1 tháng điều hòa hết bao nhiêu số điện kiến thức mới năm 2023
Mục lục bài viết
1 tháng điều hòa hết bao nhiêu số điện – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023
Điều hòa được coi là thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất. Vậy 1 tháng điều hòa hết bao nhiêu số điện là điều mà rất nhiều người dùng quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Điện máy Hà Đông sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và tìm hiểu cách tiết kiệm điện năng hiệu quả khi sử dụng điều hòa nhé!
1 tháng điều hòa hết bao nhiêu số điện
Để trả lời được câu hỏi, thì việc đầu tiên bạn phải quy đổi chỉ số BTU ra KW. Công thức quy đổi BTU ra KW cụ thể như sau:
- 1kW = 3412,14 BTU/h
- 1000BTU = 0,293kW
- 9000BTU = 1HP (1 mã lực)
Theo công thức quy đổi trên, công suất làm lạnh của điều hòa 9000BTU là 9000/3412,14 = 2,637 kW.
Tuy nhiên, công suất tiêu thụ điện của điều hòa 9000BTU tính theo đơn vị mã lực là 1HP = 0,746 kW. Công suất tiêu thụ này mới chỉ tính ở đầu máy nén mà chưa tính ở quạt dàn lạnh. Vì thể Công thức tiêu thụ điện thực tế của điều hòa 900BTU sẽ được cộng thêm 0,2 – 0,25kW nữa.
Ta có công thức tính lượng điện tiêu thụ của điều hòa như sau: A= P.t
Trong đó, A là lượng điện tiêu thụ trong thời gian t, P là công suất và t là thời gian sử dụng.
Vậy 1 tháng điều hòa hết bao nhiêu số điện? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tính mức điện tiêu thụ trong vòng 30 ngày, mỗi ngày dùng 8 tiếng. Số điện tiêu thụ trong tháng được tính cụ thể như sau:
- Điều hòa 9000BTU có mức tiêu thụ trung bình khoảng 0,9 kWh. Vậy 1 tháng điều hòa 9000BTU sẽ tốn khoảng 0,9 x 8 x 30 = 216 số điện.
- Điều hòa 12000BTU có mức tiêu thụ điện trung bình là khoảng 1,4 kWh. Vậy, 1 tháng điều hòa 12000BTU sẽ tốn khoảng 1,4 x 8 x 30 = 336 số điện.
- Điều hòa 18000BTU có mức tiêu thụ điện trung bình là khoảng 1,7 kWh. Vậy, 1 tháng điều hòa 18000BTU sẽ tốn khoảng 1,7 x 8 x 30 = 408 số điện.
Một số mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa
Sau khi được giải đáp câu hỏi 1 tháng điều hòa hết bao nhiêu số điện ở trên. Thì mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm cũng là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Dưới đây là một số mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa hiệu quả, mời bạn tham khảo.
Tăng nhiệt độ hợp lý
Thực tế, nhiệt độ trong phòng dùng điều hòa chênh lệch càng thấp với nhiệt độ ngoài trời thì điện năng tiêu thụ càng cao. Vì thế, để sử dụng điều hòa thoải mái mà vẫn tiết kiệm điện năng thì bạn nên chỉnh nhiệt độ phòng mức hợp lý. Nhiệt độ phòng điều hòa thường là 25-28 độ C là ngưỡng nhiệt thích hợp với cơ thể con người và tiết kiệm điện hiệu quả.
Không bật 24/24
Không nên bật điều hòa 24/24, bởi dùng điều hòa cả ngày không chỉ gây tốn điện mà còn làm giảm tuổi thọ sản phẩm. Đồng thời, không khí trong phòng không lưu thông, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Do đó, những thời điểm không quá nóng bạn nên tắt máy điều hòa và sử dụng quạt. Cách này sẽ làm phòng được thông khí và tiết kiệm được lượng điện năng đáng kể cho gia đình.
Không tắt bật liên tục
Việc tắt bật điều hòa liên tục sẽ làm giảm chất lượng làm lạnh và tuổi thọ của máy. Đồng thời cũng gây tổn hao điện năng hơn nên tuyệt đối tránh điều này.
Đảm bảo phòng kín
Khi sử dụng điều hòa không khí, cần đảm bảo các cửa phòng được đóng kín để khí lạnh không thoát ra ngoài. Đồng thời, hơi nóng bên ngoài cũng không thể tác động vào trong phòng gây tốn điện năng.
Do đó, để đảm bảo tiết kiệm điện năng, cũng như hiệu quả làm mất tốt nhất cho phòng. Bạn nên chú ý đóng kín các cửa sổ và cửa ra vào phòng khi dùng điều hòa.
Hẹn giờ tắt
Hẹn giờ tắt máy lạnh, đặc biệt là vào ban đêm là mẹo tiết kiệm điện năng hữu hiệu nhất. Đồng thời, giúp cả gia đình bạn có giấc ngủ thật ngon mà không lo bị lạnh về đêm.
Với những thông tin trên, bạn có thể tự tính được 1 tháng điều hòa hết bao nhiêu số điện cho gia đình. Từ đó, tích cực áp dụng các mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện để, giảm bớt nỗi lo chi phí tiền điện hàng tháng cho gia đình bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua điều hòa, hãy liên hệ với Điện máy Hà Đông để được tư vấn lựa chọn sản phẩm chất lượng, tiết kiệm điện tốt nhất nhé!
Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan