Sửa máy lạnh

Công tơ điện 3 pha là gì? Có những loại công tơ điện 3 pha nào

Điện 3 pha ngày càng được sử dụng rộng rãi không chỉ trong các ngành công nghiệp mà cả trong lĩnh vực dân dụng. Và để kiểm soát, đo đạc công suất tiêu thụ điên 3 pha thì bắt buộc phải dùng đến công tơ điện 3 pha (đồng hồ điện 3 pha). Cùng chúng tôi tìm hiểu về điện 3 pha trong bài viết dưới đây nhé.

Công tơ điện 3 pha là gì?

công tơ điện 3 pha

Điện xoay chiều 3 pha là dòng điện xoay chiều được tạo ra bằng máy phát điện xoay chiều 3 pha dựa vào nguyên lý biến thiên của từ trường trong cuộn dây. Đồng hồ điện 3 pha là thiết bị đo điện năng tiêu thụ điện sử dụng mạng lưới điện 3 pha.

Hệ thống điện 3 pha gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính. Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và nối hình tam giác. Đường điện 3 pha tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, chung 1 dây trung tính.

Công tơ điện 3 pha

Đây là loại thiết bị thường được sử dụng để đo điện năng tiêu thụ trong các mạng lưới điện 3 pha như ở các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất với các thiết bị điện có công suất lớn.

Phân loại:

  • Đồng hồ điện 3 pha cơ: là loại công tơ sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để làm đĩa quay, số hiển thị sẽ được tính theo số vòng quay này.
  • Đồng hồ điện 3 pha điện tử: Đo đếm năng lượng theo 1 biểu giá tổng và 3 biểu giá theo thời gian. Đo đếm năng lượng Hữu công, Biểu kiến theo 2 chiều giao-nhận.
  • Công tơ điện 3 pha trực tiếp: Công tơ điện trực tiếp là dạng công tơ điện sử dụng phổ biến hiện nay. Đồng hồ điện 3 pha trực tiếp có cách đọc các trị số điện tương tự như công tơ điện 1 pha gia đình.
  • Công tơ điện 3 pha gián tiếp: Công tơ điện gián tiếp có cách lắp đặt và cách đấu dây khác biệt. Đồng hồ điện 3 pha gián tiếp được dùng cho các tải có công suất lớn.

Cấu tạo công tơ điện 3 pha

công tơ điện 3 pha

Đồng hồ điện 3 pha có cấu tạo gồm 4 phần chính cấu tạo được nên một chiếc công tơ điện 3 pha giúp nó hoạt động một cách tốt nhất.

  • Cuộn dây điện áp: Bộ phận này được đặt ở vị trí song song với lại phụ tải của cuộn dây. Cuộn dây có số lượng vòng dây tương đối lớn.
  • Đĩa nhôm hành trình: Đây là bộ phận được gắn với trục đồng thời nó còn tuỳ thuộc vào trụ để đĩa nhôm có thể quay một cách tự do trong từ trường của nó.
  • Hộp số cơ khí: Bộ phận này dùng để hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm. Bộ phận này liên kết vơi đĩ nhôm thong qua trục.
  • Nam châm vĩnh cửu: Bộ phận được thực hiện nhiệm vụ tạo ra momen làm cho trục quay.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ 3 pha

Công tơ điện 3 pha hoạt động nhờ vào bao gồm 2 bộ phận. Ở trong công tơ sẽ có 2 đĩa nhôm và 2 chiếc đĩa này sẽ được gắn liền với trục. Và mỗi đĩa nhôm sẽ được lắp trong từ trường của pha tương ứng. Ở các phụ tải thì được bố trí song song với các cuộn áp.

Khi có dòng diện chạy qua cuộn dây năng lượng đo sẽ khiến cho trục quay được dẫn đến đĩa nhôm quay, đĩa nhôm quay sẽ làm hộp số cơ khi nhảy số. Từ đó sẽ có các dòng năng lượng chuyển thẳng đến bộ số hiển thị. Giúp cho người sử dụng theo dõi điện năng tiêu thụ.

Cách đấu dây công tơ điện 3 pha

công tơ điện 3 pha

Thật sự các bạn không cần thiết phải biết về cách đấu nối đồng hồ điện 3 pha vì khi nhân viên công ty điện lực lắp đặt lưới điện vào nhà họ sẽ đấu nối cho bạn. Đấu dây công tơ không khó nhưng vì sự nguy hiểm trong công việc này nên chúng tôi khuyên bạn không nên thử làm tại nhà.

Đối với các đồng hồ thì nhà sản xuất luôn in kèm theo sơ đồ đấu dây bên trên hoặc phía sau nắp bảo vệ. Các thợ sửa chữa điện nào cũng có thể đấu nối công tơ điện một các thành thục và nhanh chóng. Chúng tôi xin chia sẻ vài bước cơ bản về đấu nối dây của đồng hồ điện để các bạn tham khảo thêm.

Các bước đấu lắp dây điện vào công tơ điện 

Bước 1: mở 2 vít để tháo nắp bảo vệ các chấu đấu dây. Chúng ta sẽ thấy có các vít giữ đầu dây điện, tháo lỏng các vít này ra.

Bước 2: xem sơ đồ đấu dây đồng hồ điện 3 pha bên dưới

Theo sơ đồ thì mũi tên đi vào thể hiện nguồn điện từ lưới điện đi vào đồng hồ. Mũi tên đi ra thể hiện dòng điện đi vào aptomat 3 pha tổng của hệ thống điện.

Các số thể hiện các cặp đầu dây pha và dây trung tính. Khi đấu nối tuyệt đối phải tuân theo các số kí hiệu trên thân đồng hồ 3 pha.

Bước 3: đấu dây theo từng cặp một (chú ý màu dây để phân biệt các pha)

Bước 4: kết nối các đầu ra váo aptomat 3 pha. Sau đó đóng nắp bảo vệ lại.

Một số lưu ý khi đấu lắp công tơ điện 

  • Ngắt nguồn điện hoàn toàn mới tiến hành đấu nối.
  • Sử dụng công cụ chuyên dụng, bảo hộ đầy đủ.
  • Lắp công tơ điện nơi khô ráo, tránh các nguồn nhiệt, tránh nơi ẩm thấp.
  • Lắp công tơ điện  nơi dễ tìm thấy và thao tác dễ dàng.
  • Tránh lắp công tơ trong tầm với của trẻ em, nên có hộp bảo vệ.
  • Các cặp dây của pha nào phải nối đúng vào pha đó (nên dùng dây cùng màu để khỏi nhầm lẫn).
  • Các đầu dây tách vỏ cách điện vừa đủ và siết chắc chắn. Tránh tình trạng phần dây đồng dư ra quá nhiều có thể gây chập cháy hoặc siết vít không chặt sẽ làm phát sinh hồ quang điện nguy hiểm.
  • Không nên tự ý tháo công tơ 3 pha ra để chỉnh sửa.

Những cách lựa chọn công tơ điện

Việc chọn lựa công tơ điện ta cần phải căn cứ vào một trong những số thông số kỹ thuật của công tơ điện. Một số thông số ép buộc phải tuân hành và một số thông số được phép tùy chọn.

  • Điện áp và tần số là 2 thông số kỹ thuật ép buộc tuân thủ.
  • Cấp chuẩn xác CL và dòng điện là 2 thông số ảnh hưởng đến độ chuẩn xác của đồng hồ điện.

Cấp chuẩn xác của đồng hồ điện là do việc chọn lựa loại công tơ điện có cấp chuẩn xác bao, ta không thể hiện đại được. Như vậy thông số chọn lựa đối với độ chuẩn xác của công tơ điện chính là dòng điện.

Việc chọn lựa dòng điện định mức của đồng hồ điện cần dựa vào công suất tiêu thụ của những thiết bị được dùng để sau đó ước tính dòng điện của tất cả các tải. Nguyên tắc chọn công tơ điện là gì?: Dòng điện tải dao động từ 50% dòng điện.định mức đến 75% dòng điện tối đa cho phép là tốt nhất.

Cách kiểm tra công tơ điện

Bước 1: Tắt CB chính và tắt tất cả các thiết bị điện: công tơ không quay

Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng.tính được mỗi tháng bạn mất bao nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi.

Bước 2: Bật CB chính, vẫn tắt tất cả thiết bị: quan sát công tơ

Tắt ở đây là tắt hẳn chứ không phải để ở chế độ.standby (Nếu TV của bạn còn điều khiển tắt mở được bằng remote nghĩa là bạn đang ở chế độ standby đó). Bây giờ quan sát đồng hồ:

  1. Nếu đồng hồ điện không quay thì hệ thống điện của bạn tốt, không có hiện tượng rò điện.
  2. Nếu đồng hồ điện có quay thì nhà bạn có sự rò điện

Bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng. Từ số này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra.chỗ rò mà khắc phục nó để tiết kiệm điện. Bây giờ nếu nếu bạn tìm ra nhánh bị rò thì tắt nó đi,.nếu không tìm được thì bạn cúp CB và tháo dây tải ra để qua bước 3

Bước 3: Sử dụng một bóng đèn tròn 100W và đếm số giây quay hết 1 vòng

Chúng ta đếm số số giây để công tơ quay hết 1 vòng. Bạn có thể đếm nhiều vòng rồi chia trung bình ra cho chính xác hơn.

Bước 4: So sánh và kết luận: nếu 1 vòng 80 giây là đúng, ít hơn là chạy nhanh, nhiều hơn là chạy chậm

Điểm cần lưu ý cuối cùng là phép đo này chỉ mang tính chất tương đối. Vì sai số sẽ là sai số của công suất bóng đèn cộng với sai số của công tơ điện. Nhưng nếu kết quả sai lệch từ vài chục phần trăm trở lên bạn có thể yên tâm đề nghị được kiểm tra đồng hồ. Với sai số nhỏ hơn bạn có thể cân nhắc và quyết định..

Tìm kiếm có liên quan:

  • Cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha điện tử
  • Ý nghĩa các thông số công tơ điện 3 pha
  • Công tơ điện 3 pha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button