Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Bệnh thương hàn và những thông tin cần biết về bệnh 2022 kiến thức mới năm 2023

Bệnh thương hàn và những thông tin cần biết về bệnh 2022 – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Or you want a quick look: 1. Bệnh thương hàn là gì?

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 16 triệu người mắc bệnh thương hàn và gây nên 600.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, căn bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh này thường bùng phát sau mùa mưa lũ. Tại những nơi nguồn nước uống và sinh hoạt, hệ thống thoát nước, thực phẩm, … không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. 

Chính vì vậy, có thể nói việc tìm hiểu bệnh để phòng tránh và kịp thời điều trị, ngăn ngừa lan lan là điều cần thiết. Do vậy, bài viết sau đây của Elipsport sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về căn bệnh này.

1. Bệnh thương hàn là gì?

Bệnh thương hàn là một căn bệnh do trực khuẩn Salmonella gây ra nhiễm khuẩn toàn thân. Thương hàn có khả năng lây lan mạnh từ người sang người. Có những trường hợp không có triệu chứng hoặc có thể bị xuất huyết tiêu hóa, viêm cơ tim, viêm não, nguy hiểm dẫn tới nguy cơ tử vong.

Vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn

2. Triệu chứng bệnh thương hàn

2.1. Thời kỳ nung bệnh 

Giai đoạn này kéo dài trung bình từ 7 – 15 ngày. Hoặc có những trường hợp kéo dài 3 – 60 ngày. Trong giai đoạn này, thường không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào. 

2.2. Thời kỳ khởi phát bệnh

Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 7 ngày. Một số triệu chứng cụ thể của bệnh có thể kể tới như: 

  • Bệnh nhân sốt với nhiệt độ tăng dần từng ngày. Đến ngày thứ 7 của thời kỳ khởi phát, bệnh nhân có thể sốt cao tới 41 độ C. 
  • Bệnh nhân bị nhức đầu, mỏi chân tay, mỏi mệt toàn cơ thể.
  • Giấc ngủ giảm chất lượng.
  • Ù tai, nghễnh ngãng.  
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn ói, táo bón. 
  • Trẻ em có thể gặp thêm tình trạng chảy máu cam.

bệnh thương hàn

Triệu chứng khi bị bệnh thương hàn

2.3. Thời kỳ toàn phát bệnh

Thời kỳ này kéo dài trong khoảng 14 ngày sau giai đoạn khởi phát bệnh. 

  • Triệu chứng rõ rệt nhất là bệnh nhân sốt cao liên tục 39 – 40 độ C, sốt nóng là chủ yếu. 
  • Nhiễm độc thần kinh với biểu hiện là nhức đầu, ù tai, nói ngọng, tay chân run rẩy, ngủ gặp ác mộng. 
  • Khoảng 30% bệnh nhân xuất hiện các ban dát nhỏ khoảng 2 – 3 mm, có màu hồng. Chúng thường xuất hiện ở ngực, bụng và mạn sườn. Số lượng ban chỉ khoảng 10 nốt. Và xuất hiện trong khoảng ngày thứ 7 – 12 của thương hàn. 
  • Bệnh nhân cảm thấy lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ, lưỡi bẩn (phủ lớp rêu màu xám hoặc trắng).
  • Đi ngoài ra phân lỏng và đi liên tục 5 – 6 lần mỗi ngày.
  • Bụng chướng, đau bụng nhẹ lan tỏa khu vực hố chậu phải. 
  • Gan và lách phình to dưới bờ sườn 1 – 3 cm. 
  • Tiếng tim khi nghe không rõ ràng, huyết áp thấp.
  • Mạch đập chậm so với nhiệt độ, thường được gọi là mạch và nhiệt độ phân ly.
  • Loét vòm hầu họng.
  • Bệnh nhân có thể bị viêm phổi, viêm phế quản. 

2.4. Thời kỳ khỏi bệnh

Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 1 tuần. Với những triệu chứng sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể dao động mạnh sau đó xuống từ từ. 
  • Các triệu chứng của bệnh thương hàn giảm từ từ. Bệnh nhân cảm thấy đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn. 

Ngoài thể thông thường điển hình với những triệu chứng trên đây, một số trường hợp bệnh nhân ở thể ẩn. Nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu bệnh. Nhưng khi xét nghiệm lại có vi khuẩn thương hàn. Thêm vào đó, do tình hình sử dụng vắc xin, kháng sinh trở nên phổ biến, biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhân không còn nhiều triệu chứng như trên đây. Mà một số dấu hiệu hay gặp chỉ còn: sốt cao kéo dài, da tái xanh, gan và lách phình to. 

3. Nguyên nhân gây bệnh thương hàn

Nguyên nhân gây nên bệnh thương hàn là do trực khuẩn th­­ương hàn Salmonella typhi và phó thương hàn Sal. paratyphi A, B. Con người là vật chủ duy nhất của trực khuẩn Salmonella typhi. Bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị thương hàn. Tuy vậy, theo thống kê, trẻ em là đối tượng mắc căn bệnh nguy hiểm này nhiều nhất. Vì trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ, hệ miễn dịch còn yếu. 

4. Biến chứng bệnh thương hàn

4.1. Biến chứng ở đường tiêu hóa, tiết niệu

  • Khoảng 15% bệnh nhân gặp biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Thường bị vào tuần thứ 2, 3 của thương hàn. Bệnh nhân có thể xuất huyết nhẹ. Hoặc xuất huyết nặng với những biểu hiện như: huyết áp giảm, nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột. Bệnh nhân đổ mồ hôi, thiếu máu, da niêm mạc xanh. Bệnh nhân đi ngoài ra phân đen. Nếu xét nghiệm sẽ thấy Hb và HC giảm. 
  • Khoảng 1 – 3% bệnh nhân bị thủng ruột vào tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của bệnh hoặc trong giai đoạn phục hồi. Bệnh nhân đau bụng dữ dội, choáng váng do huyết áp tụt, nhiệt độ giảm, tay chân lạnh đổ mồ hôi. Tuy nhiên, có tới 25% bệnh nhân không có triệu chứng bệnh thủng ruột nên việc chẩn đoán biến chứng khá khó khăn. 
  • Biến chứng viêm đường tiết niệu như viêm cầu thận, hội chứng thận nhiễm mỡ.

bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn có thể biến chuyển nặng, gây ra xuất huyết tiêu hóa

4.2. Biến chứng về tim mạch

  • 1-5% bệnh nhân bị biến chứng viêm cơ tim. Với biểu hiện cụ thể là tình trạng đau ngực, tiếng tim mờ, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp.
  • Biến chứng trụy tim mạch với biểu hiện huyết áp giảm, nhiệt độ giảm, tay chân lạnh, thở nhanh do choáng nội độc tố.
  • Biến chứng viêm tắc động – tĩnh mạch. 

4.3. Biến chứng hệ thần kinh, não bộ

  • Biến chứng viêm màng não mủ, viêm tủy cắt ngang, viêm não tủy.
  • Biến chứng viêm màng não thanh dịch,  phản ứng màng não.
  • Biến chứng viêm dây thần kinh sọ. 

4.4. Một số biến chứng khác

  • 1-2% gặp biến chứng viêm túi mật với biểu hiện vàng da, đau hạ sườn phải.
  • Biến chứng viêm gan gây vàng da, gan phình to. 
  • Biến chứng nhiễm trùng khu trú: có thể gặp ở hầu hết các cơ quan như viêm phổi, viêm họng, viêm đài bể thận, viêm bàng quang, viêm xương,….
  • Một số biến chứng hiếm gặp hơn như viêm bể thận, viêm cầu thận, suy thận, viêm phổi, viêm xương, viêm màng xương,… 

bệnh thương hàn

Viêm phổi cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thương hàn

5. Đường lây truyền bệnh thương hàn

Có hai con đường chính khiến cho bệnh thương hàn bị lây lan:

5.1. Do tiêu thụ thực phẩm có vi khuẩn thương hàn

Người bệnh ăn, uống thức ăn, nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn dẫn tới vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Kết quả người bệnh bị nhiễm thương hàn. Vi khuẩn thương hàn được tìm thấy nhiều trong sữa, thịt. Lý do là bởi chúng có thể sinh trưởng trong sữa cũng như các chế phẩm của sữa mà không làm thay đổi mùi vị. Nếu đường lây vi khuẩn thương hàn là từ nguồn nước thì rất dễ khiến bệnh bùng phát thành dịch bệnh. 

5.2. Do tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh

Người bệnh có vi khuẩn thương hàn sẽ bài tiết vi khuẩn qua phân, nước tiểu, đờm, chất nôn trong suốt thời gian mắc bệnh. Thậm chí, những bệnh nhân được chẩn đoán khỏi về lâm sau nhưng vẫn tiếp tục mang loại vi khuẩn Salmonella typhi trong cơ thể. Lý do là vi khuẩn còn cư trú ở túi mật hay đường dẫn mật. Tỷ lệ này chiếm tới 3 – 5%. Sau đó, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hay các chất thải kể trên có nguy cơ bị nhiễm thương hàn rất cao. 

6. Phòng ngừa bệnh thương hàn

6.1. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

  • Bảo vệ vệ sinh môi trường sống như sử dụng nguồn nước sạch để sử dụng và đun nấu thức ăn.
  • Xử lý rác và các chất thải hợp vệ sinh, sạch sẽ.
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

6.2. Cách ly người nhiễm bệnh

  • Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện và đảm bảo bảo vệ bản thân khi tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người lành mang trùng. 

6.3. Tiêm phòng vắc xin thương hàn

Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách tốt nhất phòng ngừa căn bệnh này. Ba loại vắc xin thương hàn phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Vaccin thương hàn vỏ polysacarid Vi.
  • Vaccin thương hàn bất hoạt nhiệt/ phenol.
  • Vaccin thương hàn sống dùng uống.

bệnh thương hàn

Tiêm phòng vắc-xin thương hàn để phòng bệnh

7. Chẩn đoán bệnh thương hàn

7.1. Dịch tễ học

Kiểm tra những khu vực bệnh nhân đã sống hoặc tới có dịch thương hàn hay không. Bệnh nhân có từng tiếp xúc với người nhiễm thương hàn không. 

7.2. Lâm sàng

  • Thể điển hình: Bệnh nhân khởi phát bệnh từ từ. Rối loạn tiêu hóa từ tuần thứ 2 phát bệnh. Bệnh nhân bị đào ban, gan và lách phình to.  
  • Thể không điển hình: Bệnh nhân sốt kéo dài, có thể khởi phát bệnh đột ngột. Có triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện từ cuối tuần thứ nhất. Gan và lách phình to. 

7.3. Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu để xác định lượng bạch cầu bình thường hay giảm.
  • Xét nghiệm cấy máu để xác định bệnh.
  • Xét nghiệm cấy tủy xương được thực hiện khi lâm sàng nghi ngờ bệnh thương hàn nhưng kết quả cấy máu âm tính 2 – 3 lần. 
  • Xét nghiệm cấy dịch mật, cấy nước tiểu, cấy phân, tuy ít được sử dụng.
  • Chẩn đoán huyết thanh. 

8. Điều trị bệnh thương hàn

8.1. Điều trị đặc hiệu

  • Sử dụng thuốc Cephalosporin thế hệ 3. Loại thuốc này có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy vậy, loại thuốc này có khả năng hạ sốt chậm, có thể gây dị ứng hoặc kháng thuốc. 
  • Sử dụng nhóm Fluoroquinolon thế hệ 2. Đây là loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh thương hàn mang tới hiệu quả cao nhất hiện nay. Nhưng thuộc thường mang lại nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, gặp ảo giác. 

bệnh thương hàn

Điều trị bệnh thương hàn bằng thuốc

8.2.  Điều trị triệu chứng bệnh

  • Bù nước điện giải 1500 – 2000ml mỗi ngày. Bao gồm: Glucose 5%, Ringerlactat, Natri clorid 9%.
  • Hạ sốt cho bệnh nhân khi sốt cao.
  • Kê thuốc an thần.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng gồm các thức ăn dạng lỏng, mềm, đủ dung dưỡng trong suốt thời gian bệnh. 

8.3.  Điều trị biến chứng

  • Điều trị biến chứng xuất huyết tiêu hóa bằng cách chườm lạnh, kê thuốc cầm máu, truyền máu. Bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi bất động.
  • Điều trị thủng ruột bằng chống sốc điều trị ngoại khoa.
  • Biến chứng choáng nội độc tố bằng cách dùng thuốc Corticoid. Ngoài ra, các bác sĩ có thể dùng Solumedrol 20mg/kg truyền trong 30 phút đầu. Và có thể lập lại sau 4 – 6 tiếng trong 48 tiếng. 

9. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thương hàn

9.1. Đối tượng dễ mắc bệnh thương hàn

Độ tuổi và nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh thương hàn cao nhất dao động từ 15 – 30 tuổi. Đây được xem là nhóm đối tượng lao động, thường hay sinh sống và làm việc trong những điều kiện không vệ sinh, không an toàn.

9.2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thương hàn

Với một điều kiện sinh hoạt ô nhiễm, nguồn nước dơ bẩn và thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh thương hàn. Vì vậy, tại những nước phát triển hoặc những vùng đô thị lớn, khi con người được cung cấp nước sạch cũng như hệ thống cống thoát nước hoạt động tốt, đặc biệt nhà vệ sinh sạch sẽ, nguồn thực phẩm vệ sinh sẽ tỷ lệ mắc bệnh thương hàn rất thấp. Hầu như, ta chỉ thấy các trường hợp mắc bệnh khá rải rác và rất khó để bùng phát thành dịch.

bệnh thương hàn

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng mắc bệnh

Trên đây là tổng hợp trọn bộ thông tin về bệnh thương hàn theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa. Việt Nam là một nước có tỷ lệ nhiễm bệnh còn khá cao. Vì vậy, cần quan tâm để phòng ngừa bệnh cho bản thân cũng như ngăn bệnh bùng phát thành dịch. 

Hiểu biết về các kiến thức sức khỏe là điều cần thiết trong cuộc sống, đừng để sức khỏe của bạn và người thân bị ảnh hưởng chỉ vì chăm sóc sai cách do thiếu kiến thức. Bạn có biết, tập luyện thể dục thể thao là cách nâng cao sức khỏe an toàn và lành mạnh nhất? Hãy bắt đầu cải thiện sức khỏe của bạn và gia đình từ hôm nay với các thiết bị tập luyện tại nhà như may chay bo dien Elipsport, xe đạp tập hoặc thư giãn hằng ngày với ghế massage. Những sản phẩm này sẽ thay bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và thể lực của cả gia đình. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button