

– Nên lựa chọn vị trí lắp đặt mà ở đó có luồng không khí ổn định và cấu trúc tự do, để tránh làm giảm hiệu quả giải nhiệt của tháp.

– Vị trí nên ít bụi bẩn, axit, và các nguyên vật liệu khác để không ảnh hưởng đến việc xây dựng, lắp đặt.

– Không nên để tháp gần với các nguồn nhiệt bởi vì việc này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của tháp giải nhiệt, nguy hiểm khi vận hành.

– Cung cấp đủ không gian cho đường ống dẫn nước

– Chắc chắn tháp được thẳng đứng khi nâng hoặc gắn liền với nền. Trên nền, các bu lông neo và chân của tòa tháp phải được gắn chặt chặt chẽ với nhau.

– Thiết kế tháp làm mát có mục đích là để kéo không khí thông qua các cửa hút gió. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng không gian lắp đặt phù hợp giữa tháp làm mát và một chướng ngại vật nếu các khu vực đó có cấu trúc tự do.

Từ khóa:

  • Cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước
  • Lắp đặt tháp giải nhiệt
  • Cách lắp tháp giải nhiệt
  • Tính toán thiết kế tháp giải nhiệt

Nội dung liên quan:

Back to top button