Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

4 Hướng dẫn đo tụ điện còn sống hay chết bằng đồng hồ

Có rất nhiều cách để kiểm tra tụ điện còn sống hay đã chết, tuy nhiên việc sử dụng đồng hồ kim vạn năng hay các đồng hồ digital là cách giúp chúng ta xác định được chính xác hơn. Nào hãy cùng kythuatcodienlanh.com tham khảo hướng dẫn đo tụ điện và những kĩ thuật kiểm tra cơ bản dưới đây nhé!

Tại sao cần đo và kiểm tra tụ điện?

Mục đích của hướng dẫn đo tụ điện là để kiểm tra sự thay đổi giá trị điện dung. Bằng cách so sánh giá trị đo được với giá trị ban đầu, bạn có thể đánh giá xem hệ thống mạch bên trong có gặp lỗi hay không. Liệu linh kiện có bị hỏng hay không.

Ví dụ khi tụ điện bị hư hỏng trong các thiết bị điện như máy bơm, máy lạnh, điều hòa, quạt điện thường dẫn đến việc máy bị kêu to hoặc tiếng è è, có mùi, hoặc thậm chí máy không hoạt động. Việc kiểm tra tụ sẽ giúp đảm bảo phát hiện được các lỗi liên quan để khắc phục, sửa chữa kịp thời.

Ngoài đo giá trị điện dung, người ta còn tiến hành thử nghiệm cao áp để kiểm tra khả năng cách điện của lớp điện môi trong tụ điện. Nhằm đảm bảo sản phẩm tụ điện đạt các tiêu chuẩn an toàn để sử dụng.

huong dan do tu dien
huong dan do tu dien

Kiểm tra tụ điện sống hay chết bằng cách kích nguồn 220v

Đây là cách thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng giúp bạn có thể biết được tụ điện còn sống hay đã chết cũng như tụ còn mạnh hay đã yếu

Tuy nhiên, với cách này bạn phải cẩn thận, nên sử dụng nguồn 24V DC thay vì nguồn 230V AC. Như vậy sẻ giúp bạn giảm được dòng điện nạp và xả. Dưới đây là các bước thực hiện

Bước 1: Ngắt tụ điện ra khỏi thiết bị hoặc nguồn điện rồi xả tụ

Bước 2: Cấp nối 2 đầu dây từ tụ điện đến 2 cực của nguồn điện 220V AC trong thời gian 3s

Bước 3: Sau đó chập hai cực tụ điện lại với nhau, chú ý mang kính để tránh tia điện bắn vào mắt

Bước 4: Nếu tia lửa bắn ra cực mạnh thì chứng tỏ tụ điện còn hoạt động tốt, và ngược lại tia lửa yếu thì nên thay mới

huong dan do tu dien
huong dan do tu dien

Hiện tượng xả điện

Dòng electron chạy tới cực âm, và đó là lý do tại sao cực âm dẫn điện. Mặc dù nhiều tụ không bị phân cực. Một khi cực dương không còn có thể giữ chúng nữa, chúng bị buộc đi qua lớp điện môi và hướng về cực kia, do đó các electron di chuyển trở lại mạch.

Điều này được gọi là xả điện. Các thành phần điện rất nhạy cảm với sự thay đổi điện áp, và khi năng lượng thay đổi đột ngột có thể làm hư linh kiện đắt tiền này.

Tụ điện điều chỉnh điện áp DC cho các thành phần linh kiện điện tử khác và cung cấp cho nó một nguồn năng lượng ổn định. Dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu bằng điốt, vì vậy thay vì AC, có các xung DC từ 0 volt đến cực đại.

Khi một tụ từ đường dây điện được nối với mặt đất thì dòng DC sẽ không đi qua, nhưng khi lắp đủ số lượng, nó sẽ làm giảm dòng điện và điện áp hiệu dụng. Trong khi điện áp nguồn cấp xuống 0, tụ bắt đầu xả điện, vì thế nó giúp giữ ổn định điện áp và dòng điện đầu ra.

Do đó, tụ được đặt trực tiếp vào một linh kiện, nó sẽ hấp thụ năng lượng, tích trữ là cung cấp năng lượng liên tục cho linh kiện đó.

Có vô số loại tụ điện khác nhau. Chúng thường được sử dụng khác nhau trong các mạch.

Cấu tạo của tụ điện

Tụ thường được làm bằng một hoặc hai tấm kim loại, cách nhau bởi một lớp điện môi. Chất điện môi có thể là không khí (tụ điện đơn giản nhất) hoặc các vật liệu không dẫn điện khác.

Các lá kim loại, được phân tách bằng chất điện môi, sau đó được cuộn lại tương tự như một cuộn trái cây, và được đặt vào hộp. Chúng hoạt động rất tốt cho lọc số lượng lớn, nhưng chúng không hiệu quả ở tần số cao.

Đây là loại tụ mà được sử dụng trong các dòng radio cũ. Nó là một tụ đa cực.

Tụ điện này đặc biệt có 4 phần. Như là có bốn tụ điện riêng biệt, với các giá trị khác nhau, được đặt chung với nhau.

Tụ gốm là lý tưởng cho tần số cao hơn nhưng không tốt để lọc số lượng lớn vì tụ gốm có kích thước lớn cho giá trị điện dung cao hơn.

Điều quan trọng trong mạch là giữ cho nguồn điện áp ổn định, thường có một tụ điện điện phân lớn hoạt động song song với một tụ điện gốm. Các chất điện phân sẽ làm hầu hết các công việc, trong khi các tụ gốm nhỏ sẽ lọc ra tần số cao mà các tụ điện phân không làm được.

Kích thước quan trọng

Một trong những điều quan trọng, bên cạnh các giá trị của các tụ điện này, là kích thước của chúng. Có một tiêu chuẩn cho kích thước là 0201 – 0,6 mm x 0,3 mm (0,02 “x 0,01”).

Kích thước các tụ gốm có cùng kích thước của điện trở SMD. Và gần như không thể xác định nó là tụ điện hoặc điện trở thông qua hình ảnh.

Hướng dẫn đo tụ điện còn sống hay chết

huong dan do tu dien
huong dan do tu dien

Hướng dẫn đo tụ điện bằng đồng hồ Digital điện tử

Đồng hồ digital hay còn gọi là đồng hồ vạn năng điện tử, là thiết bị được các thợ điện nước Khánh Trung sử dụng rộng rãi hiện nay.

Với thiết kế công nghệ số, bạn có thể dễ dàng đọc được kết quả thông qua màn hình LCD và các bước kiểm tụ điện còn sống hay đã chết như sau:

Bước 1: Xả tụ trước khi tiến hành đo đạt để tránh trường hợp quá tải. Cách xả rất đơn giản, chỉ cần chạm 2 đầu cực tụ điện lại với nhau là được.

Trường hợp bạn không xả thì nếu vô tình chạm vào bạn sẻ bị tê giật toàn thân với điện áp < 110V

Xả tụ trước khi tiến hành hướng dẫn đo tụ điện.

Bước 2: Chính đồng hồ digital điện tử về phạm vi Ohm và đặt ở dải đo 1000 Ohm (tức 1K).

Bước 3: Chạm que đo với 2 cực của tụ điện, sau đó đổi que và tiếp tục thực hiện lặp lại ở bước 2

Bước 4: Khi dùng ôm kế kiểm tra tụ điện nếu tụ tốt hiện tượng xảy ra là xuất hiện những dãy số trong vài giây rồi chuyển sang chế độ Open Line, tức là tụ còn hoạt động tốt. Ngược lại nếu màn hình không hiển thị gì thì tủ đã hỏng

Với cách đo này bạn có thể ứng dụng trên tụ điện điều hòa, tụ 3 chân, tụ máy bơm nước…

Hướng dẫn đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng

Đồng hồ kim vạn năng cũng là thiết bị có khả năng hướng dẫn đo tụ điện được độ phóng nạp và mức độ hư hỏng của tụ điện.

Tuy nhiên khi thực hiện đo, nếu là tụ gốm ta nên dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.

Phân tích phép đo tụ gốm trên:

  • Tụ C1 còn tốt => Kim phóng nạp khi ta đo
  • Tụ C2 bị dò => Lên kim nhưng không trở về vị trí cũ Tụ
  • C3 bị chập => Kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.

Phép đo tụ hóa

Tụ hóa ít khi bị rò, chập mà chủ yếu là bị khô làm giảm điện dung, khi đo tụ hóa để biết được chính xác mức độ hư hỏng của tụ ta cần so sánh với một tụ điện mới hoàn toàn có cùng điện dung

Dựa vào phép đo trên ta có thể thấy mức độ phóng nạp Tụ C1 > Tụ C2. Điều này chứng tỏ tụ C1 còn mới và tụ C2 đã bị khô

Quá trình đo đạt bạn nên đảo chiều que đo vài lần để xem mức độ phóng nạp

huong dan do tu dien
huong dan do tu dien

Hướng dẫn đo tụ điện bằng cách chọn chế độ điện dung đồng hồ vạn năng

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đồng hồ số có chức năng đo điện dung để thực hiện kiểm tra tụ điện còn sống hay chết.

Bước 1: Đảm bảo xả hết tụ và tháo hết tụ điện ra khỏi mạch.

Bước 2: Trên đồng hồ số vạn năng, hãy chọn chế độ điện dung.

Bước 3: Lần lượt chạm que đo vào 2 cực của tụ điện

Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Nếu giá trị hiện trên màn hình sát với chỉ số trên tụ thì nó vẫn hoạt động bình thường, nhưng nếu nó thấp hơn rất nhiều hoặc không hiển thị thì nên thay mới tụ.

Từ khóa:

  • Khi dùng ôm kế kiểm tra tụ điện nếu tụ tốt hiện tượng xảy ra là
  • Cách đo tụ quạt
  • Kiểm tra tụ điện sống hay chết
  • Cách đo tụ gốm
  • Cách nhận biết tụ điện bị hỏng
  • Cách đo điện dung tụ điện
  • Dụng VOM kiểm tra tụ kim lên rồi trở về là
  • Nguyên lý đo tụ điện

Nội dung liên quan:

Back to top button