Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cây lưỡi hổ xanh và cách chăm sóc kiến thức mới năm 2023

Cây lưỡi hổ xanh và cách chăm sóc – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Cây lưỡi hổ xanh là một trong những loại thuộc cây lưỡi hổ nói chung. Phân loại cây lưỡi hổ có thể dựa trên các đặc điểm chủ yếu đó là màu của lá và đường vân cũng như kích thước của cây. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những thông tin cơ bản về cây lưỡi hổ xanh và cách chăm sóc để cây phát triển tốt nhất.

Góc bên trái là cây lưỡi hổ xanh

  1. Cây lưỡi hổ xanh

Để nhận biết đâu là cây lưỡi hổ xanh, bạn có thể nhìn vào màu sắc của lá để nhận dạng. Vậy cây lưỡi hổ xanh có hình dáng và màu sắc như thế nào.

Cây lưỡi hổ bình thường được bày bán ở ngoài sẽ có viền vàng xung quanh lá, đây gọi là cây lưỡi hổ cọp. Trên mặt lá sẽ có thêm các vằn xanh nhưng đậm. Và thường màu xanh của cây lưỡi hổ cọp sẽ nhạt hơn.

Còn với cây lưỡi hổ xanh, lá sẽ không có viền vàng xung quanh và các vằn trên lá không có lẫn màu vàng hay màu xanh sáng. Lá của cây lưỡi hổ xanh sẽ có hình dáng nhọn và dài, thẳng. Nếu quan sát bạn sẽ thấy màu xanh trên cây lưỡi hổ xanh thường là màu xanh sáng, nhìn rõ giống như có phấn trên lá. Phần mặt lá sẽ có gân nhỏ với các đường vằn xanh đậm, rất dễ nhận biết.

Cây lưỡi hổ xanh cũng giống như lưỡi hổ cọp, đều có tác dụng làm đẹp không gian sống, điều hòa không khí. Bạn có thể đặt chậu cây lưỡi hổ trong nhà, trong phòng khách hay phòng làm việc đều được.

  1. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ xanh

Để cây lưỡi hổ xanh phát triển tốt thì các yếu tố bạn cần quan tâm đó là: Đất, ánh sáng, nhiệt độ, phân bón và sâu bệnh. Cụ thể như sau:

– Đất là yếu tố quan trọng, nền tảng giúp cây lưỡi hổ xanh phát triển. Vì vậy khi trồng cây lưỡi hổ xanh, bạn nên chuẩn bị đất trồng hay giá thể tốt. Đó là trộn đất cùng phân bón, mùn để đất có độ kiềm cao. Như vậy cây dễ sinh trưởng và phát triển, không bị còi cọc hay sâu bệnh.

– Yếu tố thứ hai đó là độ ẩm. Đặc điểm của cây lưỡi hổ xanh đó là khả năng chịu ẩm kém, vì vậy nếu độ ẩm quá cao thì cây dễ bị thối rễ. Chính vì thế, trong quá trình chăm sóc cây, bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây để tránh tình trạng đất quá ẩm, cây dễ chết. Vào mùa hè, bạn có thể tưới 1 lần/tuần. Vào mùa đông, bạn tưới 1 tháng/lần.

cay-luoi-ho-xanh-va-cach-cham-soc

Cây lưỡi hổ xanh rất dễ chăm sóc

– Nhiệt độ thích hợp để trồng cây lưỡi hổ đó là từ 18 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ, thời tiết quá lạnh không phù hợp để cây phát triển và thậm chí có thể chết. Vì vậy mùa đồng miền Bắc không phù hợp với trồng cây lưỡi hổ.

– Ánh sáng trồng cây lưỡi hổ: Lưỡi hổ chịu được ánh nắng trực tiếp nhưng không gian hợp nhất để đặt trong nhà, phòng, có bóng râm.

– Phân bón: Nếu bạn chuẩn bị tốt giá thể để trồng cây thì việc bón phân cho cây sẽ không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, theo định kỳ phải bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng để cây phát triển ổn định. Một lưu ý đó là bón phân cho cây không nên bón quá nhiều sẽ làm cây bị xót, dẫn đến vàng lá và chết.

– Sâu bệnh: Cây có thể bắt bệnh qua lá. Nếu lá có đốm nâu và thối rễ đó là do bạn tưới quá nhiều nước khiến cây dễ ngập úng. Nếu lá chuyển sang màu đen, mềm nhũn là do đặt ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Lá nhạt màu và không có nhiều đốm là do được đặt ở nơi có ít ánh sáng.

– Nhân giống cây lưỡi hổ: Có nhiều cách để nhân giống cây lưỡi hổ, bạn có thể tách cây từ bụi hoặc tiến hành giâm từ lá.

Với cách giâm lá, bạn cần chọn lá non, khoẻ, có viền màu vàng tươi, đẹp rồi cắt ngang sát gốc thành khúc dài khoảng 5cm. Bạn chôn khúc lá này vào đất, cát, than bùn đã trộn sẵn. Chú ý đừng nên giâm sâu quá, chỉ khoảng 1/2 độ sâu của đất là đủ. Bạn đặt chậu ở nơi có nắng và hạn chế tưới nước. Với một vài bước cơ bản là bạn đã có thêm những chậu cây lưỡi hổ mới rồi. Và việc chăm sóc cây nhỏ cho đến khi trưởng thành sẽ rất thú vị đó, bạn hãy thử xem nhé.

Cây lưỡi hổ xanh có rất nhiều công dụng như làm đẹp không gian, cải thiện phong thủy trong gia đình. Cây lưỡi hổ xanh còn có tác dụng chữa bệnh, giúp bạn ngủ ngon hơn. Việc chăm sóc cây lưỡi hổ xanh không khó bởi cây lưỡi hổ thuộc loài cây cảnh dễ chăm sóc nhất vì nó chịu hạn rất tốt, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng, không gian hẹp. Hi vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc cây lưỡi hổ nói chung và cây lưỡi hổ xanh nói riêng.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button