Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Bộ phát dòng 4-20mA 0-10V/bộ phát dòng test-4 seneca kiến thức mới năm 2023

Bộ phát dòng 4-20mA 0-10V/bộ phát dòng test-4 seneca – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Trong lĩnh vực điện tử, để có thể kiểm tra được bất kỳ linh kiện điện tử hay hở mạch hoặc đoẳn mạch. Chúng ta sẽ dùng các loại đồng hồ vạn năng dùng để kiểm tra. Đồng hồ vạn năng thường hay được dùng để kiểm tra tín hiệu điện áp, cường độ dòng điện, điện trở và các trường hợp mạch hở…Đây là loại đồng hồ mà nó luôn luôn được đem theo kèm cùng với bất kỳ một kỹ sư nào. Trong bài viết hôm nay, ngoài các loại đồng hồ đo lường ra thì các kỹ sư sẽ được biết thêm một loại khác. Đó là bộ phát dòng 4-20mA 0-10V.      

Bộ phát dòng 4-20mA 0-10V là gì?

Bộ phát dòng 4-20mA 0-10V là một loại đồng hồ dùng để đo lường các loại tín hiệu Analog. Đồng thời, đồng hồ này cũng dùng giả lập tín hiệu analog 4-20mA hoặc 0-10V.

Bộ phát dòng tín hiệu Analog 4-20mA 0-10V là gì?

Khác hoàn toàn so với các loại đồng hồ đo lường vạn năng. Nhìn chung các loại đồng hồ đo lường vạn năng thường dùng để đo nhiều loại đơn vị có trong mạch điện.

Tuy nhiên, đối với bộ phát tín hiệu Analog 4-20mA và 0-10Vdc thì chủ yếu dùng để các loại tín hiệu Analog này. Nhưng, hiện nay cũng có rất nhiều loại đồng hồ có thể dùng để đo các loại tín hiệu tương tự Analog này.

Đặc điểm chung của các bộ trên là chỉ dùng để đo lường tín hiệu 4-20mA. Nhưng, xét về độ chính xác của các bộ trên thường không cao. Và hầu như chỉ có thể đo lường được tín hiệu 4-20mA không dùng cho 0-10V.

Khi nào cần dùng bộ phát dòng 4-20mA?

Đối với đồng hồ phát dòng tín hiệu analog 4-20mA 0-10V thì khi nào chúng ta có thể sử dụng nó?

Khi nào cần dùng bộ phát tín hiệu Analog 4-20mA
Khi nào cần dùng bộ phát tín hiệu Analog 4-20mA

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị hay sử dụng tín hiệu tương tự analog 4-20mA hoặc 0-10V dùng để truyền tín hiệu. Điển hình có nhiều nhất ở một số thiết bị điện tử sau đây:

  • Các dòng PLC analog: Nhìn chung các bộ PLC này dùng để đọc tín hiệu tuyến tính hoặc phát tín hiệu tuyến tính. Chủ yếu thường dùng cho mục đích điều khiển động cơ trong các cánh tay Robot…
  • Các loại cảm biến áp suất, cảm biến điện dung, cảm biến siêu âm… Đây là những dòng cảm biến dùng để đo lường và cho ngõ ra tín hiệu tuyến tính 4-20mA. Và đồng thời, các loại cảm biến này chúng còn dùng để kết nối với PLC nhằm mục đích truyền thông trong hệ thống giám sát.

Chính vì vậy, cơ bản các bạn cũng có thể dễ dàng dùng các loại đồng hồ phát tín hiệu tương tự 4-20mA để đo. Nhưng, những loại đồng hồ này đôi khi chỉ có thể đo được các loại tín hiệu Passive.

Cũng chính điều trên thì bộ phát dòng 4-20mA 0-10V sẽ có điểm ưu việt hơn. Rằng bộ phát dòng 4-20mA nó sẽ đo được gần như chính xác các loại tín hiệu từ PLC cho đến cảm biến. Từ những dạng tín hiệu Active cho đến tín hiệu dạng Passive.

Thêm một điều quan trọng, hầu như bộ phát dòng 4-20mA sẽ được dùng đối một hệ thống có nhiều thiết bị toàn dùng tín hiệu tuyến tính. Vì thế việc sử dụng bộ phát dòng 4-20mA sẽ phù hợp hơn so với việc dùng để kiểm tra tín hiệu nhỏ.

Một điều lưu ý khi dùng bộ phát nguồn dòng 4-20mA đó là bạn đang hiểu mình đang cần làm gì? Bởi vì giá trị của loại đồng hồ này rất là lớn, thế nên là một người kỹ sử bạn nên hình như được mình cần sử dụng loại đồng hồ nay chưa.

Thông số kỹ thuật bộ phát dòng 4-20mA 0-10V

Dưới đây là một vài thông số cơ bản đối của bộ phát tín hiệu Analog 4-20mA và 0-10 Vdc:

Thông số kỹ thuật bộ giả lập tín hiệu 4-20mA
Thông số kỹ thuật bộ giả lập tín hiệu 4-20mA

Nguồn điện: 2NiMh AA, 2650 mAh. Thời gian sử dụng lên đến 20 tiếng. Dùng nguồn 100-240V để sạc.

Cấp bảo vệ: IP20.

Bảo vệ quá áp: +/- 30V

Input/Output signals: 0-11V hoặc 0…21mA

Độ chính xác: 0,1%

Độ phân giải: 0,002mA hoặc 0,001V

Điều khiển: bằng nút nhấn và nút vặn.

Tùy chỉnh được ngôn ngữ sử dụng.

Màn hình: màn hình OLED

Phát dòng điện chính xác micro miliampe (umA) từ 0.000mA … 21.000mA

Phát điện áp chính xác microVoltage (uV) từ 0.000uV … 11.000V

Đo điện chính xác micro miliampe (umA) từ 0.000mA … 21.000mA

Đo điện áp chính xác microVoltage (uV) từ 0.000uV … 11.000V

Báo Errors khi điện áp >11V, < – 0.2V

Báo Errors khi dòng >21mA, < – 0.1mA

Báo lỗi tín hiệu: Over/Under voltage-current. Màn hình led nhấp nháy: đo sai dây tín hiệu.

Ưu và nhược điểm bộ phát dòng

Về ưu điểm

Dùng để giả lập và đo lường tín hiệu tuyến tính 4-20mA và 0-10V

Độ chính xác cao: 0,1% và độ phân giải đến hàng nghìn sau chữ số thập phân.

Giao diện dễ dùng. Chỉ sử dụng nút bấm và nút vặn để thay đổi chức năng.

Về nhược điểm

Nhìn chung, đây là bộ phát dòng có giá trị rất là cao trong số các loại đồng hồ đo dòng tín hiệu tuyến tính 4-20mA.

Chỉ phù hợp cho những kỹ sư hiểu rõ nhu cần và khi nào cần dùng bộ này.

Ứng dụng bộ phát dòng 4-20mA 0-10V

Hai chức năng chủ yếu của một bộ phát dòng 4-20mA hoặc 0-10V là dùng để đo tín hiệu tuyến tính. Và dùng để giả lập hay phát dòng tín hiệu tuyến tính. Chính vì lý do này chúng được ứng dụng như sau:

Dùng để phát tín hiệu Analog 4-20mA 0-10V

Việc giả lập tín hiệu thường hay dùng trong các bộ điều khiển hoặc PLC. Mục đích giả lập tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V như vậy hay dùng để thuận tiện cho việc lập trình.

Dùng để phát tín hiệu tuyến tính Analog
Dùng để phát tín hiệu tuyến tính Analog

Đối với các dòng PLC có ngõ Analog, chúng sẽ có các ngõ nhận tín hiệu vào dùng để điều khiển. Việc giả lập tín hiệu analog trong trường hợp này sẽ thuận tiện chạy thử chương trình lập trình PLC.

Bên cạnh PLC, thì đối với một số bộ điều khiển PID controller. Việc cần sử dụng bộ giả lập tín hiệu là dùng để kiểm tra mình đã cài đặt trạng thái hoạt động đúng hay chưa.

Dùng để đo tín hiệu dòng Analog 4-20mA 0-10V

Ngược lại với ứng dụng phát tín hiệu analog 4-20mA. Quá trình đo tín hiệu dòng Analog này đồng thời hay dùng để do các ngõ output của PLC, bộ điều khiển tuyến tính.

Dùng để đo lường tín hiệu Analog 4-20mA 0-10V
Dùng để đo lường tín hiệu Analog 4-20mA 0-10V

Ngoài ra, còn dùng để đo tín hiệu dòng tuyến tính của một số loại cảm biến. Điển hình là các loại cảm biến áp suất, cảm biến siêu âm, cảm biến đo mức điện dung… Đây là các loại cảm biến hay dùng để đo lường mức liên tục của môi trường. Và tín hiệu thường sẽ truyền về các bộ đọc như PLC.

Việc sử dụng bộ đo tín hiệu dòng analog 4-20mA này chủ yếu dùng để kiểm tra cảm biến đang hoạt động có đúng hay chưa. Tại vì đôi khi, cảm biến bị hư mà không biết rõ thì kỹ sư sẽ cần dùng bộ đo tín hiệu này để kiểm tra.

Video thực tế về ứng dụng của bộ phát dòng 4-20mA

Để hình dung về ứng dụng cho bộ phát dòng 4-20mA. Các kỹ sư tham khảo video dưới đây để hiểu rõ thêm về bộ phát dòng này nhé.

Như các kỹ sư đã xem đoạn video bên trên về ứng dụng của bộ phát tín hiệu 4-20mA. Trên thí nghiệm trên, mình đã dùng một bộ giả lập tín hiệu 4-20mA và một bộ dùng để phát tín hiệu tuyến tính 4-20mA.

Đồng thời, có thêm một bộ hiển thị và điều khiển tuyến tính ATR244-12ABC hay dùng để điều khiển tín hiệu 4-20mA. Nó sẽ điều khiển dựa vào tín hiệu ngõ vào.

Bộ phát tín hiệu tuyến tính 4-20mA sẽ được ví như một cho một loại cảm biến có tín hiệu tuyến tính. Trong ví dụ trên, tín hiệu nó sẽ tương đương với màn hình hiển thị là 4mA =0 và 20mA = 100.0.

Còn bộ còn lại có nhiệm vụ đo lường tín hiệu ngõ ra tại cổng Output của bộ điều khiển. Thông thường, để có thể điều khiển trạng thái van tuyến tính, chúng ta phải biết ngõ ra tín hiệu nó nằm ở giá trị bao nhiêu.

Mua bộ phát dòng 4-20mA 0-10V ở đâu?

Bộ phát dòng 4-20mA 0-10V là một trong nhiều sản phẩm của SENECA. Công ty Hưng Phát chúng tôi được trở thành nhà phân phối độc quyền của hãng. Chuyên cung cấp các bộ chuyển đổi tín hiệu, bộ phát dòng 4-20mA, cảm biến dòng điện. Và một số hệ thống IOT…

Để hiểu rõ thêm cách sử dụng của bộ phát dòng 4-20mA này. Các kỹ sư có thể liên hệ mình thông tin ở phần bên dưới. Để mình sẽ tư vấn và hộ trợ kỹ thuật .Đồng thời cũng là cách sử dụng bộ TEST-4 này nhé.

Bài viết chia sẽ kỹ thuật: Hướng dẫn kỹ thuật về bộ phát dòng tín hiệu 4-20mA 0-10V

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Consulting Solutions Engineer

Nguyễn Thành Đạt


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button