Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Các tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh phổ biến hiện nay kiến thức mới năm 2023

Các tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh phổ biến hiện nay – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

 

Chúng ta đều biết rằng mỗi hạng mục đều có yêu cầu riêng về tiêu chuẩn kích thước. Và tất nhiên, với công trình WC cũng không có ngoại lệ. Việc thiết kế và thi công theo kích thước nhà vệ sinh chuẩn mực, không chỉ đáp ứng công năng trong sử dụng mà còn đảm bảo sự hài hòa, đẹp mắt với không gian nội thất tổng thể. Chính vì thế, đứng trước dự định tiến hành thi công hạng mục này, chắc chắn mỗi gia đình đều phải có sự tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng.

Tại sao bạn nên xây dựng nhà vệ sinh theo kích thước tiêu chuẩn?

Rõ ràng không phải tự nhiên mà chúng ta mất công sức và thời gian để đặt ra các quy chuẩn trong thiết kế thi công. Mọi vấn đề hẳn là đều có nguyên do của nó. Vậy bạn có biết tại sao chúng ta nên xây dựng đúng theo kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn không?

Mang lại tính thẩm mỹ cho kiến trúc toàn bộ công trình, nhà ở

Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường nhật của con người, bất cứ công trình nhà ở nào cũng yêu cầu bắt buộc phải có hạng mục nhà vệ sinh. Vì thế, việc thi công là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cũng không phải cứ tùy ý xây dựng là ổn. Chúng ta cần tính toán đến sự phù hợp giữa kích cỡ nhà vệ sinh với diện tích không gian của ngôi nhà. Bạn không thể đòi hỏi một căn phòng WC hàng chục m2 trong một căn hộ chỉ rộng khoảng 30 – 40m2 đúng không?

 Việc cân nhắc thi công theo kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn cho từng trường hợp cụ thể, sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề rắc rối này và mang đến sự hài hòa cần thiết. Nhờ đó, mỹ quan của toàn bộ ngôi nhà cũng sẽ được hoàn thiện và nâng cao hơn.

Tạo không gian thư giãn, nghỉ ngơi

Không chỉ đơn thuần là nơi chúng ta tắm rửa, giặt giũ,…. Nhà tắm, nhà vệ sinh còn là nơi chúng ta thư giãn nghỉ ngơi, xóa bỏ những mệt mỏi lo toan sau một ngày dài lao động, học tập vất vả. Việc được thả mình trong một không gian đẹp, thiết kế hợp lý, hài hòa chắc chắn sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn nhiều. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của bản thân và cả gia đình hẳn là cũng sẽ được cải thiện tích cực hơn đúng không nào?

Có ý nghĩa về mặt phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, nhà vệ sinh thuộc tính Thủy, ẩm ướt và chứa nhiều uế khí. Nếu thiết kế thi công không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo sự thông thoáng và vị trí thích hợp sẽ tạo cơ hội cho nguồn năng lượng xấu lan tỏa khắp ngôi nhà. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe, thậm chí là hạn vận tài lộc của gia đình. Bởi vậy nên trong xây dựng, chúng ta cần đặc biệt phải lưu tâm để có được công trình hoàn hảo nhất.

Với những thông tin này, hẳn là bạn đã hiểu lý đo tại sao cần xây dựng nhà vệ sinh theo kích thước tiêu chuẩn rồi đúng không? Vậy cụ thể thì thông số kích thước mà chúng ta nên áp dụng hiện nay là gì?

Tiêu chuân về kích thước nhà vệ sinh phổ biến

Theo chia sẻ của các chuyên gia, khi tiến hành thi công hạng mục công trình phụ, chúng ta cần chú ý tham khảo theo kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn được áp dụng cho từng kiến trúc cụ thể.

Kích thước nhà vệ sinh tối thiểu

Kích thước nhà vệ sinh phải đảm bảo mức tối thiểu khoảng 2.5m2 – 3.0m2 để đảm bảo nhu cầu sử dụng cơ bản. Với diện tích này, bạn có thể thiết kế bồn cầu, lavabo và vòi tắm sen. Nếu thi công với kích thước nhỏ hơn, chắc chắn bạn sẽ phải hạn chế trong việc trang bị vật dụng sinh hoạt và cảm thấy bất tiện khi sử dụng. Chính vì thế, nếu không phải tình huống bất khả kháng thì khi xây dựng WC chúng ta nên chọn mức kích thước tối thiểu này cho các ngôi nhà diện tích nhỏ.

Kích thước nhà vệ sinh vừa

Từ khoảng 4.0m2 – 6.0m2 được xem là kích thước  tiêu chuẩn và hợp lý nhất cho nhà vệ sinh cỡ vừa. Đây cũng là lựa chọn được phần đông các hộ gia đình lựa chọn phố biến hiện nay. Đặc biệt trong điều kiện chất đai ngày càng eo hẹp.

Với diện tích này, chúng ta có thể bố trí khá đầy đủ các tiện ích sử dụng như bồn cầu, lavabo, vòi sen, bồn tiểu nam hoặc thiết kế thêm tủ nhỏ đựng đồ. Đặc biệt, bạn cũng có thể lắp đặt vách kính cường lực ngăn cách giữa khu tắm rửa và vệ sinh. Hoặc thiết kế bồn tắm có rèm để ngăn nước tràn ra khiến WC luôn ẩm ướt.

Kích thước nhà vệ sinh lớn

Trong những ngôi nhà diện tích lớn, việc lựa chọn và thiết kế nhà vệ sinh sẽ có nhiều phương án hơn. Và tất nhiên, để sở hữu một khu vực tắm rửa thoải mái là điều không hề khó khăn. Để đảm bảo tiện nghi trong sử dụng cũng như tính hài hòa với tổng thể kiến trúc, ở các hạng mục này bạn có thể cân nhắc tham khảo kích thước nhà vệ sinh cỡ lớn từ 10m2 – 11m2 trở lên. Tại đây, bạn có thể trang bị đầy đủ hầu hết các vật dụng mà mình cần. Từ bồn cầu, bồn tiểu nam, lavabo, bồn tắm to đẹp, tủ đựng đồ, thiết bị xông hơi và cả các loại cây xanh, tranh ảnh trang trí,…

Tin rằng nếu có điều kiện đắm mình thư giãn trong không gian nhà tắm rộng rãi và đẹp mắt như vậy, chắc chắn bạn sẽ chẳng nỡ rời ra ngoài đâu.

Thông số, kích thước một số chi tiết, vật dụng trong nhà vệ sinh

Bên cạnh tiêu chuẩn về kích thước tổng thể, bạn cũng cần chú ý thông số về các chi tiết, vật dụng lắp đặt tại công trình này. Bao gồm:

  • Cửa nhà vệ sinh: KT tiêu chuẩn (cao x rộng) 1.9m x 0.68m, 2.1m x 0.82m, 2.3m x 1.02m. Đây là kích thước chuẩn đảm bảo nhu cầu di chuyển đi lại và phù hợp quan niệm phong thủy.
  • Gạch lát: KT( dài x rộng) 0.2m x 0.2m. Bạn có thể chọn mẫu mã, màu sắc theo sở thích và phong cách chủ đạo của ngôi nhà nhé.
  • Gạch ốp: KT tiêu chuẩn có thể chọn (dài x rộng) 0.2m x 0.2m hoặc 0.2m x 0.3m. Theo kiến nghị của chuyên gia, bạn không nên ốp kín lên trần mà nên chừa lại một khoảng nhất định sử dụng sơn tường thì sẽ đẹp hơn.
  • KT chiều cao tối thiểu trần nhà vệ sinh: 2.2m
  • KT chiều cao tối thiểu từ sàn nhà đến lavabo: 0.82m – 0.85m
  • KT chiều cao vòi sen: 0.75m – 0.8m
  • KT chiều cao bát sen: 1.7m – 1.75m
  • KT chiều cao móc treo quần áo: 1.65m – 1.70m

Kích thước nhà vệ sinh thông thường bao nhiêu là hợp lý?

Trên đây là những con số mô tả kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn được khuyến cáo. Tuy nhiên, trong thực tế tùy điều kiện cụ thể mà các hộ gia đình sẽ cân nhắc phương án thiết kế thi công phù hợp. Hiện nay, ở những căn hộ thông thường sẽ hay lựa chọn xây dựng WC kết hợp nhà tắm với tổng diện tích trung bình khoảng 4m2. Với không gian này nhìn chung là đã khá rộng rãi và thoải mái trong sử dụng cơ bản hàng ngày. Mặc dù không thể đầy đủ tiện nghi như các phòng vệ sinh lớn, song theo đánh giá của phần đa mọi người thì đã là rất ổn rồi. Nhất là với các gia đình ở thành thị, nơi mà diện tích sống đang ngày một eo hẹp.

Đối với các hộ gia đình ở nông thông hoặc các gia đình có điều kiện xây dựng nhà ở rộng rãi, biệt thự cao cấp thì thường là phòng tắm kết hợp nhà vệ sinh cũng được thiết kế rộng rãi hơn. Trung bình dao động khoảng 10m2 hoặc hơn, tùy nhu cầu. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm và trang bị lắp đặt để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Cần lưu ý gì khi thiết kế nhà vệ sinh?

Bên cạnh việc đặt ra yêu cầu xây dựng nhà vệ sinh kích thước đúng chuẩn, chúng ta cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến việc thiết kế hạng mục công trình này. Cụ thể như:

  • Khi thiết kế nhà ở khép kín, nên có nhà vệ sinh chung và riêng. Với nhà vệ sinh chung, nó sẽ được dùng bởi toàn bộ các thành viên trong gia đình và bạn bè ghé thăm. Thông thường, nhà vệ sinh này sẽ đặt ở vị trí gần phòng bếp và dễ nhìn thấy. Với phòng vệ sinh riêng, chúng ta có thể đặt trong không gian sinh hoạt riêng tư của từng thành viên. Ví dụ như phòng làm việc; phòng ngủ;…
  • Nếu cần xây dựng 2 nhà vệ sinh ở cùng 1 tầng, nên thiết kế quay lưng vào nhau để thuận tiện cho việc lắp hệ thống điện, nước.
  • Thiết kế nhà vệ sinh trong nhà nhiều tầng nên bố trí trên một trục thẳng để thuận tiện cho việc cấp, thoát nước và bố trí kỹ thuật.
  • Chú ý các yếu tố ánh sáng; thông gió; đủ không khí lưu thông cho căn phòng. Có như vậy mới đảm bảo sự sạch sẽ, khô ráo và hạn chế nấm mốc, hôi hám phát sinh. Lý tưởng nhất là nhà vệ sinh nên có cửa sổ nhỏ và quạt thông gió.
  • Cân nhắc việc lựa chọn và sắp xếp thiết bị vệ sinh phù hợp với không gian WC. Nếu nhà vệ sinh hẹp, bạn không nên lắp nhiều quá. Ngược lại nếu bạn có một không gian sử dụng rộng rãi, bạn hoàn toàn có thể thoải mái hơn trong việc trang bị.
  • Chọn vật liệu lát sàn cẩn thận. Vật liệu ốp lát sàn cần đáp ứng yêu cầu chống ẩm, chống trơn trượt để hạn chế các rủi ro vấp ngã nguy hiểm.
  • Lưu ý các yếu tố phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh: vị trí xây dựng; hướng nhà vệ sinh; hướng bồn cầu;…
  • Thiết kế bể phốt dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng và diện tích ngôi nhà. Nếu bể phốt quá nhỏ sẽ nhanh đầy, các sự cố tắc nghẽn phát sinh thường xuyên khiến bạn sẽ tốn nhiều chi phí cho dịch vụ thông tắc, hút bể phốt định kỳ. Ngược lại, nếu bể phốt quá lớn thì có thể mang đến sự bất hợp lý trong thi công.

Tóm lại

Bài viết trên đây đã đề cập khá chi tiết đến bạn các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh cũng như các lưu ý cần chú ý trong thiết kế xây dựng. Hi vọng, dựa vào đó bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc đưa ra phương án thi công tối ưu nhất cho ngôi nhà của mình. Trân trọng!

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button