Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

An toàn điện là gì? Biện pháp sử dụng điện an toàn trong thực tế kiến thức mới năm 2023

An toàn điện là gì? Biện pháp sử dụng điện an toàn trong thực tế – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

An toàn điện luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với tất cả chúng ta. Vậy biện pháp sử dụng điện an toàn trong thực tế cũng như thi công như thế nào? Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Bình Minh chúng tôi xin chia sẻ một vài biện pháp an toàn điện trong các trường hợp cụ thể.

Những khái niệm về An toàn điện

Hiện nay, Điện đóng vai trò rất đặc biệt và gần như không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt cũng như kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng, gây tổn thương đến sức khoẻ, tính mạng của con người và nhiều trường hợp khác có thể xảy ra hiện tượng chập, cháy. Do đó, việc tìm hiểu kỹ các khái niệm về an toàn điện người dùng có thể có được các biện pháp anh toàn điện tốt nhất.

An toàn điện là gì?

An toàn điện là nhưng quy tắc, quy định, kỹ năng cần thiết được đặt ra nhằm mục đích giảm thiểu, ngăn chặn cácc tác động gây ảnh hưởng cho hệ thống điện và con người trong khu vực có lắp đặt hệ thống điện. Đặc biệt là các yếu tố: dòng điện, điện từ trường, tĩnh điện, hồ quang điện.

Các yếu tố liên quan đến hệ thống điện đều có khả năng gây hại đến con người. Có thể là tĩnh hoặc động. Trong trường hợp điện động thì đó chính là sự chuyển động của các electron. Còn tĩnh điện là sự tích điện trên bề mặt trong quá trình ma sát hoặc tiếp xúc.

Điện giật là gì ?

Khi dòng điện chạy qua cơ thể con người, có thể gây tổn thương hoặc ảnh hưởng đến tâm – sinh lý, thể chất. Quá trình dòng điện chạy qua cơ thể làm cho tê, giật toàn thân. Trong trường hợp dòng điện đủ mạnh có thể gây tử vong. Quá trình này được gọi là điện giật.

Điện giật gây tác hại như thế nào?

Điện giật sẽ mang lại hậu quả to, nguy hiểm đối với con người. Có thể anh hưởng tâm sinh lý, tính mạng của con người.

Ảnh hưởng đến tâm, sinh lí

Với từng mức độ dòng điển khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhua đến tâm – sinh lý của con người. Trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mất cân bằng sinh lý, rối loạn tuần hoàn hoặc mất trí nhớ. Còn có những trường hợp nếu ảnh hưởng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Ảnh hưởng đến tính mạng

Khi dòng điện chạy qua cơ thế người sẽ gây co giật cơ bắp. Đặc biệt các bộ phận dễ bị ảnh hưởng như tim, phổi. Trong trường cường độ dòng điện đủ mạnh sẽ gây ngừng hô hấp, tuần hoàn. Đối với trường hợp nếu đang thi công trên cao sẽ gây nên tình trạng chấn thương khi ngã từ trên xuống.

Một số trường hợp không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng có thể gây nên một số trường hợp như sau: bỏng do tia lửa điện, tê liệt thần kinh hoặc ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp.

Nguyên nhân gây mất an toàn điện

Theo thống kê hằng năm, có khoảng 350 – 400 người thiết mạng và hàng trăm người bị thương. Trong đó có khoảng 70% các trường hợp tai nạn có nguyên nhân từ việc mất an toàn khi sử dụng. Dưới đây là một vài nguyên nhấn chính dẫn tới những con số đáng tiếc này:

  •  Sửa chưa hệ thống điện khi chưa ngắt nguồn điện
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện (ví dụ như tay chạm trực tiếp vào ổ cắm điện, dân dẫn điện trần hoặc dây dẫn điện bị hư hại, ăn mòn, bị bong lớp cách điện do sử dụng lâu ngày.).
  • Quá trình lắp đặt dây điện không đúng kỹ thuật.
  • Không sử dụng các công cụ hỗ trợ, bảo hộ khi kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện
  • Sử dụng các thiết bị điện, ổ cắm điện kém chất lượng
  • Thiết bị điện bị tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, hoặc nước dẫn tới hiện tượng rò điện.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn điện,…

Một số nguyên tắc an toàn điện trong quá trình sừ dụng thiết bị

Tuân thủ những nguyên tắc an toàn điện trong quá trình sử dụng các thiết bị điện sinh hoạt hằng ngày sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều rủi ro và thiệt hại liên quan tới tài sản, thậm chí là tính mạng. Dưới đây là một số nguyên tắc mọi người cần tuân thủ:

  • Đảm bảo người lao động phải được đào tạo về phương thức vận hành máy trước khi thực hiện thao tác.
  • Dây cắm phải đủ tải, các vị trí ổ cắm phải thuận lợi. Chú ý không nên sử dụng quá nhiều phích cắm chung một ổ
  • Đường dây điện bố trí sắp xếp phải gọn gàng. Nhằm đảm bảo phòng tránh tai nạn điện. Cũng như hạn chế rủi ro chập điện
  • Yêu cầu người nhân viên lắp đặt hệ thống điệnphải có kiến thức chuyên môn cao. Đồng thời có kinh nghiệm thi công nhiều dự án tương đường.
  • Ngừng sử dụng điện ngay lập tức. Khi phát hiện sự cố rò rỉ hay hư hỏng thiết bị điện hoặc đường dây dẫn.
  • Cần phải đảm bảo thiết bị, ổ cắm điện lắp đặt trên cao, đả bảo khoảng cách > 1m so với mặt đất. Nhằm tránh quá trình tiếp xúc của trẻ em.
  • Không sử dụng thiết bị không người lái hoặc thả diều gần các đường dây điện
  • Tuyệt đối nói không dây điện kém chất lượng và thiết bị điện chất lượng thấp.
  • Khi tiến hành sửa chữa, bảo trì thiết bị điện cần phải có kiến thức chuyên môn cao. Và đảm bảo thiết bị bảo hộ trước khi thực hiện công việc.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện

Luôn nhớ 7 biện pháp cũng như nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng các thiết bị điện.

Thiết bị đóng ngắt điện phải được lắp đặt đúng cách.

Thiết bị đóng ngắt là thiết bị giảm ảnh hưởng, tác động của dòng điện khi xảy ra sự cố mất an toàn như hư hỏng, chập cháy hoặc điện giật. Đây là một trong những nguyên tắc an toàn điện đầu tiên mà người dùng cần thực hiện và tuân thủ:

  • Mỗi thiết bị hoặc cụm thiết bị phải được lắp đặt một Aptomat tại đường dây cấp điện chính và rẽ nhánh ở các tầng nhà.
  • Thiết bị đóng ngắt có thể được lắp đặt trên dây 1 pha nhưng tối ưu hơn phải được lắp đặt trên dây pha và dây trung tính.
  • Lắp cầu trì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dọng điện nếu bị quá tải hoặc chập cháy.
  • Nên chọn lựa những thiết bị đóng cắt phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín những phần mang điện.
  • Khuyến khích lắp đặt các thiết bị chống rò rỉ điện, đặc biệt là ở vị trí có nguy cơ ngập nước.

Cần phải lưu ý vị trí lắp dặt cầu dao, cầu chì, công tắc và ổ điện

Những vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc và ổ điên cần phải sắp xếp ở nơi cao ráo, thoáng mát đảm bảo thuận tiện khi sử dụng. Bên cạnh đó, đối với các hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có nguy cơ bị ngập úng thì cần lắp đặt các thiết bị lên cao hơn nền và sàn nhà ít nhất khoảng 1,5m.

Lưu ý khi lắp đặt các thiết bị điện trong nhà

Người dùng tuyệt đối không được đặt các thiết bị điện tại những nơi ngập nước, ẩm ướt hay gần những đồ vật dễ cháy nổ khi tiến hành lắp đặt. Ngoài ra, cần phải nối đất vỏ kim loại cho những thiết bị gia đình như tủ lạnh, máy giặt, bếp điện,… đẻ phòng tránh những trường hợp chập cháy, rò rỉ điện xảy ra.

Nên sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt

Một trong số những biện pháp sử dụng điện an toàn đó chính là lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện chất lượng. Nên sử dụng ổ cắm điện phù hợp để phòng chống cháy nổ trong gia đình. Ưu tiên sử dụng các loại ổ điện chống giật, ổ cắm chịu tải lớn, ổ cắm chống nổ,… trong gia đình. Bên cạnh đó, toàn bộ dây điện trong nhà nên được đặt ống cách điện và dùng dây có vỏ bọc cách điện.

Lưu ý khi trời mưa to, có sấm sét hay ngập nước

Khi gặp phải những trường hợp này, người dùng cần nhanh chóng tách cáp ăng-ten ra khỏi tivi, đồng thời rút phích cắm của các thiết bị điện,… Nếu bị ngập nước hay gió bão làm tốc mái, đổ tưởng,… bạn cần ngắt ngay cầu dao, atomat điện để đảm bảo an toàn.

Trang bị đồ bảo hộ

Cần chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ hay các thiết bị, dụng cụ an toàn điện khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị điện. Nếu phải trèo cao hoặc làm việc trong phòng kín cần có ít nhất 2 người để hỗ trợ nhau.

Bảo hành thiết bị điện đình kỳ thường xuyên

Người dùng cần phải thường xuyên kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa nếu phát hiện các thiết bị điện hư hỏng để không gây ra hiện tượng rò rỉ, chập cháy điện,… trong quá trình sử dụng.

Cần kiểm tra hệ thống đường điện

Thường xuyên kiểm tra đường dây, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ như cầu dao, cầu chì, công tắc,.. trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên ngắt nguồn điện của các thiết bị khi không sử dụng đến để phòng chập cháy.

Trong trường hợp nếu dây điện bị đứt, các thiết bị điện bị hỏng thì phải được kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa rồi mới tiếp tục sử dụng.

Tránh sử dụng những thiết bị điện khi đang sạc

Tuyệt đối không nen vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị như điện thoai, túi sưởi,… để đảm bảo an toàn. Khi quá trình sạc kết thúc, người dùng cần rút dây sạc để tránh cháy nổ, đồng thời tránh sự hiếu hỳ của trẻ nhỏ trong gia đình (nếu có).

Một số biện pháp an toàn điện khác

Ngoài những biện pháp được kể trên, thì người dùng cũng cần phải lưu ý một số điểm sau đây để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng điện:

  • Tuyệt đối không chạm vào bất cứ thiết bị điện, không đóng ngắt cầu dao, công tắc hoặc rút phích cắm khi tay ướt.
  • Không được phơi quần áo, treo, móc vào các vật khác vào dây dẫn điện.
  • Không dùng điện để chống trộm, bẫy chuột hay bắt cá,…
  • Tại vị trí có dòng điện cao thế phải treo biển cảnh báo nguy hiểm.
  • Khi bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo hay lắp đặt các thiết bị điện thì cần người có chuyên môn hoặc đã qua huấn luyện an toàn về điện thực hiện.
  • Khi sửa chữa hay lắp đặt các thiết bị điện ở trên cao phải có đồ bảo hộ, đeo dây an toàn.
  • Không sử dụng thang có khả năng dân điện khi làm việc bên trên hoặc gần các thiết bị điện. Tuyệt đối không dùng thang bằng kim loại, không có cách điện.

Việc tuân theo những nguyên tắc đảm bảo an toàn điện là biện pháp hạ chế tối đa những yếu tố tác động ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính mạng con người. Đặc biệt, đây còn là yếu tố cần phải tuân thủ trong quá trình sử dụng cũng như thi công sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng đường điện, thiết bị điện,…

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button