Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

cách nối dây| Blog tổng hợp các kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật điện lạnh 2023

Phần Giới thiệu của chúng tôi không chỉ là về kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật. Đó là về niềm đam mê của chúng tôi đối với công nghệ và những cách nó có thể làm cho cuộc sống của chúng tôi tốt hơn. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ để thay đổi thế giới và chúng tôi luôn tìm kiếm những điều mới cách sử dụng nó để cải thiện cuộc sống của chúng ta.

cách nối dây, /cach-noi-day,

Mục lục bài viết

Video: Hướng dẫn cách nối dây cước cho những bạn mới học kết cườm from YouTube · Duration: 6 minutes 26 seconds

Chúng tôi là một nhóm các kỹ sư và nhà phát triển đam mê công nghệ và tiềm năng của nó để thay đổi thế giới. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của mọi người và chúng tôi cam kết tạo ra các sản phẩm cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người Chúng tôi không ngừng thúc đẩy bản thân học hỏi các công nghệ mới và phát triển các kỹ năng mới để có thể tạo ra những sản phẩm tốt nhất có thể cho người dùng của mình.

Chúng tôi là một đội ngũ kỹ sư đầy nhiệt huyết, những người thích tạo các video hữu ích về các chủ đề Kỹ thuật. Chúng tôi đã làm video trong hơn 2 năm và đã giúp hàng triệu sinh viên cải thiện kỹ năng kỹ thuật của họ. và mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người phát huy hết tiềm năng của họ.

Phần Giới thiệu của chúng tôi không chỉ là về kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật. Đó là về niềm đam mê của chúng tôi đối với công nghệ và những cách nó có thể làm cho cuộc sống của chúng tôi tốt hơn. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ để thay đổi thế giới và chúng tôi luôn tìm kiếm những điều mới cách sử dụng nó để cải thiện cuộc sống của chúng ta.

cách nối dây, Jul 3, 2021, Hướng dẫn cách nối dây cước cho những bạn mới học kết cườm from YouTube · Duration: 6 minutes 26 seconds , , Trần Hải Đường

,

Biết cách nối dây điện sẽ giúp bạn có thể tự chỉnh sửa một số thiết bị điện đơn giản. Ngoài ra, đấu nối dây điện đúng kỹ thuật giúp đảm bảo an toàn về điện, giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ. Hãy cùng Điện máy XANH xem các cách nối dây điện an toàn, đúng kỹ thuật ngay tại nhà nhé!

Tham khảo một số mẫu bộ dụng cụ đa năng bán chạy tại Điện máy XANH:

Xem ngay các bộ dụng cụ đa năng đang giảm giá SỐC

1 Đấu nối dây điện là gì?

Đấu nối dây điện là kỹ thuật mắc nối các sợi dây điện lại với nhau tạo thành sự liên kết chắc chắn và đảm bảo an toàn về điện. Đấu nối dây điện thường được sử dụng khi thi công lắp đặt hệ thống điện trong gia đình.

Việc này đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu về kỹ thuật và quy tắc cơ bản như lựa chọn tiết diện dây phù hợp, mối nối phải chắc chắn và không bị đứt gãy, được bọc vỏ cách điện an toàn, lõi điện sạch,… để hệ thống điện được vận hành một cách hiệu quả.

Đấu nối dây điện đúng kỹ thuật ngoài mang lại tính thẩm mỹ cao còn tránh được việc dây không bị rò rỉ điện, làm các thiết bị điện trong nhà hoạt động chậm hơn bình thường hoặc thậm chí hư hỏng. Bên cạnh đó, việc rò rỉ điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của các thành viên trong gia đình. 

 2 Chuẩn bị dụng cụ để đấu nối dây điện

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết dưới đây để đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật cho việc đấu nối dây điện nhé:

  • Dao hoặc kìm tuốt vỏ dây điện
  • Băng keo cách điện
  • Bút thử điện
  • Đồng hồ vạn năng 
  • Dụng cụ cách điện như găng tay cách điện, ủng cao su, ván cách điện
  • Hộp nối dây hoặc các thiết bị cần nối dây vào, tua vít, ốc vít,… 

3 Cách đấu nối các loại mối nối thông dụng

Đối với tất cả các loại mối nối, bước đầu tiên bạn cần tuốt vỏ cách điện sao cho không được cắt vào phần lõi dây dẫn và làm sạch chúng.

Mối nối thẳng

Chúng ta có thể thực hiện trên 2 loại dây là dây dẫn lõi một sợi và dây dẫn lõi nhiều sợi.

– Dây dẫn lõi 1 sợi

  • Đầu tiên, bạn cần đặt hai lõi dây song song nhau, sau đó uốn gập phần lõi vuông góc và móc chúng lại với nhau. Tiếp theo, bạn xoắn một đầu lõi của dây này sang lõi dây kia và tiếp tục làm ngược lại. 
  • Bạn cần quấn mỗi bên khoảng 5 – 6 vòng, sau đó dùng kìm để kẹp hai đầu của vòng ngoài cùng lại và vặn xoắn chúng để siết chặt các mối nối hơn.
  • Cuối cùng bạn cần kiểm tra các mối nối có chắc chắn chưa và tiến hành dùng keo cách điện quấn phần lõi dây vừa nối lại.

– Dây dẫn lõi nhiều sợi

  • Sau khi tuốt lớp vỏ của 2 sợi dây dẫn, bạn cần làm sạch phần lõi và tách những sợi lõi nhỏ xòe ra.
  • Tiếp theo, bạn đan xen chúng lại với nhau và tiến hành vặn xoắn lần lượt từng bên ngược chiều nhau khoảng 4 – 5 vòng thật chắc chắn. 
  • Hãy kiểm tra lại lần cuối và đảm bảo chúng được lồng chặt vào nhau trước khi bọc keo cách điện.

Mối nối phân nhánh

Mối nối phân nhánh hay còn gọi là mối nối chữ T, kiểu mối nối này cũng có thể áp dụng với dây dẫn lõi 1 sợi và dây dẫn lõi nhiều sợi. Trước khi nối, bạn cần dùng kìm tuốt để bóc lớp bọc cách điện của một đầu dây nhánh. Sợi dây chính còn lại bóc lớp vỏ ở giữa dây tầm 5 – 6cm

– Dây dẫn lõi 1 sợi

  • Sau khi bóc vỏ cách điện, bạn đặt 2 phần lõi dây dẫn thành hình dấu cộng (+) và xoắn ngược đầu lõi dây nhánh từ sau ra trước.
  • Sau đó bạn quấn ngược lại vòng qua phía sau lõi dây nhánh và tiếp tục dùng kìm xoắn chặt lõi dây nhánh vào lõi dây chính từ 6 – 7 vòng.
  • Bước cuối cùng, bạn kiểm tra lại mối nối và quấn keo cách điện.

– Dây dẫn lõi nhiều sợi

  • Đầu tiên bạn chia các sợi lõi của dây nhánh thành 2 phần bằng nhau. Sau đó đặt phần lõi dây chính vào giữa.
  • Kế tiếp, xoắn lần lượt từng phần của dây nhánh lên sợi dây chính theo chiều ngược nhau. Phần lõi thừa bạn có thể dùng kéo để cắt bớt.
  • Cuối cùng kiểm tra mối nối xem có chắc chắn chưa và quấn keo cách điện lại.

Nối dây bằng ốc vít

Cách nối dây bằng ốc vít thường dùng để nối đầu dây dẫn với các thiết bị điện như chuôi đèn, ổ cắm, phích cắm,… Để nối dây bằng ốc vít, bạn thực hiện các bước sau:

  • Trước tiên bạn cần tuốt vỏ cách điện của đầu dây nối khoảng 3cm, đối với các dây có lõi nhỏ bạn cần tuốt dài hơn và gập đôi lõi lại.
  • Sau đó, bạn xoắn lõi lại với nhau và cho vào lỗ vít, dùng tua vít vặn ốc lại. Bạn chỉ nên vặn vừa tay, nếu siết quá chặt sẽ làm đứt lõi và khiến dây nhanh hỏng.

4 Những lưu ý quan trọng khi đấu nối dây điện

Để đảm bảo an toàn khi đấu nối dây điện, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cần ngắt nguồn điện hoặc sử dụng các dụng cụ cách điện để đảm bảo an toàn khi đấu nối dây điện.
  • Lựa chọn dây điện còn nguyên vỏ cách điện, không quá cũ. Dây điện phải có tiết diện và trọng lượng phù hợp để đảm bảo việc truyền tải điện cho các thiết bị.
  • Cần rà soát vị trí nối, đầu dây nối có chính xác chưa. 
  • Tìm vị trí lắp đặt dây thông thoáng, ít vật cản và người qua lại gây ảnh hưởng đến việc nối dây và lắp đặt.
  • Sau khi nối dây điện xong, cần phải kiểm tra lõi dây có bị nhô ra quá nhiều gây mất thẩm mỹ hay không. Sau đó kiểm tra độ chắc của mối nối và dùng bút thử điện, đồng hồ vạn năng để xem nó có hoạt động tốt hay không.
  • Sau khi nối dây, hãy tiến hành bảo vệ mối nối bằng băng keo cách điện để bảo đảm an toàn lao động, tránh cháy nổ.

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn các cách nối dây điện an toàn, đúng kỹ thuật ngay tại nhà. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé! Nếu biết những cách nối dây khác hãy chia sẻ trong phần bình luận nhé!

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Một số Gút dây cơ bản và thông dụng

Được đăng ngày Thứ bảy, 05 Tháng 11 2011 01:42

Đăng bởi Super User

Phần I: TỔNG QUAN VỀ BỘ MÔN GÚT DÂY

1. Nguồn gốc ra đời:

Xuất phát từ nhu cầu thực tế  trong các
hoạt động sản xuất, công việc hằng ngày con người đã sử dụng dây để sáng
tạo ra các cách thắt khác nhau. Dần dà theo thời gian kinh nghiệm được
bồi bổ nâng cao cộng với việc được ghi chép con người đã tích lũy được
số vốn kiến thức, từ đó bộ môn gút ra đời.

Nguồn gốc của bộ môn gút bắt nguồn từ
cuộc sống cho nên tính phong phú của nó lại có thừa. Cho đến tận ngày
nay tuy con người đã có rất nhiều các kỹ thuật khác thay thế nhưng gút
dây vẫn là một phương tiện đắc dụng. Cùng với sự phát triển của xã hội,
một bộ phận gút dây đã không còn được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng do
tính kém chuẩn mực của nó, số khác được nâng lên tầm nghệ thuật do nét
đẹp tinh tế tiềm tàng của nó.

2. Gút dây trong GĐPT:

Gút dây là một bộ môn quan trọng trong
hoạt động chuyên môn  của GĐPT. Đây bộ môn căn bản của nhiều hoạt động
chuyên môn khác như thủ công trại, lều trại… Xét về mặt Ngũ Minh, gút
được liệt vào hàng Công Xảo Minh. Gọi là Công Xảo Minh tất nhiên có thể
xem đó như là một nghề. Về mặt lý luận gút không có một có một lý thuyết
xuyên suốt rõ ràng nhưng sử dụng gút hoàn toàn có thể được xem là một
nghệ thuật.

Sở dĩ GĐPT phát triển bộ môn gút là bởi nhận thấy được tác dụng nhiều mặt của bộ môn gút.

Một là học gút có thể giúp phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay.

Hai là ra đời trên nền tảng sáng tạo từ kinh nghiệm nên gút giúp đoàn sinh phát huy khả năng sáng tạo.

Ba là bồi bổ óc thẫm mỹ.

Bốn là đào luyện cho đoàn sinh khả năng tháo vát, ứng dụng trong cuộc sống trại mạc đầy thú vị.

Theo kinh nghiệm, mỗi đoàn sinh nếu biết
cách sử dụng (tức là hiểu rõ công dụng, ứng dụng và có thể ứng dụng
thực tế) khoảng 10 gút căn bản là có thể hoàn thành 70 – 80% những công
việc cần đến gút. Người biết sử dụng khoảng 20 gút có thể xem là giỏi,
từ 30 đến 50 gút là rất hiếm gặp.

3. Một số khái niệm căn bản:

a. Tên gút: Có nhiều
cách để đặt tên gút có thể nói là phức tạp, thông thường người ta dùng
tên ngành nghề, tên công dụng, ứng dụng hoặc hình dáng gút cá biệt người
ta dùng tên người (gút Lỗ Ban) hoặc tên vùng đất, dân tộc sáng tạo để
đặt tên (gút Mường). Ngoài ra người ta cũng có thể đặt tên gút bằng cách
lấy tên gút gốc cộng với đặc điểm riêng của gút được phát triển (gút
ghế kép, gút ghế cứu hỏa, ghế anh, chịu kép…)

Tên gọi là quy ước mà quy ước do con
người đặt ra tùy theo quan điểm cách nhìn mà mỗi vùng miền có cách đặt
tên khác nhau đôi khi còn trái ngược nhau (ví dụ gút handcuff tức cái
còng nhưng người Việt gọi là gút hoa hồng). Do không có một lý thuyết
xuyên suốt nên không thể phân định đâu là tên gọi chính xác, ta đành
chấp nhận một cách tương đối một gút có nhiều cách gọi. Vì lý do này
cách chính xác nhất phân biệt gút là bằng công dụng và ứng dụng.

b. Thể loại: hay (phân
loại) tất cả các sự sắp xếp chỉ là tương đối tùy vào mục đích sắp xếp.
Nhưng thông thường người ta sắp xếp theo ứng dụng vì nó phổ biến, trực
quan và dễ dàng hơn cả. Ngay vả việc phân loại theo ứng dụng cũng hết
sức khó khăn do mỗi gút có một công dụng nhưng có nhiều ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực sản xuất đời sống khác nhau. Ví dụ gút thợ dệt, sở dĩ có
tên này là do người thợ dệt hay dùng nó để nối chỉ tuy vậy nó cũng được
ứng dụng đan các loại lưới như lưới đánh cá.

Ở đây dựa vào yêu cầu thực tế sinh hoạt GĐPT tôi phân loại các loại gút thành 8 loại dựa theo công dụng như sau:

1. Nối

2. Buộc – Treo – Kéo

3. Đầu dây (bện, chầu dây, vấn)

4. Thâu ngắn

5. Cấp cứu – Thoát hiểm

6. Ghép tháp

7. Đan – Trang trí

8. Khác

c. Công dụng: Mỗi gút
chỉ có một công dụng duy nhất, rất khó để giải thích công dụng một cách
chính xác rõ ràng nhưng ta có thể hiểu được định nghĩa công dụng thông
qua đặc tính duy nhất và phổ quát của nó.

Lấy gút thợ dệt ở trên làm ví dụ, gút
thợ dệt có công dụng là nối hai đầu sợi dây không cùng kích thước nhưng
có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành dệt, đan lưới, lều trại, cấp
cứu… Ví dụ khác gút thòng lọng tuy rất phổ biến trong đời sống, sản
xuất nhưng ít người biết công dụng của nó là tạo một vòng dây không cố
định.

Có người có rằng công dụng là ứng dụng
đầu tiên, hay ứng dụng phổ biến thuần túy hơn cả. Cách giải thích này
không phải là không có lý, nó dễ hiểu mô tả được đặc tính duy nhất nhưng
không phải ánh được tính phổ quát của công dụng.

Để hiểu rõ thêm về công dụng chúng ta tìm hiểu khải niệm ứng dụng.

d. Ứng dụng: mỗi gút có
rất nhiều ứng dụng khác nhau, những biến thể của nó lại càng có nhiều
ứng dụng hơn nữa. Ứng dụng là cách viết tắt của ứng đối và sử dụng, hiểu
nôm na là sử dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đi từ công dụng đến
ứng dụng là đi từ cái chung đến cái riêng, từ lý thuyết đến kinh nghiệm,
và từ giáo khoa đến thực tế.

Khi gút được được sử dụng tùy ứng dụng sẽ có cách làm khác nhau, những cách này có thể được gọi là biến cách.

e. Biến thể: Sử dụng
gút đến một mức độ ta sẽ thấy các gút dường như có liên quan với nhau,
những gút có liên quan với nhau tạo thành bộ hoặc nhánh… Mỗi nhánh có
một gút gốc và những biến thể của nó.

Một biến thể của gút là một gút xuất
phát từ gút gốc được gia cố, thêm thắt cho chắc chắn hoặc tiện lợi hơn
tùy vào mục đích sử dụng cụ thể.

Trên lý thuyết một gút và biến thể của
nó công dụng phải giống nhau. Thực tế đôi khi công dụng của chúng cũng
có khác biệt nhỏ, trường hợp này ta không thể phân biệt đâu là gút gốc
đâu là biến thể. Ví dụ gút thợ dệt và gút dẹp, công dụng của gút thợ dệt
là nối hai đầu dây không cùng kích thước, công dụng gút dẹp là nối hai
đầu dây cùng kích thước. Về cách làm 2 gút này tuy có khác biệt nhưng về
nguyên lý cấu tạo thì ta không thể nói gút nào là biến thể của gút nào.

Phần II: MỘT SỐ GÚT DÂY CƠ BẢN

Nút đơn (Overhand Knot)

– Công dụng: không cho đầu dây chui qua lỗ nhỏ. Dùng làm điểm tựa để kéo một vật.


Nút đơn khá chặt theo ý nghĩa khó tháo ra. Nó nên được dùng khi có ý
định sử dụng thường trực vì một khi xiết chặt thì khó tháo ra. Nó được
dùng để tránh một đầu dây thừng bị bung ra hoặc sử dụng để làm nút chặn
trên sợi dây, thí dụ như làm nút chặn dùng trong dây kéo nước giếng.

Nút đôi

Công dụng giống nút đơn như chắc chắn hơn

Nút dẹt (Reef knot – Square knot) và các nút tương tự

1. Nút Dẹt (Reef knot hay Square knot):
– Là nút dây thông dụng, dùng để nối 2 đầu dây có tiết diện bằng nhau.

– Ứng dụng dùng buộc hàng, buộc dây giày, là nút kết thúc dây băng cứu thương.

2. Nút Bò (Granny knot):

– Được phát hiện là do các làm sai của nút dẹt, khi làm xong 2 đầu dây chỉa ra như sừng bò.
– Ứng dụng: buộc hàng, làm hàng rào kẽm gai.

3. Nút Dẹp (hay nút Chống trộm – Thief knot):
– Có lẽ do tên gọi của nút này theo tiếng anh (Thief) nên khi qua tiếng Việt là “Dẹp” chăng?!
– Nút này không chắc chắn như nút dẹt.
– Truyền thuyết kể rằng các thủy thủ thường hay dùng nút chống trộm
để buộc chặt một cái túi mà bên trong có chứa đồ đạc của họ. Nếu như
một thủy thủ khác tháo túi này ra lục lọi bên trong thì có khả năng rất
lớn tên ăn trộm này sẽ buộc cái túi này lại bằng nút được sử dụng phổ
biến hơn, đó là nút dẹt hay còn gọi là nút kép. Đây là bằng chứng có
người đã lục lọi bên trong túi đồ và như thế đó là tên của nút dây này.

4. Nút Thất bại (Grief knot):

Nút Thòng lọng (Noose knot)


– Thuộc loại nút buộc treo. Dùng để siết một vật.
– Ứng dụng: bắt súc vật, neo dây, ứng dụng trong dựng lều…

1. Nút Thòng lọng kép:

2. Thòng lọng Phi châu:

Nút thuyền chài (clove hitch)

Nút thuyền chài hay còn gọi là nút quai chèo là do công dụng dùng neo thuyền vào bờ.

Ứng dụng trong dựng lều và là nút bắt đầu của các nút tháp cây.

Nút Sơn ca (Lark’s head hay Cow hitch)

1. Nút sơn ca (Lark’s head hitch hay Cow hitch)
– Có nơi còn gọi là nút Đầu chim sơn ca.
– Là loại nút dùng buộc treo. Công dụng là treo một vật lên xà ngang.
– Ứng dụng: làm xích đu, kéo treo bó củi, dựng côt cờ, buộc dây thun, trang trí đan móc, hay làm lắc tay bằng dây…

2. Nút Sơn ca kép:
– Nút Sơn ca kép này nhằm làm cho nút chắc chắn hơn.

Nút Ghế đơn (Bowline Knot)

Nút ghế đơn hay nút thòng lọng không xiết (bowline)
là một nút dây khi tạo ra sẽ cho một vòng tròn cố định (xem hình),
thường dùng khi buộc dây thừng quanh vào người hay vật mà không sợ vòng
dây tuột và xiết chặt vào.

Công dụng:
– Làm một vòng tròn cố định ở đầu một sợi dây mà không sợ vòng dây bị chạy tuột lên hay xuống
– Dùng để kéo người từ dưới thấp lên.
– Ném cho người sắp chìm dưới nước để kéo họ vào.
– Làm dây an toàn khi leo núi hay làm việc trên cao.

Cách làm nút Ghế đơn bằng 1 tay


Nút chân chó (Sheepshank knot)

Nút chân chó (sheepshank) là một loại nút dây dùng để rút ngắn một dây thừng hoặc thâu gọn phần dây chùng.

Công dụng:
– Nút chân chó có thể dùng để làm ngắn dây lại và duy trì độ chắc chắn khi kéo giãn hay lấp một chỗ sờn trên dây.
– Nút này rất là tiện lợi nếu ta không muốn phải cắt dây ngắn lại.
– Nút chân chó có thể dùng để căng buộc tải trọng vào xe tải, toa xe kéo và các sử dụng khác cho thuyền buồm.

Nút thợ dệt (sheet bend)

1. Nút thợ dệt:
– Nút thợ dệt (sheet bend, becket bend, weaver’s knot và weaver’s hitch) là một loại nút dây dùng nối dây có tiết diện không bằng nhau.
– Ứng dụng trong nối dây khi dựng lều, đan lưới.

2. Nút thợ dệt kép:
– Ngoài ra, để chắc chắn hơn ta có thể sử dụng nút Thợ dệt kép với cách thêm một vòng dây.

Nút Nối chỉ câu (Fisherman’s knot)

1. Nút Nối chỉ câu (Fisherman’s knot)

– Dùng để nối 2 đầu dây câu (dây cước), dây trơn láng.
– Có thể ứng dụng làm kéo màn sân khấu

2. Nút Nối chỉ câu đôi (Double Fisherman’s knot)

– Tương tự nút Nối chỉ câu nhưng chắc chắn hơn do vòng thêm 1 vòng.

Nút số 8 (figure-of-eight knot)

– Công dụng: làm nút ở đầu dây. Ứng dụng dùng làm thang dây.

Nút kéo gỗ (Timber hitch)

Dùng để buộc dây vào cọc, nút này chắc và cũng tương đối dễ thực hiện, dễ tháo gỡ.
Nó cũng có thể là bắt đầu của nút tháp cây chữ X.

– Dùng để kéo gỗ, chức năng xiết như nút thòng lọng.

– Ứng dụng dùng để kéo khúc gỗ, mắc võng hay làm dây phơi.

Nút chạy (Taut Line Hitch)

Dùng để tăng giảm lều.
Ưu điểm được dùng cho những đoạn dây ngắn và không thể làm nút bồ câu được.

Lưu ý: các vòng dây càng nhiều sẽ tạo ma sát lớn và như thế sẽ chắc chắn hơn, nhưng tối đa cũng không nên quá 10 vòng.

Nút bồ câu (Trucker’s hitch knot)

Dùng
để tăng giảm dây. Cách làm là dùng 1 nút thòng lọng ở giữa dây tạo
thành 1 vòng dây (có thể thay thế bằng nút mỏ chim), một đầu neo và 1
đầu móc vào đầu neo khác, xỏ đầu dây neo thứ 2 vào vòng dây vừa tạo và
kéo tăng giảm về hướng mình, kết thúc bằng nút đơn.

Sử dụng trong dựng lều, giăng dây, buộc siết.

Phần III: MỘT SỐ GÚT DÂY THÔNG DỤNG

1. GÚT CHỊU ĐƠN

– Không cho một đầu dây chui qua một lỗ nhỏ.

– Dùng làm điểm tựa để kéo một vật.

2. GÚT CHỊU KÉP

– Công dụng giống nút chịu đơn nhưng chắc chắn hơn

3. GÚT MỎ CHIM

– Dùng để nối thật nhanh 2 đầu dây mềm. Rất chắc chắn nhưng khó tháo

4. THỢ DỆT KHÓA SỐNG

5. NỐI CHỈ CÂU KHÓA SỐNG

6. CARICK ĐƠN

7. CARICK KÉP

– Dùng để nối 2 đầu dây bằng nhau

8. GÚT THÁP THẲNG

– Dùng để nối dài cây, nối 2 đoạn cây thẳng

9. GÚT THÁP NGANG CHỮ THẬP

– Dùng để tháp ngang hai cây gỗ lớn vào
với nhau trong công tác làm cầu, làm nhà, thủ công trại… (nhớ là khởi
đầu và kết thúc bằng nút QUAI CHÈO)

10. GÚT GHÉP CHẠC BA

– Dùng để chụm đầu ba cây lại thành một hình tháp

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Giới thiệu kỹ thuật nối dây điện và cách tự làm ở nhà

Kỹ thuật đấu dây điện trong nhà

Khi lắp đặt các loại dây điện trong nhà, chúng ta cần tuân thủ theo những quy định cơ bản, làm đúng theo kỹ thuật để sử dụng điện hiệu quả, vận hành hệ thống được tốt cũng như đảm bảo an toàn, hạn chế được những tai nạn về điện có thể xảy ra.

1. Tiêu chuẩn đấu nối dây điện: Dây dẫn

Để đấu nối dây điện đúng cách, chúng ta không dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có lớp bọc cách điện tốt. Chọn tiết diện dây dẫn sao cho đủ khả năng truyền tải dòng điện đến các thiết bị điện mà nó cung cấp. Không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất lớn hơn, tránh gây hỏa hoạn nguy hiểm. Khi thi công lắp đặt, cần ước lượng dòng điện tiêu thụ của những thiết bị điện trong nhà để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.

Dây dẫn được lắp đặt trong nhà thường được đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ liền kề nhau không nên quá lớn, sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà…) không nhỏ hơn 10mm.

Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và dùng băng cách điện bọc ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi). Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện tốt. Dây dẫn điện xuyên qua tường hay mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây từ nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.

2. Tiêu chuẩn đấu nối dây điện: Mối nối

Mối nối dây điện đúng tiêu chuẩn cần đạt một số những yêu cầu.

Đầu tiên, mối nối dây điện sau khi nối xong phải đảm bảo dẫn điện tốt. Tiêu chí thứ hai là mối nối phải bền (bền cơ học), để đảm bảo không đứt gãy trong quá trình sử dụng. Tiếp theo, dây điện được nối đúng sẽ chắc chắn an toàn về điện. Cuối cùng, cũng không kém quan trọng đó là mối nối cần được nối gọn gàng và đẹp.

Các bước để kiểm tra các tiêu chí này:

– Bóc vỏ cách điện

– Không cắt đến lõi

– Lõi cần làm sạch

– Các mặt tiếp xúc của lõi sạch

– Mối nối chặt, chắc chắn

– Đảm bảo mối nối gọn, đẹp (không sắc bén, nhô lên)

3. Tiêu chuẩn đấu nối dây điện: Cầu chì

Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí không quá tầm với, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng. Khi cần thiết, có thể thao tác đóng, mở nhanh chóng.

4. Tiêu chuẩn đấu dây điện: Công tắc

Công tắc 2 chiều là thiết bị được dùng phổ biến trong các hệ thống điện dân dụng, được ứng dụng trong việc lắp đặt các mạch điện cho cầu thang, mạch điện dùng 2 công tắc điều khiển một đèn tại 2 điểm khác nhau.

Khi đi dây có vô số cách để đi dây cho công tắc điện. Cách đấu dây điện cho công tắc điện được áp dụng phổ biến nhất được nhiều người chọn lựa đó chính là: Cho chạy dây nguồn phức tạp, nối dây với mạch điều khiển phụ tải của công tắc điện. Với giải pháp này thì nhược điểm chính là hao tốn rất nhiều dây điện.

Xem thêm: Để Thắng Được Tiểu Lý Tầm Hoan Và Sở Lưu Hương, Nhân Vật Trong Tác Phẩm Cổ Long

Cách 2 được nhiều người áp dụng do lượng dây điện sẽ ít hơn cách đầu. Mặc dù thế thì có nhiều người bảo rằng cách này không đảm bảo được do 2 đầu nối vào thiết bị điện đều là dây pha.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là khi xuất hiện dòng điện có sự chênh lệch điện áp. Khi 2 đầu thiết bị là 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì sẽ không xuất hiện dòng điện chạy qua thiết bị; đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của thiết bị điện. Thay vào đó mang đến hiệu quả kinh tế hiệu quả nhất cho người dùng.

Hướng dẫn nối dây dẫn điện

Dưới đây là một số hướng dẫn tiêu chuẩn đấu nối dây điện khi dây bị đứt:

Dụng cụ đấu nối dây điện cần có:

– Dao hoặc kìm tuốt vỏ điện

– Băng keo cách điện hoặc ống nhiệt

– Bút thử điện

– Kìm

Các loại dụng cụ đấu nối dây điện thông dụng

Đấu nối dây điện lõi 1 sợi

– Uốn gập lõi dây: Chia đoạn lõi ra thành hai phần (phần dây trong đủ quấn khoảng 6 vòng, phần phía ngoài dây từ 5-6 vòng); sau đó ta uốn hai dây vuông góc với nhau đồng thời móc chúng vào nhau.

– Bước vặn xoắn dây: Chúng ta sẽ giữ vị trí dây sao cho chuẩn xác rồi vặn xoắn hai dây lại với nhau từ 2 đến 3 vòng. Tiếp theo ta dùng kìm vặn xoắn từng dây vào dây kia từ 4 đến 6 vòng. Hoàn thiện mối nối bằng cách dùng 2 kìm cặp những vòng ngoài cùng, vặn ngược chiều nhau, siết mối nối vừa đủ chặt và đều.

– Bước cuối cùng là kiểm tra kỹ lưỡng mối nối.

Hướng dẫn nối dây điện 1 lõi

Cách nối dây điện 1 lõi

Đấu nối dây điện lõi nhiều sợi

Cách đấu nối dây điện nhiều lõi cũng tương tự như trên. Tách lớp vỏ cách điện và cắt rời phần dây bị đứt. Dùng dao hoặc kìm để tuốt vỏ điện để lộ lõi đồng trần (khoảng 3 inch). Tiếp theo là đấu nối dây điện bằng cách đan xen kẽ các lõi dây vào nhau và bện chặt lại.

Nối dây điện vào ổ cắm

Đôi lúc, các thiết bị điện như tivi trong nhà của chúng ta không hoạt động là do nguồn điện bị tác động. Trong một số trường hợp, có thể là do dây điện của ổ cắm bị đứt. Bạn sẽ cần phải bắt tay vào nối lại đoạn dây này.

Các cách đấu nối dây điện

Bước 1: Chúng ta sẽ trước hết cắt hai đầu nối của dây bằng, sau đó có thể dùng dao hoặc kéo để cắt nhẹ quanh đầu dây. Chúng ta sẽ tách được phần vỏ ngoài để lấy lõi đồng (chỉ cắt khoảng 3cm để lấy lõi). Tuy nhiên, người ta vẫn hay dùng kìm tuốt dây hơn. Vì công cụ này giúp bạn tách bỏ nhanh chóng, bảo đảm an toàn cho dây điện, không cần mất nhiều công đoạn như làm thủ công.

Bước 2: Như những cách đấu nối dây điện khác, sau khi tách được lõi đồng ra, chúng ta sẽ tiến hành xoắn nối hai đầu dây bị đứt lại với nhau. Hãy gập 2 phần lõi đồng lại theo hình chữ “L”, móc chúng vào nhau và xoắn ngược lại. Nhớ kiểm tra độ chắc chắn của mối nối.

Bước 3: Cố định và cách điện đoạn dây đã được nối lại bằng băng keo cách điện. Bằng cách này, chúng ta sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như tính ổn định của đoạn dây đã được nối lại.

Chuyên mục: Game Tiếng Việt

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Nút thắt ghế đơn

Một trong những nút thắt hữu ích nhất mà bạn có thể biết. Dây thừng được tạo thành một vòng lặp an toàn sẽ không bị kẹt và dễ dàng buộc và tháo. Dây được sử dụng phổ biến nhất để tạo thành một vòng lặp cố định, lớn hoặc nhỏ ở cuối đường. Nút thắt này đã trải qua rất nhiều thử nghiệm qua hằng trăm năm cho thấy nút thắt này đáng tin cậy, mạnh mẽ và ổn định. Ngay cả sau khi áp dụng một thời gian dài trải qua nhiều yếu tố tác động nghiêm trọng, nó vẫn dễ dàng tháo ra. 

Tuy nhiên, vì nó tháo dây quá dễ dàng nên nó không được tin tưởng trong tình huống sinh tử như leo núi. Nó được cho là giữ lại 60% sức mạnh của đường dây mà nó được buộc.

Cuộn để xem cách thắt nút ghế đơn bên dưới hình minh họa và hướng dẫn buộc.

Xem thêm các tin tức nổi bật mang đến hiệu quả cao trong việc chằng buộc hàng hóa tại website chính thức từ công ty TNHH provina tại website: /

Hướng dẫn thắt nút ghế đơn

Đặt sợi dây ngang tay trái với đầu dây buông thõng xuống. Tạo thành một vòng lặp nhỏ trong dòng trong tay của bạn.

Đưa đầu tự do lên và đi qua mắt từ phía dưới (con thỏ chui ra khỏi lỗ).

Quấn dây xung quanh dây đứng và lùi xuống qua vòng (vòng quanh cây và lùi xuống lỗ).

Thắt nút bằng cách kéo đầu tự do trong khi giữ dây đứng

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Kỹ thuật nối dây điện nhà

Khái niệm nối dây điện

Nối dây điện là những cách kết nối sợi dây điện trong các hệ thống điện hoặc với các thiết bị điện. Việc nối dây điện phải tuân thủ theo những yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo các thiết bị điện hoạt động hiệu quả, tránh những rủi ro hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Kỹ thuật nối dây điện

Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn làm sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các công cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các công cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hoả hoạn cháy nhà. Người sử dụng điện có thể tham khảo bảng phụ lục 1 để ước lượng dòng điện tiêu thụ của các công cụ dùng điện trong nhà và bảng phụ lục 2 để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.

Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa.

Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không được quá lớn, chắc chắn làm sao cho dao động cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà…) không hề nhỏ hơn 10mm.

Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi). Nếu thi công lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt.

Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà.

Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.

Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

Mối nối dây điện phải đảm bảo những yếu tố sau

Dẫn điện tốt: Đảm bảo vận chuyển điện năng hiệu quả đến các thiết bị điện, không bị thất thoát điện do chuyển thành điện năng hay rò ri

An toàn điện: Đây là yếu tố quạn trong nhất cần phải đặt lên hàng đầu những mối nối phải được bao bọc cách điện hoàn toàn, tránh tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng.

Mĩ thuật: Các mối nối và dường dây điện phải được dặt một cách gọn gàng, tinh tế tránh  làm rối mắt mất đi vẻ đẹp căn phòng .

Bền chắc: Sử dụng những nguyên vật liệu chất lượng và tuân thủ yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo sử dụng lâu dài trong nhiều năm.

Các bước của quy trình nối dây

– Bóc vỏ cách điện

– Không được cắt vào lõi

– Làm sạch lõi

– Các mặt tiếp xúc của lõi phải sạch

– Nối dây

– Kiểm tra mối nối

Các công cụ căn bản cần chuẩn bị

– Bút thử điện.

– Dao cắt hoặc kìm tuốt dây điện.

– Tuốc nơ vít.

– Băng dính điện…

Hướng dẫn cách đấu nối dây điện.

Cách nối dây điện vào ổ cắm.

Dây điện là nguồn vào hoạt động của mọi thiết bị điện, đứt dây coi như thiết bị điện đó bị tê liệt.

Bước 1: Đầu tiên chúng ta cắt bằng đầu dây của hai đầu nối, sau đó dùng kéo hoặc dao cắt nhẹ vòng quanh đầu dây để tách bỏ phần vỏ ngoài lấy lõi đồng (đoạn cắt để lõi dao động 3cm). Đơn giản hơn nữa thì chúng ta trang bị cho mình 1 chiếc kìm tuốt dây điện tự động, giúp cho việc bóc tách vỏ mau chóng dễ dàng hơn cũng giống như không làm đứt lõi dây điện.

Bước 2: Tiếp đến chúng ta xoắn đầu dây phần lõi đồng lại, áp dụng đấu nối hai đầu dây bị đứt lại với nhau bằng cách đưa hai phần lõi đồng đã quấn gập hình “L”, ngoắc vào nhau rồi xoắn ngược lại, nối xong hãy kiểm tra độ chắc của mối nối.

Bước 3: Cuối cùng dùng băng dính cách điện quấn riêng hai sợi dây đấu nối để cách điện và không bị chập.

Nối lại phích cắm điện

Bước 1: Nếu phích cắm cũ bị hỏng hãy thay cho bằng phích cắm mới để chắc chắn cắm điện vào tiếp xúc tốt. Tiến hành tháo rời hai phần phích cắm.

Bước 2: Cắt bằng đầu dây vào phích cắm, tách lớp vỏ lấy phần lõi đồng dao động 2cm, xoắn hai đầu dây đồng nhỏ lại.

Bước 3: Tiếp đó hãy nới ốc trên hai thanh đồng của phích cắm, nhét vào lỗ có sẵn phần đuôi thanh đồng rồi dùng tua nơ vít xiết chặt ốc để giữ dây đồng trong đó.

Bước 4: Cuối cùng lắp thanh đồng vào phần nhựa phích cắm rồi vặn chặt ốc giữ hai nửa phích cắm lại, bởi thế chúng ta đã khắc phục xong lỗi đứt dây và phích cắm cho các thiết bị điện.

Cách nối dây điện vào công tắc

Công tắc 2 chiều là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các mạng điện dân dụng, ứng dụng trong thi công lắp đặt các mạch điện cầu thang, mạch điện sử dụng 2 công tắc điều khiển 1 đèn tại 2 vị trí khác nhau. Vì vậy bài viết này sẽ giải đáp cách nối dây điện vào công tắc 2 chiều.

Đi dây có khá nhiều cách để đi dây cho công tắc điện. Cách phổ biến được rất đông người chọn lọc và sử dụng đó là: cho chạy dây nguồn phức tạp, nối với mạch điều khiển, phụ tải của công tắc điện. Nhưng với biện pháp và cách này thì sẽ có nhược điểm đó là tốn dây điện.

Cách thứ 2 được rất đông người áp dụng vì bạn hãy chú ý dùng lượng dây điện rất ít so với cách đầu tiên. Tuy nhiên, có khá nhiều người nói rằng với cách này không chắc chắn khi 2 đầu nối vào thiết bị điện đều là dây pha.

Nguyên lý hoạt động của biện pháp này: Khi xuất hiện dòng điện có sự chênh lệch điện áp. Khi 2 đầu của thiết bị là 2 dây pha hay 2 dây trung tính thì không xuất hiện dòng điện chạy qua thiết bị và không ảnh hưởng tới tuổi thọ của thiết bị điện mà lại mang tới hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sử dụng thiết bị điện.

Cách lắp bảng điện trong nhà.

Bước 1: Đấu nối 2 dây điện vào hai đầu cầu chì. Sau đó dùng tua vít vặn lại thật chặt.

Bước 2: Đấu nối 2 dây điện vào hai đầu công tắc. Sau đó dùng tua vít vặn lại thật chặt.

Bước 3: Đấu nối 2 dây điện vào hai đầu ổ cắm. Sau đó dùng tua vít vặn lại thật chặt.

Bước 4: Đấu nối các đầu dây điện lại với nhau. Lấy 1 đầu dây cầu chì, 1 đầu dây công tắc, 1 đầu dây cắm điện làm dây nóng đấu nối lại với nhau.

Bước 5: Dùng băng keo điện quấn lại thật chặt.

Bước 6: 1 đầu dây cầu chì còn lại đấu nối với 1 dây nóng ( dây tổng) trong nhà.

Bước 7: Một đầu dây công tắc còn lại đấu nối với 1 đầu dây bóng đèn cần nối.

Bước 8: 1 đầu dây ổ cắm còn lại đấu nối với 1 dây nguội (dây tổng) trong nhà và một đầu dây bóng đèn cần nối còn lại.

Bây giờ, chúng ta chỉ cần kiểm tra xem bảng điện đã hoạt động tốt chưa là đã đã đi vào hoạt động xong lắp bảng điện trong nhà.

Xem thêm nội dung chi tiết ở đây…

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề ở đây cách nối dây

Cách nối dây thừng, Cách nối dây điện chuẩn, Cách nối 2 đầu dây cước, Cách nối dây điện 7 lõi, Cách thắt nút dây, Cách nối dây điện 3 lõi, Cách nối dây điện 2 lõi, Cách nối dây điện rẽ nhánh

.

Chúng tôi bắt đầu trang web này bởi vì chúng tôi đam mê các kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu về video chất lượng có thể giúp mọi người tìm hiểu về các chủ đề kỹ thuật. Chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách tạo ra những video vừa nhiều thông tin vừa hấp dẫn. Chúng tôi ‘ liên tục mở rộng thư viện video của mình và chúng tôi luôn tìm kiếm những cách mới để giúp người xem học hỏi.

Tóm lại, việc đạt được các kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật có thể cực kỳ có lợi. Nó không chỉ có thể khiến bạn tự tin và có năng lực hơn trong lĩnh vực của mình mà còn có thể khiến bạn dễ tiếp thị hơn với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Kỹ năng và kiến ​​thức kỹ thuật có thể mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh trong thị trường việc làm, vì vậy nếu bạn đang muốn cải thiện triển vọng nghề nghiệp của mình, bạn nên dành thời gian để phát triển bộ kỹ năng của mình. Việc đạt được kiến ​​thức và kỹ năng kỹ thuật có thể cực kỳ có lợi vì nhiều lý do. Hơn nữa, việc hiểu các chủ đề kỹ thuật có thể giúp bạn cải thiện khắc phục sự cố và tránh các vấn đề tiềm ẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button