Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Cáp chống cháy và những điều khách hàng nên biết kiến thức mới năm 2023

Cáp chống cháy và những điều khách hàng nên biết – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Hiện nay không khó để có thể khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của cáp chống cháy trong cuộc sống hàng ngày. Khi việc đảm bảo an toàn cháy nổ trong các công trình điện lực nói riêng và trong ứng dụng các kỹ thuật cơ sở hạ tầng nói chung thì những loại dây cáp điện chống cháy luôn là ưu tiên hàng đầu. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ công trình mà còn có thể giúp kiểm soát, giảm thiểu những nguy cơ cháy nổ tại các công trình một cách tối ưu. Việc tìm hiểu các thông tin xoay quanh cáp chống cháy cũng sẽ giúp khách hàng có thể lựa chọn một cách chính xác sản phẩm phù hợp với từng công trình và nhu cầu sử dụng.

Cáp chống cháy

Khái niệm:

Cáp chống cháy hiện không còn là tên gọi quá xa lạ với mỗi người tiêu dùng sử dụng điện hiện nay. Tuy nhiên khái niệm cáp chống cháy cụ thể thì không phải ai cũng nắm rõ. Đây là một sản phẩm thiết bị điện được sản xuất bằng lõi đồng được bện lại với nhau, hoặc bằng chất rắn được tôi nhẵn.

Cáp chống cháy không phải là một sản phẩm chống cháy tuyệt đối, hoặc không bị cháy khi gặp lửa. Mà đây là dòng sản phẩm có đặc tính khó cháy, hạn chế sự lây lan khi các công trình gặp phải hỏa hoạn. Đặc biệt dây cáp chống cháy có thể vẫn dẫn điện trong một khoảng thời gian tùy theo cấp độ tiêu chuẩn quy định của từng loại cáp

 Vậy nên khách hàng không nên nhầm lẫn khi cáp chống cháy là cáp không bị cháy. Chúng chỉ làm hạn chế sự lây lan của đám cháy. Và với nhiều cải tiến hiện đại, thì các loại cáp chống cháy ngày nay có vỏ được làm bằng chất liệu cao cấp. Khi gặp lửa sẽ không gây ra khói và khí độc như các dòng sản phẩm cáp chống cháy trước đây.

Cấu tạo:

Cáp chống cháy thường có cấu tạo gồm:

+ Lõi đồng.

+ Lớp cách điện Mica chống cháy.

+ Lớp cách điện XLPE

+ Lớp vỏ bảo vệ LSZH

Cáp chống cháy không có giáp bảo vệ không có lớp đệm bên trong và lớp bọc thép. Các loại cáp chống cháy có vỏ bọc ít khói không Halogen sẽ có thể chống lại được tia cực tím.

Phân loại:

Hiện nay trên thị trường có hai loại cáp chống cháy thông dụng đó là:

+ Cáp chống cháy loại thường, có vỏ bọc ngoài là FR-PVC và FR-CL, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/FR-PVC

+ Cáp chống cháy loại có ít khói độc, vỏ bọc ngoài là LSFH, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/LSFH

Công dụng:

Cáp chống cháy có rất nhiều công dụng đối với cuộc sống và thường được ứng dụng trong các công trình lớn. Có thể kể đến như: Các trung tâm thương mại, chung cư, tòa nhà, sân bay, sân vận động, nhà hát lớn, khu resort…

Ngoài ra cáp chống cháy còn được sử dụng nhiều trong hệ thống điện lực của các công trình thoát hiểm, báo cháy, điện chính, hệ thống phun nước chữa cháy, thiết bị dò tìm và thoát khói, hệ thống đèn báo nguy khẩn cấp và lối báo thoát hiểm…

Tiêu chuẩn của cáp chống cháy

+ Cáp chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong thời gian ít nhất là 90 phút: Theo tiêu chuẩn IEC 60331

+ Điều kiện cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút: Theo tiêu chuẩn CNS 11174

+ Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ: Tiêu chuẩn BS 6387 loại A

+ Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ: Tiêu chuẩn BS 6387 loại B

+ Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ: Tiêu chuẩn BS 6387 loại C

+ Chống cháy khi có nước ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu được thêm 15 phút nữa khi có nước phun tác động lên cáp: Tiêu chuẩn BS 6387 loại W

+ Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút: Tiêu chuẩn BS 6387 loại X

+ Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút: Tiêu chuẩn BS 6387 loại Y

+ Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút: Tiêu chuẩn BS 6387 loại Z

Ký hiệu cáp chống cháy.

Thông thường cáp chống cháy có rất nhiều loại, mỗi loại đều có những ký hiệu để phân biệt riêng. Dưới đây là những ký hiệu của các dòng dây cáp chống cháy thông dụng, khách hàng có thể tham khảo

– Cáp đồng chống cháy, một lõi, không giáp, bọc cách điện PVC, ký hiệu: Cu/Mica/Fr-PVC, viết tắt: CV/Fr 1x.

– Cáp đồng chống cháy , một lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 1x.

– Cáp đồng chống cháy, hai lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 2x.

– Cáp đồng chống cháy, ba lõi, bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 3x.

– Cáp đồng chống cháy, 4 lõi (1 lõi trung tính nhỏ hơn), bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 3×1.

– Cáp đồng chống cháy, 4 lõi , bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 4x.

– Cáp đồng chống cháy, 5 lõi , bọc cách điện XLPE, bọc vỏ PVC, ký hiệu: Cu/Mica/XLPE/Fr-PVC, viết tắt: CXV/Fr 5x.

Cáp chống cháy, chống nhiễu.

Bên cạnh cáp chống cháy thì các dòng cáp điều khiển chống nhiễu cũng được khách hàng tin dùng rất nhiều. Đây là loại cáp điều khiển chống nhiễu có vỏ bọc lớp lưới bện bằng đồng. Cũng nhờ vỏ bọc này mà dây cáp có thể chống nhiễu trong quá trình sử dụng truyền tín hiệu.

Cáp điện chống nhiễu có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất khi ngắt mạch là 160 độ C (thời gian không lớn quá 5 giây)

Cấu tạo của dây cáp chống nhiễu:

Dây cáp chống nhiễu bao gồm 3 phần cơ bản:

+ Lõi dẫn: Lõi dẫn được làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm. Số lượng dây bên trong lõi dẫn có thể từ 2 đến 60 dây, được đánh số thứ tự cho từng dây. Người ta phân biệt các loại dây này theo màu sắc khác nhau. Bên ngoài lõi được bọc một lớp sợi màu trắng gọi là Polyethylene.

+ Lớp bọc lót: Có cấu tạo bằng các lưới chắn bằng đồng mạ thiếc hoặc nhôm được bện đơn hoặc bện đôi.

+ Vỏ bọc: Đây chính là lớp ngoài cùng của cáp chống nhiễu. Lớp vỏ bọc được làm bằng chất liệu nhựa PVC, hoặc XLPE.

Công dụng của dây cáp chống nhiễu.

+ Truyền tải điện hoặc tín hiệu điều khiển – cáp điều khiển.

+ Đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.

+ Chống nhiễu cho cáp, chống lại các tác động khắc nghiệt của môi trường, khả năng chống cháy cao, chậm cháy, khi cháy tỏa khói ít, không có chất độc hại. Ngăn ngừa côn trùng, mối mọt…

Cáp chống cháy Cadivi

Cáp điện chống cháy Cadivi hiện đang được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin dùng bởi tính năng chống cháy cao, không gây ra khói và khí độc khi cháy. Giúp hạn chế tối đa các nguy cơ cháy nổ nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tài sản xung quanh. 

Dây cáp điện chống cháy Cadivi được cấu tạo bằng:

+ Lõi đồng hoặc chất rắn tôi nhẵn, vỏ cáp chống cháy làm từ chất liệu cao cấp, tạo ít khói, không tỏa ra khí độc. Lõi dẫn của cáp chống cháy Cadivi được bảo vệ bằng băng chắn lửa. Nếu dây có nhiều lõi thì sẽ được bọc thép. Nếu là cáp đơn sẽ được bọc nhôm. Và được thiết kế để có thể chống lại các tác động tiêu cực của thời tiết và môi trường bên ngoài.

+ Lớp cách điện: Đây là bộ phận được thiết kế để bảo vệ phần lõi bên trong và được làm từ chất liệu cao cấp như XLPE, hoặc hợp chất nhiệt rắn. Đặc tính của lớp cách điện đó là không tạo ra khói khi cháy, chống cháy tối đa, không tạo ra halogen…

Cáp chống cháy Cadisun

Cáp chống cháy Cadisun được biết đến là một trong những sản phẩm thiết bị điện có chất lượng bền bỉ, khả năng chống cháy tối ưu. Nên được rất nhiều công trình điện lực lớn sử dụng. Dưới đây là bảng giá cáp chống cháy Cadisun, khách hàng có thể tham khảo:

Báo giá cáp chống cháy Cadisun.

Stt Mã sản phẩm Tên sản phẩm Kết cấu ruột dẫn dây pha (số sợi) Kết cấu ruột dẫn dây pha (ĐK) Đơn giá bán buôn (đã bao gồm VAT 10%) Đơn giá bán lẻ (đã bao gồm VAT 10%) Chiều dài đóng gói (m)
1 100571001 FRN-CV 1×1.5 (V-75) 7 0.52 5,969 6,267 100m/Cuộn
2 100571002 FRN-CV 1×2.5 (V-75) 7 0.67 8,978 9,427 100m/Cuộn
3 100571003 FRN-CV 1×4.0 (V-75) 7 0.85 13,741 14,428 100m/Cuộn
4 100571004 FRN-CV 1×6.0 (V-75) 7 1.04 19,341 20,308 100m/Cuộn
5 100571005 FRN-CV 1×10 (V-75) 7 compact 29,430 30,902 100m/Cuộn
6 100571006 FRN-CV 1×16 (V-75) 7 compact 44,990 47,240 100m/Cuộn
7 100571007 FRN-CV 1×25 (V-75) 7 compact 68,838 72,280 100m/Cuộn
8 100571008 FRN-CV 1×35  (V-75) 7 compact 95,263 100,026 2000m/L«
9 100571009 FRN-CV 1×50  (V-75) 7 compact 130,327 136,844 2000m/L«
10 100571010 FRN-CV 1×70  (V-75) 19 compact 182,284 191,398 2000m/L«
11 100571011 FRN-CV 1×95  (V-75) 19 compact 253,264 265,927 2000m/L«
12 100571012 FRN-CV 1×120 (V-75) 19 compact 315,867 331,660 1000m/L«
13 100571013 FRN-CV 1×150 (V-75) 19 compact 392,741 412,379 1000m/L«
14 100571014 FRN-CV 1×185 (V-75) 37 compact 490,946 515,493 1000m/L«
15 100571015 FRN-CV 1×240 (V-75) 37 compact 640,695 672,730 1000m/L«
16 100571016 FRN-CV 1×300 (V-75) 37 compact 801,436 841,508 1000m/L«
17 100571017 FRN-CV 1×400 (V-75) 61 compact 1,036,744 1,088,581 500m/L«

Cáp chống cháy Thịnh Phát.

Hiện nay trên thị trường bên cạnh các dòng cáp chống cháy Cadisun, cáp chống cháy Cadivi thì cáp chống cháy Thịnh Phát cũng là dòng sản phẩm có uy tín, được nhiều người tin dùng.

Dây cáp chống cháy Thịnh Phát được sản xuất trên tiêu chuẩn IEC 60502-1, IEC 60331. Và có các thông số kỹ thuật theo từng loại như sau:

Bài trướcDây cáp CXV, CVV, CV là gì?
Bài tiếp theoDây điện Cadivi 4.0

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button