5 Cách Chống Thấm Trần Nhà Bị Nứt Hiệu Quả 100% kiến thức mới năm 2023
Mục lục bài viết
5 Cách Chống Thấm Trần Nhà Bị Nứt Hiệu Quả 100% – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023
Có rất nhiều cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt, tuy nhiên cách nào hiệu quả cao nhất, bền bỉ nhất mà vừa tiết kiệm được chi phí tối đa ? Hãy cùng chống thấm Thành Tín Đà Nẵng tìm hiểu ngay bên dưới nhé
Nguyên nhân trần nhà bê tông bị nứt
Với những công trình lâu năm thì sau một thời gian sử dụng, trần nhà trở nên xuống cấp, hư hỏng là điều khó có thể tránh khỏi nhưng thường trần nhà bị thấm nước do một số nguyên nhân khách quan sau đây:
– Trong thời gian xây dựng, chủ thầu quên công đoạn chống thấm bề mặt hoặc chủ quan trong công việc này
– Sử dụng những loại vật liệu kém chất lượng hoặc định mức không đúng kĩ thuật khiến cho kết cấu giảm suất, sàn nhà dễ rạn nứt chân chim
– Sự chênh lệch của nắng mưa đột ngột cũng có thể khiến cho trần nhà bị thấm dột bởi tình trạng này còn gọi là “Sốc nhiệt bê tông”
– Nứt trần nhà là do kết cấu sụt lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt tiêu chuẩn, mác bê tông kém chất lượng
– Hệ thống thoát nước sân thượng kém, nước có thể đọng lại sau những cơn mưa lớn
– Đổ nối sàn bê tông mới và củ, vị trí thấm có thể tại khe tiếp giáp bề mặt bê tông mới cũ
Đây là tổng hợp những nguyên nhân mà chúng tôi thường gặp trong thời gian thực hiện xử lí chống thấm trần nhà
Một số cách chống thấm trần nhà bị nứt đơn giản hiệu quả cao
Chắc hẵn bạn đã từng ngay qua những cách chống thấm tràn nhà bằng nhựa đường, xử lí vết nứt bằng keo Nhật Bản, Sika hoặc bơm keo trực tiếp vào sàn bê tông… Cụ thể những cách làm này bạn hãy tham khảo ngay bên dưới
Xử lí trần nhà bị nứt bằng băng keo chống thấm
Nếu đây là lần đầu bạn biết đến sản phẩm keo chống thấm Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẻ chưa hiểu được hết tính năng và cũng như cách sử dụng loại sản phẩm này.
Hiện nay, loại keo chống thấm Nhật Bản được thiết kế với một lớp màng cực kì dẽo dai, có độ bám dính và khả năng chịu lực cực tốt.
Với một lớp keo dày 1,5mm được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản dựa trên chất liệu cao su non nên sản phẩm này được đánh giá là siêu liên kết, siêu chống dính cũng như chống thấm rất hiệu quả
Cách thi công:
Bước 1: Làm sạch bề mặt
Đối với những vị trí vết nứt, bạn cần sử dụng miếng giấy nhám chà để làm sạch bề mặt hoặc để đảm bảo hơn bạn cần sử dụng công cụ đục tỉa các vết nứt có độ rộng tương đương với độ sau tầm 1 – 3 cm
Bước này sẻ giúp tăng khả năng bám dính cả vật liệu cho nên bạn hãy chú ý tỉ mĩ ở bước này
Bước 2: Tiến hành thi công
Đo khoảng cách, chiều dài vết nứt của trần nhà, khi đó bạn sẻ định hình được chiều dài miếng dán băng keo cần phải cắt. Lúc này đây bạn tháo gỡ phần lớp giấy bao bảo vệ băng keo rồi đặt nó lên vết nứt
Sau đó sử dụng các vật dụng để miết, ép cho keo bám chắc trên bề mặt bê tông. Bạn nên nhớ khi băng keo đã ăn sau vào bề mặt sàn bê tông thì bạn sẻ không thể nào tháo gỡ ra
Bước 3: Trả nguyên mặt bằng
Ở bước cuối cùng bạn cần trọng một ít vữa xi măng để trám và làm bằng bề mặt, yếu tố này giúp đảm bảo tính mỹ quan cho công trình
Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng SikaTop Seal 107
SikaTop Seal 107 được đánh giá là một trong những vật liệu chống thấm cao cấp được các nhà thầu sử dụng hầu hết cho các công trình hiện nay không riêng gì trần nhà bê tông, sản phẩm này lun cần được pha chế thêm phụ gia khác như xi măng để tạo nên độ kết dính tốt nhất
Cách thi công:
Tất nhiên công việc đầu tiên là bạn phải làm sạch bề mặt để tăng độ bám dính của vật liệu
Bước 1: Pha chế vật liệu chống thấm Sika
Sika là vật liệu dạng lỏng, bạn cần định mức tầm 1 lít Sika cần đến 1Kg xi măng. Rồi sau đó dùng cây khuấy thật nhuyễn không để đóng cục. Tuyệt đối không được pha chung với nước
Bước 2: Thi công chống thấm
Sau khi đã định mức vật liệu đúng theo tỉ lệ thì ngay lúc này bạn quét sika ngay bên bề mặt của sàn mái, sân thượng chứ không được quét dưới bề mặt của trần nhà vì cách làm này hầu như không hiệu quả
Xem video hướng dẫn:
Lưu ý: Với những trần nhà tiếp giáp với sân thường thì chúng tôi thường phải đục dỡ hoàn toàn bề mặt bê tông lên, khi đó mới quét sơn chống thấm Sika.
Mặt dù cách làm này lun gây phát sinh ra nhiều chi phí, nhân công nhưng chất lượng cực kì cao
Bơm keo chống thấm ngược trần nhà Sikaflex
Hiện nay một số nhà mới xây bị nứt trần là do tác động địa chấn, nền móng nhà không chắc và cũng có thể thi công không đúng chất lượng, vậy nên giải pháp xử lí vết nứt trần nhà là sử dụng keo Sikaflex
Keo chống thấm Sikaflex là sản phẩm cải tiến với độ đàn hồi cao, khả năng bám dính tốt, liên kết được các bề mặt bê tông chắc chắn cho nên sản phẩm này lun được ứng dụng vào quá trình xử lí vết nứt góc trần nhà rất tốt
Quy trình thi công:
Công việc đầu tiên là vệ sinh vết nức bằng cách dùng máy cắt bê tông cắt theo hình chữ V với khoảng cách 2cm với độ sau tầm 1,5cm
Bước 1: Chuẩn bị bơm
Yêu cầu các lỗ khoan phải được nghiêng tầm 45 độ, bạn có thể khoan các lỗ khoan dọc theo vết nứt, điều này tùy thuộc vào từng công trình
Bạn cũng có thể gắng khoan nghiêng, cắt ngay một đoạn giữa chiều sâu của vết nứt. Chúng ta có gắng khoan nghiêng, cắt ngay đoạn giữa chiều sâu của vết nứt và làm sạch bằng cách sử dụng máy nén khí sau khi cắt rãnh
- Đặt ốc kim loại vào những lỗ khoan và định vị với keo Epoxy
- Chú ý ốc kim loại phải cứng và được gắn kín
Bước 2: Bơm keo Sikaflex vào vết nứt
- Theo thời gian đông kinh của Keo Sikaflex thì cần ít nhất là 12h, có thể tiến hành bơm sản phẩm gốc Epoxy vào vết nứt
- Trọn keo Sikaflex 2 thành phần vào nhau, sau đó có thể bơm áp lực sản phẩm vào trong vết nứt bằng cách sử dụng bơm
- Vết nứt trên bề mặt thẳng đứng nên bơm trực tiếp từ phía dưới lên, ngay sau khi bơm thì bạn sẻ thấy keo trào ra tại vị trí con ốc kim loại, thực hiện bơm liên tiếp vào tất cả các con ốc trên trần rồi tiến hành cắt bỏ các ốc đi
Tìm hiểu thêm phương pháp chống thấm sân thượng
Cách chống thấm trần nhà bằng xi măng
Dây cũng là phương chống xử lý vết nứt sân thượng rất hiệu quả, tuy nhiên để tăng tuổi thọ công trình, ngăn chặn hoàn toàn sự cố thấm nước qua mặt sàn thì bạn nên kết hợp với vật liệu chống thấm
Sau đó thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Trọn xi măng dầu với bất kì vật liệu chống thấm (Nên chọn Sika hoặc Besmix)
Bước 2: Tiến hành mài sàn, làm sạch bề mặt sân thượng trước khi thi công
Bước 3: Tạo một đường cắt vết nứt sàn bê tông sân thượng rộng tầm 2cm, sâu 1cm có thể sử dụng máy đục, máy cắt để công việc thuận tiện hơn
Bước 4: Bơm trán vật liệu chống thấm vào rãnh nứt với độ rộng 5cm
Đợi tầm 6 tiếng cho chất liệu khô hoàn toàn, sau đó bạn có thể sử dụng xi măng dầu để phủ lên bề mặt
Chống thấm trần nhà bị nứt bằng nhựa đường
Khi thực hiện cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường thì chúng ta cần phải đảm bảo bề mặt bê tông được làm sạch bằng lớp lót Primer không bụi bẩn và khô ráo
Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng, không cuốn nếp, các vị trí giáp mí nên dán chồng lên nhau tầm 10cm, còn vị trí gần kề góc cạnh chân tường thì nên đặt trên 15cm
Gia cố các điểm yếu như chân tường với sàn bê tông, cổ ống thoát nước, khe luống bằng Primer góc nhựa đường
Hi vọng với những chia sẻ trên, tôi tin rằng bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp chống thấm hiệu quả và đơn giản nhất. Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo bạn không nên tự làm nếu không có chuyên môn
Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan