Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Bể hiếu khí là gì? Cấu tạo và cách vận hành bể hiếu khí kiến thức mới năm 2023

Bể hiếu khí là gì? Cấu tạo và cách vận hành bể hiếu khí – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

 

Bể hiếu khí Aerotank là thuật ngữ rất quen thuộc với ngành xử lý nước xả thải. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì đó vẫn là một khái niệm xa lạ.  Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bể hiếu khí Aerotank, khái niệm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể nhé!

Bể hiếu khí là gì?

Bể hiếu khí là bể phản ứng sinh học hiếu khí. Người ta sẽ thổi khí vào bên trong bể để khuấy đảo những vi sinh vật có trong bể lên để tạo thành hợp chất bùn hoạt tính lơ lửng. Bể hiếu khí (Aerotank) được đưa vào sử dụng từ những năm 1887..

Bể hiếu khí thường được làm từ bê tông cốt thép dưới dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật. Nước xả thải sẽ đi dọc theo chiều dài của bể sau đó được sục khí. Sục khí nhằm bổ sung thêm oxy cho nước và tăng cường độ oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước xả thải.

Cấu tạo của bể hiếu khí

Bể hiếu khí Aerotank có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật. Bên trong bể là những hệ thống phân phối khí như đĩa thổi khí, ống phân phối khí. Những hệ thống này có tác dụng tăng cường hệ thống điều hòa khí tại bể và tăng cường lượng oxy hòa tan trong bể. Bể giúp cung cấp nguồn oxy cần thiết để nuôi vi sinh hữu ích.

Nếu bạn muốn xây dựng bể Aeotank thì cần đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

  • Giữ được số lượng lớn vi sinh trong bể
  • Tạo điều kiện để vi sinh liên tục phát triển
  • Giữ lượng oxy đủ để cung cấp cho vi sinh

Khi xây dựng, chiều cao tối thiểu của bể phải là 2,6m. Nếu bể quá thấp sẽ ảnh hưởng tới độ oxy hòa tan trong bể. Nếu bể có thể tích nhỏ thì cần lắp thêm giá thể vi sinh nhằm hỗ trợ cho vi sinh sinh trưởng. Giá thể có thể ở dạng tròn hoặc dạng tấm.

Bể hiếu khí có ưu nhược điểm gì?

Dưới đây là những ưu, nhược điểm của bể hiếu khí

Ưu điểm của bể hiếu khí

Bể hiếu khí Aerotank giúp loại bỏ chất hữu cơ trong nước xả thải một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bể còn giảm thiểu được mùi hôi khó chịu của chất thải, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Quá trình xử lý nước thải bằng loại bể này có thể loại bỏ những mầm bệnh, các chất gây hại từ nguồn nước xả thải của nhà máy và tạo ra nguồn nước an toàn, thân thiện với môi trường.

Bể hiếu khí còn có khả năng ổn định lượng bùn, loại bỏ tới 97,56% chất rắn lơ lửng trong nước. Bể Aerotank hiện đang rất được ưa chuộng và được ứng dụng vô cùng rộng rãi.

Nhược điểm của bể hiếu khí

  • Đòi hỏi nhân viên vận hành bể hiếu khí phải có kỹ năng và chuyên môn cao. Hiệu suất của bể sẽ giảm nếu như có một khâu không thực hiện đúng kỹ thuật.
  • Nếu màu của chất thải không được loại bỏ từ trước sẽ gây tăng màu sắc chuyển hóa thành chất trung gian thông qua quá trình oxy hóa.
  • Tổn hao nhiều năng lượng khí để cung cấp đủ nồng độ oxy hòa tan vận hành bể.
  • Bùn tích tụ do sự tăng trưởng hiếu khí hỗ trợ mới đủ nguồn oxy cho bể nên sẽ gây giảm khả năng lưu trữ của dầm phà hoặc ao.

Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank

Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank được chia ra như sau:

Oxy hóa các chất hữu cơ

Đây là giai đoạn bùn hoạt tính sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ oxy hóa của chất thải cao dẫn đến sự tiêu thụ oxy trong bể cũng cao. Vậy nên thời điểm này vi sinh sẽ phát triển mạnh do lượng dinh dưỡng từ chất thải rất cao.

Độ tiêu thụ oxy trong bể được mô tả bằng phương trình sau:

 ( CxHwOz + NH3 + O2 – Enizyme => CO2 + H2O + C5H7NO2 + H )

Tổng hợp các tế bào mới

Giai đoạn này thì vi sinh đã phát triển ổn định hơn, mức độ tiêu thụ oxy cũng không quá mạnh mẽ như giai đoạn trước. Tại đây, chất hữu cơ có trong nước xả thải sẽ được xử lý hiệu quả và nhanh chóng nhất. Thời điểm này cũng là lúc mà bùn hoạt tính đạt mức hoạt lực cao nhất.

Giai đoạn này tổng hợp bằng phương trình sau:

( CxHwOz + NH3 + O2 – Enizyme => CO2 + H2O + C5H7NO2 + H )

Quá trình phân hủy nội bào

Ở giai đoạn cuối cùng, mức tiêu tốn oxy lại tăng ở ngưỡng rất cao. Đây sẽ là giai đoạn quan trọng khi nitrat hóa các muối Amoni. Sau khi kết thúc giai đoạn này, lượng tiêu thụ oxy trong bể sẽ giảm xuống mức thấp. Khi bể vận hành ở giai đoạn 3, đặc biệt là sau quá trình oxy hóa 80 – 90% thì bạn không nên khuấy đều mà cần thời gian để bùn lắng xuống để lấy chúng ra khỏi nước. Nếu bạn không tách bùn thì nguồn nước sẽ dễ bị ô nhiễm.

Giai đoạn này được tổng hợp bằng phương trình sau:

 ( C5H7NO2 + 5O2 – Enizyme => 5CO2 + 2H2O + NH3 + H )

Làm thế nào để hắc phục khi bể Aerotank gặp sự cố?

Dưới đây là một số sự cố thường gặp củ bể Aerotank và cách khắc phục.

Bùn phát triển và phân tán

Bùn phát triển và bị phân tán là hiện tượng bùn chảy ra ngoài theo dòng nước xả thải và không lắng lại bể. Hiện tượng này có thể được khắc phục bằng cách:

  • Giảm tải lượng hữu cơ (do chất hữu cơ quá tải)
  • Thêm chất peroxyde để tăng tuần hoàn (do sự tăng trưởng nhanh chóng của vi nấm sợi)
  • Thêm chất dinh dưỡng nếu bể thiếu chất dinh dưỡng
  • Nếu nước bị nhiễm độc tính thì cần xác định nguồn lây để xử lý.
  • Nếu do quá nhiều không khí có thể giảm lượng không khí xuống thấp.

Bùn vi sinh không kết dính được

Nếu bùn không kết dính được có thể do lượng hạt rắn đã rời khỏi bể lắng do bùn đã quá cũ. Có thể khắc phục bằng cách gia tăng tốc độ nước thải, giảm tuổi thọ bùn, kiểm soát thối khí với lưu lượng thấp và giảm sự hỗn loạn.

Bùn bị tạo thành khối

Bùn đóng thành khối có thể so thiếu hụt phân tử trong khi chúng rời khỏi bể lắng. Có thể khắc phục như sau:

  • Tăng tuổi thọ của bùn hoạt tính có trong bể.
  • Giảm thiểu lượng nước thải vào và nước thải đi để phòng ngừa bùn quá yếu.

Bùn vi sinh bị nổi

Nếu bùn bị nổi lên mặt nước thì có thể do sự khử nitrat hóa gây nên.  Có thể xử lý bằng cách điều chỉnh tuổi bùn. Nếu không khí nhiều gây nên thì hãy giảm lượng không khí trong bể xuống.

Hiện tượng bọt váng

  • Có thể do bùn đã quá già nên bạn cần tăng số lượng nước thải, giảm tuổi thọ bùn và bơm thêm chất để kiểm soát lượng bùn vi sinh.
  • Do vi khuẩn bám vào và tạo bọt thì bạn cần loại bỏ chúng

Bùn tạo khối không phải do vi khuẩn dạng sợi tạo thành.

Hiện tượng này sẽ gây nổi những đám bọt lớn trên bề mặt do vi sinh trẻ gây nên khi lượng bùn quá ít. Bạn cần tăng lượng bùn lên và giảm thiểu lượng chất thải để có thể kiểm soát bọt tốt hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bể hiếu khí Aerotank. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc bất cứ điều gì thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0963.31.31.81 để được tư vấn, giúp đỡ miễn phí nhé. Trân trọng!

 

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button