Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hợp đồng thuê bảo vệ công trình kiến thức mới năm 2023

Mục lục bài viết

Hợp đồng thuê bảo vệ công trình – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Hợp đồng thuê bảo vệ công trình là dạng thỏa thuận giữa nhà thầu, chủ thầu hoặc ban quản lý dự án về việc thuê đơn vị bảo vệ cho công trình mà mình đang thi công.

1. Hợp đồng bảo vệ là dạng hợp đồng nào?

– Hợp đồng bảo vệ là một dạng của Hợp đồng dịch vụ, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ bảo vệ thực hiện công việc bảo vệ cho bên có nhu cầu được bảo vệ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

– Hợp đồng bảo vệ cũng có thể là một dạng của hợp đồng lao động khi cá nhân, tổ chức thuê người thực hiện công việc bảo vệ trong thời gian dài mang tính chất thường xuyên, liên tục; nội dung hợp đồng thể hiện việc làm có trả lương và có sự giám sát, quản lý, điều hành của một bên

– Bên chịu trách nhiệm về dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Đối với người trực tiếp thực hiện việc bảo vệ thì phải không bị khởi tố hình sự; không có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội bị kết án từ 03 năm tù trở lên do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án; đang nghiện ma túy;… được quy định chi tiết tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

+ Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải là doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên đồng thời không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, bảo vệ của doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh về an ninh, bảo vệ trong 24 tháng liền kề trước đó.

– Các trường hợp ký kết hợp đồng bảo vệ: thông thường hợp đồng bảo vệ được ký kết trong các trường hợp sau:

            + Hợp đồng bảo vệ con người: được ký kết với mục đích chính nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, tài sản… của một cá nhân cụ thể nào đó, thường được ký kết giữa người trực tiếp sử dụng dịch vụ hoặc cơ quan chủ quản của họ với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc người trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo vệ

Ví dụ: Hợp đồng thuê bảo vệ của diễn viên, ca sĩ,…

            + Hợp đồng bảo vệ an ninh, trật tự, tài sản: ký kết với mục đích đảm bảo an ninh, trật tự cho một khu vực, bảo vệ tài sản của cá nhân hay tổ chức trước bên thứ ba

Ví dụ: Hợp đồng thuê bảo vệ công trình; Hợp đồng bảo vệ khách sạn/doanh nghiệp,…

2. Hợp đồng bảo vệ được điều chỉnh bởi những quy định pháp luật nào?

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo vệ bao gồm:

– Bộ luật Dân sự điều chỉnh các quy định về việc xác lập hợp đồng

– Bộ luật Lao động điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân viên bảo vệ khi làm việc tại cơ quan, đơn vị của người sử dụng dịch vụ; mối quan hệ lao động giữa người lao động với cơ quan chủ quản; các thỏa thuận về chế độ làm việc, nghỉ ngơi, quy định về tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội,…

– Các Luật chuyên nghành và Nghị định hướng dẫn, cụ thể:

            + Luật Doanh nghiệp 2020 trường hợp chủ thể ký kết doanh nghiệp, Nghị định 96/2016/NĐ-CP điều kiện về an ninh, trật tự đối với các nghành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện,…

            + Luật An toàn vệ sinh lao động 2015: quyền và nghĩa vụ của các bên để đảm bảo an toàn lao động; nội quy, quy trình, các biện pháp để đảm bảo an toàn lao động,…

            + Luật Bảo hiểm xã hội 2014: điều chỉnh các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội, mức hưởng bảo hiểm xã hội; trách nhiệm của người sử dụng lao động

3. Các điều khoản về chế độ cho người lao động, bảo hiểm trong Hợp đồng bảo vệ

Hợp đồng bảo vệ có thể chia thành hợp đồng bảo vệ được ký kết với cá nhân người bảo vệ hoặc công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ

1. Trường hợp hợp đồng bảo vệ được ký kết trực tiếp với cá nhân người bảo vệ, có thể được xem như hợp đồng lao động giữa tổ chức, cá nhân sử dụng với người lao động

– Bên thuê phải đảm bảo các chế độ cho người lao động, bảo hiểm theo quy định của Bộ luật Lao động bao gồm chế độ tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trang thiết bị đảm bảo an toàn lao động (nếu có), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, …

– Bên thuê và bên trực tiếp thực hiện công việc bảo vệ thỏa thuận cụ thể về chế độ của người lao động trong hợp đồng bảo vệ

2. Trường hợp hợp đồng bảo vệ được ký kết với tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ

– Bên cung cấp dịch vụ bảo vệ đáp ứng các chế độ cho người lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động giữa bên cung ứng dịch vụ và người lao động

– Bên thuê dịch vụ bảo vệ và bên cung ứng thỏa thuận cụ thể về điều khoản chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang thiết bị đảm bảo an toàn lao động, các chế độ tiền thưởng cho người lao động nếu làm tốt,…với bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng bảo vệ

Các điều khoản về chế độ cho người lao động, bảo hiểm trong Hợp đồng bảo vệ phải tuân thủ đúng quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Nội dung về an toàn lao động trong Hợp đồng bảo vệ

            An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động; là một trong những nội dung quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi thực hiện các công việc có tính nguy hiểm

            Hoạt động bảo vệ là hoạt động bảo đảm giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm tính mạng, sức khỏe,… cho đối tượng được bảo vệ; thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều tình huống nguy hiểm. Do đó, nội dung về an toàn lao động là nội dung không thể thiếu trong hợp đồng bảo vệ, các bên tiến hành thỏa thuận cụ thể về:

            + Điều kiện về trình độ chuyên môn đối với người cung cấp dịch vụ bảo vệ

            + Thỏa thuận về trang thiết bị, đồ bảo hộ

            + Nội quy, quy định mà người lao động phải tuân theo để đảm bảo an toàn lao động

            + Chế tài trong trường hợp vi phạm quy định về an toàn lao động             + Bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp người lao động vi phạm quy định về an toàn lao động được thỏa thuận hay một trong các chủ thể ký kết vi phạm quy định về điều khoản an toàn lao động

5. Hợp đồng thuê bảo vệ công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

Hà Nội, ngày … tháng …. năm 20…

HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ

Số: ……. /HĐLĐ-ABC

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 và các nghị định hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động hợp nhất 2018 và các nghị định hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ thỏa thuận giữa các bên.

Hôm nay, ngày 21 tháng 09 năm 2020 tại trụ sở công ty Cổ phần ABC, các bên gồm có:

BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

Địa chỉ                       : …

Mã số thuế                 : …

Đại diện                     : Ông/bà …                                         Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại                  : …                                                       Fax: …

Tài khoản                  : …

BÊN B: Ông Nguyễn Văn Z

Số CMND/CCCD      : …                               cấp ngày…/…/…         tại …

Sinh ngày                   : …/…/…

Địa chỉ                       : …

Địa chỉ thường trú    : …                                                      

Tài khoản                  : …

Sau khi bàn bạc, hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng thuê bảo vệ …/HĐLĐ-ABC với nội dung như sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A là người sử dụng lao động và thuê Bên B làm bảo vệ cho công trình của Bên A theo hợp đồng lao động xác định thời hạn trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày … đến ngày … Hai bên đồng ý thỏa thuận với nhau bằng hợp đồng này.

Địa điểm làm việc là Công trình …, tại địa chỉ …

ĐIỀU 2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Công việc cụ thể mà bên B cần đảm nhận là:

– Bảo vệ an ninh trật tự tại công trình;

– Kiểm tra, giám sát những người có phận sự, khách và hàng hóa ra vào công trình theo quy định của Bên A;

– Kiểm tra và phát hiện các hành vi hủy hoại, trộm cắp tài sản của Công ty. Ngăn chặn kịp thời và báo ngay cho bên A về những hành động phá rối, hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty;

-….

ĐIỀU 3. MỨC LƯƠNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI HẠN TRẢ LƯƠNG

3.1. Mức lương:

            Mức lương hàng tháng Bên A chi trả mà Bên B được hưởng là: … VNĐ/giờ làm việc (… Việt Nam đồng). Ngoài ra, Bên B được nhận thêm phụ cấp bữa ăn chính, Bên A cung cấp cho Bên B phần ăn tại nhà ăn của nhà máy.

3.2. Hình thức trả lương:

            Bên A sẽ thanh toán cho Bên B bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng theo thông tin như sau:

  • Tên tài khoản :
  • Số tài khoản :
  • Ngân hàng :
  • Chi nhánh :

            Bên A chịu mọi chi phí liên quan đến mở và chuyển khoản tiền lương. Chi phí duy trì tài khoản do Bên B chịu trách nhiệm.

3.3. Thời hạn trả lương:

            Bên A sẽ thanh toán lương cho Bên B vào ngày 25 hàng tháng.

Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

ĐIỀU 4. CHẾ ĐỘ THƯỞNG VÀ LÀM THÊM GIỜ

4.1. Chế độ thưởng:

Trong quá trình làm việc, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng tháng và mức độ hoàn thành công việc của Bên B, Bên A quyết định áp dụng các hình thức thưởng sau theo quy chế thưởng đã công khai của Bên A:

            – Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng;

            – Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm;

            – Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động;

            – Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.

            Quy chế thưởng được quy định trong phụ lục hợp đồng này.

4.2. Chế độ làm thêm giờ:

Nếu Bên B làm thêm giờ, tiền lương làm thêm giờ mà Bên B được hưởng tính như sau:

            – Vào ngày thường, tiền lương làm thêm giờ bằng …. (tối thiểu 150%) tiền lương cơ bản.

            – Vào ngày nghỉ hằng tuần, tiền lương làm thêm giờ bằng …. (tối thiểu 200%) tiền lương cơ bản.

            – Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương bằng …. (tối thiểu 300%)  tiền lương cơ bản.

            – Trường hợp Bên B làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp Bên B làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

ĐIỀU 5. CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC, NÂNG LƯƠNG

            Chế độ nâng bậc, nâng lương cho Bên B được áp dụng theo Quy chế nâng bậc, nâng lương hàng năm đã công khai của Bên A tại phụ lục hợp đồng này.

ĐIỀU 6. THỜI GIỜ LÀM VIỆC:

 6.1.Bên B làm việc … (tối đa 8 tiếng) tiếng một ngày, theo ca sáng, ca chiều hoặc ca tối. Ca làm việc của Bên B sẽ được Bên A phân công hàng tháng. Cụ thể thời gian làm việc như sau:

  •    Ca sáng:
    • Từ 5:00 đến …: Làm việc
    • Từ … đến …: Ăn bữa chính
    • Từ … đến …: Nghỉ giải lao
  •    Ca chiều
    • Từ 2:00 đến …: Làm việc
  • Ca tối:
    • Từ 22:00 đến …: Làm việc

Thời giờ làm việc bình thường tối thiểu là 40 giờ trong 01 tuần và tối đa là 48 giờ trong 01 tuần.

6.2. Số giờ làm thêm của Bên B không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, Bên B sẽ được Bên A cho nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp Bên A không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho Bên B thì Bên B sẽ được hưởng lương làm thêm giờ.

ĐIỀU 7. CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP, NGHỈ LỄ

7.1. Chế độ nghỉ phép:

            Số ngày nghỉ phép của Bên B được áp dụng theo quy định về số ngày nghỉ hằng năm với trường hợp làm không đủ năm. Bên B có số ngày nghỉ phép là 06 ngày và được hưởng nguyên lương.

7.2. Chế độ nghỉ lễ:

            Bên B được được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

            – Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

– Tết Âm lịch 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì Bên B được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

ĐIỀU 8. TRANG THIẾT BỊ CUNG CẤP

 8.1. Bên B được Bên A cung cấp miễn phí trang thiết bị phục vụ công việc, cụ thể như sau:

STT Trang bị Đơn vị Số lượng Thời hạn sử dụng Ghi chù
1 Đồng phục Bộ 02
2    
     

8.2. Trong quá trình làm việc, Bên B bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị được cung cấp theo đúng mục đích và phải bảo quản các trang thiết bị này. Điều này được quy định chi tiết tại phụ lục hợp đồng theo Quy định sử dụng bảo hộ lao động của Bên A.

ĐIỀU 9. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM

            Bên B được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp. Bên A sẽ nộp Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp cho Bên B tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mức đóng sau:

– Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp do Bên A chi trả lần lượt là 17,3%; 3% và 1% mức lương đóng bảo hiểm xã hội của Bên B. 

– Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp do Bên A trích ra từ tiền lương của Bên B lần lượt là 8%; 1,5% và 1%.

ĐIỀU 10. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

10.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  • Quyền của Bên A:
    • Điều hành và giám sát Bên B hoàn thành công việc theo hợp đồng và theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh: sắp xếp, phân công, kiểm tra,…;
    • Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với Bên B theo quy định của pháp luật;
    • Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, nội quy lao động của Bên A và hợp đồng này;
    • Các quyền khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên A:
    • Thực hiện đầy đủ theo đúng hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của Bên B;
    • Thanh toán đầy đủ và đúng mức lương, chế độ và quyền lợi cho Bên B theo hợp đồng này;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

10.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  • Quyền của Bên B:
    • Yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ và đúng hạn mức lương, yêu cầu Bên A đáp ứng chế độ và quyền lợi cho Bên B theo đúng hợp đồng này;
    • Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, nội quy lao động của Bên A và hợp đồng này;
    • Các quyền lợi khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên B:
    • Thực hiện các công việc theo hợp đồng lao động;
    • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, an toàn lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của Bên A;
    • Bảo quản dụng cụ, thiết bị, tài sản của Bên A và phải bồi thường theo quy định pháp luật nếu làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

ĐIỀU 11. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

              Trường hợp Bên B gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại Hà Nội, thì Bên B phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của Bên B sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

              Bên B làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của Bên A hoặc tài sản khác do Bên A giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

ĐIỀU 12. ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

12.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

          – Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

          – Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

          – Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

          – Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

          Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Bên A phải báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

12.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
    • Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
    • Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
    • Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
    • Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
    • Ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

          Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Bên A phải báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

ĐIỀU 13. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

            Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

ĐIỀU 14. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

14.1. Mọi thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng phải có sự thỏa thuận của cả hai bên bằng văn bản.      

14.2. Hợp đồng gồm 09 trang, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ một bản.

14.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

6. Hợp đồng thuê khoán bảo vệ cơ quan

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————

HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN BẢO VỆ CƠ QUAN

Số:………./HĐTKBVCQ

– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;

– Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

– Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;

– Căn cứ Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

– Căn cứ thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại………………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

BÊN A (BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ):

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………………………..Cấp ngày……………………………………..

Số tài khoản: ………………………………………………….. tại Ngân hàng ………………………………..

Người đại diện:………………………………………..Chức vụ:……………………………………………..

CCCD/CMND số: …………………………….. Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp ………….

BÊN B (BÊN THUÊ):

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………………………..Cấp ngày……………………………………..

Số tài khoản: …………………………………………………… tại Ngân hàng ………………………………..

Người đại diện:………………………………………..Chức vụ:……………………………………………..

CCCD/CMND số: …………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp ………….

Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1. Nội dung công việc

1. Dịch vụ bảo vệ

Bên B thuê khoán bên A cung cấp dịch vụ bảo vệ và bên A đồng ý cung cấp với nội dung cụ thể:

– Địa điểm bảo vệ:………….

– Số lượng nhân viên bảo vệ:………….

– Thời gian bảo vệ: từ … giờ đến … giờ, bao gồm … ca

– Thời gian nghỉ giữa ca:……

– Nội quy về hoạt động bảo vệ: được quy định chi tiết trong phụ lục … của hợp đồng

– Tiền ăn, di chuyển và các chi phí khác phục vụ nhu cầu cá nhân của bảo vệ do bên A chịu trách nhiệm

2. Phạm vi bảo vệ

– Đảm bảo an ninh, trật tự cho cơ quan của bên B

– Bảo đảm an toàn cho nhân viên, tài sản trong phạm vi cơ quan của bên B

– Kiểm tra, giám sát các đối tượng ra vảo cơ quan mà không có thẻ nhân viên; chỉ cho phép những người không có thẻ nhân viên được ra vào nếu có chỉ thị từ người có thẩm quyền Ông/Bà…

Điều 2. An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội

– Bên A đảm bảo đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… theo quy định của pháp luật cho các nhân viên bảo vệ của bên A. Bên B không có bất kỳ trách nhiệm nào đối với vấn đề về bảo hiểm cho nhân viên bảo vệ bên B cung cấp

– Trường hợp trong quá trình thực hiện công việc xảy ra các hậu quả không mong muốn đối với nhân viên bên A cung cấp thì bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trừ trường hợp xuất phát từ lỗi của bên B

2. An toàn lao động

– Bên A có bảng nội quy cụ thể về vấn đề an toàn lao động đối với hoạt động bảo vệ; nhân viên bên A cung cấp phải được đào tạo chuyên môn về an ninh, bảo vệ, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng xử lý, khống chế các tình huống nguy hiểm

– Bên B có trách nhiệm cung cấp đầy đủ đồng phục, trang thiết bị hoạt động bảo vệ cho nhân viên của bên B theo bảng … trong phụ lục … của hợp đồng

– Nhân viên bên A tuân thủ các nội quy cơ quan của bên B đảm bảo hoạt động bảo vệ không làm ảnh hưởng đến công việc của bên B

– Trường hợp nhân viên bên A không tuân thủ quy định về an toàn lao động thì bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu gây thiệt hại thì Bên A phải bồi thường cho bên B.

Điều 3. Bảo mật thông tin

– Nhân viên bên A cung cấp phải bảo mật các thông tin về công việc, hoạt động, thông tin về các vấn đề xảy ra ở cơ quan bên B, thông tin về nhân viên bên B,… không được tiết lộ cho bất kỳ bên nào được biết kể cả bên A

– Trường hợp bên B phát hiện có sự rò rỉ thôn tin do nhân viên bên A tiết lộ thì Bên A có trách nhiệm xử lý kỷ luật đối với nhân viên đó và phải bồi thường cho bên B bằng … % giá trị hợp đồng. Bên A có trách nhiệm thay đổi nhân viên bảo vệ khác cho bên B

Điều 4. Giá trị hợp đồng

– Giá trị thuê khoán:…………..Đồng/tháng, bằng chữ:…………

– Thuế VAT:……

– Tổng giá trị hợp đồng thuê khoán:…………..

Bao gồm: tiền thuê khoán nhân viên bảo vệ, thuế,…

Không bao gồm: tiền ăn, tiền di chuyển của nhân viên bảo vệ,…

– Bên A chịu trách nhiệm đảm bảo tiền lương cho nhân viên bảo vệ, bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến tiền lương của nhân viên bảo vệ không liên quan đến bên B

Điều 5. Thanh toán

– Đơn vị: Đồng Việt Nam

– Hình thức: chuyển khoản vào số tài khoản mà bên A cung cấp trong hợp đồng này

– Bảo lãnh thanh toán: Bên B phải đưa cho bên A giấy bảo lãnh thanh toán đảm bảo cho việc thanh toán tiền thuê khoán của bên B

+ Đơn vị bảo lãnh: Ngân hàng….

+ Thời hạn bảo lãnh:….

+ Trường hợp hết thời hạn thanh toán mà bên B không tiến hành thanh toán cho bên A thì bên A có quyền sử dụng bảo lãnh thanh toán để thanh toán tiền hợp đồng mà không cần phải xin ý kiến của bên B, nhưng phải thông báo cho bên B trước…ngày

– Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán 100% tiền thuê khoán cho bên A trong vòng … ngày sau khi hợp đồng kết thúc

            Trước khi thanh toán bên A có văn bản đánh giá về chất lượng dịch vụ bảo vệ bên A cung cấp, trường hợp dịch vụ bảo vệ không đảm bảo chất lượng, vi phạm nội quy cơ quan bên B cũng như quy định về hoạt động bảo vệ bên A thì bên B có quyền yêu cầu bên A giảm giá tiền thuê khoán cũng như khấu trừ các khoản thiệt hại mà nhân viên bên A gây ra không xuất phát từ lỗi bên B

Điều 6. Thời hạn hợp đồng

– Thời hạn hợp đồng:…..tháng

– Ngày bắt đầu:………

– Ngày kết thúc:………

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền nghĩa vụ bên A

– Cung cấp dịch vụ bảo vệ theo đúng yêu cầu tại Điều 1 của hợp đồng này

– Chịu trách nhiệm đối với những vi phạm của nhân viên bên A cung cấp

– Cung cấp nội quy, quy định về hoạt động bảo vệ cho bên B

– Được thanh toán đầy đủ  và đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Cung cấp đầy đủ đồng phục, trang thiết bị cho hoạt động bảo vệ của bên A

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền hợp đồng như đã thỏa thuận

– Lâp bảng đánh giá chi tiết hoạt động bảo vệ của nhân viên bảo vệ và cung cấp cho bên A

– Thông báo cho bên A trong trường hợp nhân viên bảo vệ bên A vi phạm quy định, gây thiệt hại cho bên B

– Được bảo vệ an ninh, trật tự, tài sản…. theo đúng yêu cầu tại Điều 1 của Hợp đồng

– Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên B vi phạm hợp đồng

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

Điều 8. Nguyên tắc chung

– Bên B không được tuyển dụng nhân viên bảo vệ của bên A thực hiện dịch vụ bảo vệ trong hợp đồng bảo vệ này sau khi hợp đồng chấm dứt. Nếu không sẽ phải chi trả cho bên A một khoản tiền bằng:… cho mỗi nhân viên được bên B tuyển dụng

– Trường hợp nhân viên bên A gây thiệt hại bên B trong quá trình làm việc nhưng không phục vụ cho mục đích công việc tại hợp đồng này thì bên B phải lập biên bản và thông báo ngay cho bên A trong vòng… ngày. Hết thời hạn trên bên A sẽ không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại mà nhân viên bên B gây ra

Điều 9. Vi phạm hợp đồng và Bồi thường thiệt hại

1. Bên nào có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải chịu phạt bằng…% giá trị hợp đồng bị vi phạm và bồi thường thiệt hại trên thực tế cho bên bị vi phạm trừ trường hợp:

+ Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: phạt…% giá trị bị vi phạm và bồi thường bằng …% giá trị hợp đồng

+ Nhân viên bên A gây thiệt hại bên B mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thì bên B bị phạt … % giá trị hợp đồng bị vi phạm và bồi thường bằng … % giá trị hợp đồng

2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến một trong các bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình không được xem là cơ sở để phạt và bồi thường thiệt hại nếu bên không thực hiện nghĩa vụ đã áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực hiện công việc và hạn chế tối đa hậu quả xảy ra trên thực tế.

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng bao gồm:

1. Công việc thuê khoán được hoàn thành

2. Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng

3. Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên kia trong vòng…ngày trước khi chấm dứt và nêu rõ lý do

4. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

1. Trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc thực hiện hợp đồng thì sẽ được giải quyết bằng phương pháp thương lượng, hòa giải trên tinh thần thiện chí

2. Trường hợp không giải quyết được theo khoản 1 Điều này các bên khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tại….

Pháp luật giải quyết là pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp bằng tiếng Việt

Điều 12. Bất khả kháng

1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, bao gồm: thiên tai (lũ lụt, động đất, sóng thần,…); đại dịch;…

2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng các bên phải áp dụng các biện pháp để khắc phục tối đa thiệt hại có thể xảy ra và phải thông báo ngay cho bên còn lại được biết

Điều 13. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…

2. Hợp đồng này bao gồm … trang,… Điều, được lập thành….bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản

3. Hợp đồng được ký kết theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, không lừa dối. Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng

  ………………., ngày…..tháng…..năm……..
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

7. Hợp đồng thuê bảo vệ công trình có thời hạn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————

HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH

Số:………./HĐTBVCT

– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;

– Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

– Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014;

– Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;

– Căn cứ Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

– Căn cứ thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại………………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

BÊN A (BÊN THUÊ):

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………………………..Cấp ngày……………………………………..

Số tài khoản: ……………………………………………….. tại Ngân hàng ………………………………..

Người đại diện:………………………………………..Chức vụ:……………………………………………..

CCCD/CMND số: ……………………………. Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp ………….

BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………..

Số tài khoản: ……………………………………………. tại Ngân hàng ………………………………..

CCCD/CMND số: ………………………….. Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp ………….

Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Bên A đồng ý thuê bên B thực hiện công việc bảo vệ công trình có thời hạn cho bên B, cụ thể:

– Công trình bảo vệ:…….

– Địa điểm:……..

– Mục đích bảo vệ:

+ Bảo vệ trang thiết bị, nguyên vật liệu

+ Bảo quản công trình trong thời gian hết giờ làm việc

– Điều kiện nhân viên bảo vệ:

+ Không nghiện ma túy, không uống rượu bia, hút thuốc

+ Đã qua lớp đào tạo bài bản về nghiệp vụ an ninh, bảo vệ

+ Không có tiền án, tiền sự về các tội trộm cắp tài sản, gây thương tích

+ Có phẩm chất đạo đức tốt

– Công việc thực hiện:

+ Giám sát, kiểm tra người ra vào công trình, chỉ cho phép những người có thẻ ra vào công trình

+ Bảo đảm an ninh, trật tự tại công trình, ngăn cản các hành vi đánh nhau, ẩu đả trên công trình

+ Bảo vệ tài sản trên công trình, kiểm tra, giám sát việc đưa tài sản công trình ra ngoài, phát hiện, ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản, công trình

+ Bên B phải luôn có mặt ở công trình trong thời gian làm việc, trường hợp ra ngoài trong thời gian làm việc thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ông/bà:…

Điều 2. Thời gian làm việc

1. Thời gian làm việc

Thời gian làm việc bên B không quá 8h trên một ngày và 48h/tuần theo các ca cụ thể:

– Ca sáng: từ …giờ đến … giờ

– Ca chiều: từ … giờ đến … giờ

– Ca tối: từ … giờ đến … giờ

Thời gian cụ thể sẽ được bên A chia hàng tháng và gửi cho bên B vào ngày…/…/… Trường hợp vào ngày thỏa thuận mà bên A vẫn chưa gửi lịch làm việc cho bên B thì bên B phải nhắc nhở bên A, trường hợp không liên lạc được với bên A thì bên B tiến hành công việc theo lịch của tháng trước đó

2. Thời gian nghỉ ngơi

– Thời gian nghỉ giữa ca … giờ

– Nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm,…được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động

– Trường hợp bên B muốn xin nghỉ thì phải thông báo trước cho bên A trước … ngày và phải có lý do chính đáng, trường hợp cấp thiết không thể thông báo trước thì phải gửi thông báo ngay cho bên A vào thời điểm bên B xin nghỉ. Nếu không sẽ bị xem xét là tự ý nghỉ việc và không được tính lương cho ngày làm việc đó

Điều 3. An toàn lao động

1. Bên B phải tuân thủ các nội quy tại công trường làm việc, nội quy đảm bảo an toàn tại công trinh

2. Đồng phục và trang thiết bị làm việc được bên A cung cấp và bên B có nghĩa vụ mặc đồng phục và trang thiết bị làm việc trong thời gian làm việc nếu vi phạm bị phạt …

3. Trường hợp bên B không tuân thủ nội quy công trình để xảy ra tai nạn thì tự chịu trách nhiệm và phải chịu phạt bằng…Nếu gây thiệt hại cho bên A thì phải bồi thường

Điều 4. Bảo hiểm xã hội

1. Bên A sẽ trích một khoản tiền bằng 20.5% tiền lương chính của Bên B để đóng các loại bảo hiểm cho bên B, cụ thể: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí; 3% vào bảo hiểm y tế.

2. Bên B phải trích một khoản tiền tương đương với 10.5% tiền lương của mình để đóng các loại bảo hiểm, cụ thể 8% vào quỹ hưu trí; 1.5% vào bảo hiểm y tế; 1% vào bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 5. Tiền lương và thanh toán

1. Tiền lương

– Bên A chi trả bên B mức lương: … Đồng/tháng, bằng chữ:…..

– Bên A chi trả thêm bên B … Đồng/tháng tiền ăn, chi phí đi lại

– Tổng tiền lương bên B được nhận:…. Đồng/tháng

2. Thanh toán

– Tiền lương được thanh toán hàng tháng vào ngày …/…/…

– Hình thức thanh toán: chuyển khoản vào tài khoản mà bên B cung cấp trong hợp đồng này

– Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà Bên A đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn cho bên B thì cũng không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì Bên A phải đền bù cho bên B một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi Bên A mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Điều 6. Thời hạn hợp đồng

– Bên A thuê bên B bảo vệ công trình theo Điều 1 của hợp đồng này trong thời hạn:…

– Ngày bắt đầu:…..

– Ngày kết thúc:…..

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền nghĩa vụ bên A

a) Cung cấp đồng phục, trang thiết bị phục vụ cho bên B thực hiện công việc của mình;

b) Thanh toán đầy đủ đúng hạn tiền lương cho bên B;

c) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 4 của hợp đồng này;

d) Quản lý, giám sát việc thực hiện công việc của bên B;

e) Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

f) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B

a) Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ công việc theo thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy làm việc, an toàn lao động tại công trình;

c) Thông báo cho bên A trong trường hợp có bất kỳ vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc;

d) Được hưởng đầy đủ và đúng hạn tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng;

e) Được cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc;

f) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

Điều 8. Bồi thường

1. Bên B có trách nhiệm bồi thường cho bên A trong trường hợp:

– Để mất trộm, hư hỏng trang thiết bị, nguyên vật liệu tại công trình: bên B thanh toán bên A toàn bộ phần tài sản bị mất trộm, hư hỏng kèm với một khoản tiền bằng…..Đồng

– Để người lạ vào phá hoại công trình, làm gián đoạn quá trình thi công của nhân viên thì bồi thường theo mức thiệt hại thực tế gây ra bên A

2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến bên B không thể hoàn thành nghĩa vụ và bên B đã áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục tối đa thiệt hại có thể xảy ra thì không phải bồi thường

Tuy nhiên, nếu bên B không áp dụng các biện pháp cần thiết, để mặc cho hậu quả xảy ra thì phải bồi thường thiệt hại trên thực tế cho phần thiệt hại lẽ ra có thể khắc phục được và thêm một khoản tiền bằng … Đồng

Điều 9. Thông báo

1. Các thông báo, khiếu nại trong hợp đồng này được xem là hợp lệ khi:

            – Được gửi bằng các hình thức: email, fax, tin nhắn điện thoại, skype, zalo

            – Được gửi trong thời hạn quy định đối với từng trường hợp quy định trong hợp đồng

            – Gửi đúng người nhận: bên A-Ông/bà:….

            – Bên nhận được xem là đã nhận được thông bảo khi:

            + Vào ngày gửi đối với tin nhắn điện thoại, skype, zalo, email khi bên gửi nhận được thông báo gửi thành công;

            + Vào ngày bên gửi nhận được thông báo chuyển fax thành công trong trường hợp gửi thông báo bằng fax

2. Bên nhận thông báo phải trả lời bằng các hình thức tương ứng tại khoản 1 Điều này cho bên kia trong thời hạn … ngày kể từ ngày gửi thông báo, nếu quá thời hạn trên mà bên nhận thông báo không có phản hồi thì được xem là đã nhận và không phản đối

Điều 10. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

1. Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp:

a) Bên B bị ốm đau, tai nạn đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động mà khả năng lao động chưa hồi phục;

b) Bên B cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của bên A;

c) Bên B bị phát hiện thường xuyên bỏ vị trí trong thời gian làm việc quá … lần

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này

2. Bên B được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

c) Bị bên A ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bên B phải thông báo trước cho bên A là … ngày (30 ngày trường hợp hợp đồng lao động từ 12-36 tháng/ 03 ngày trường hợp hợp đồng lao động dưới 12 tháng)

Điều 11. Chấm dứt hợp đồng

1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

a) Hợp đồng hết thời hạn theo Điều 6 của hợp đồng này và các bên đã hoàn thành công việc thỏa thuận;

b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại Điều 10 của Hợp đồng này;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Bên A phải thông báo bằng văn bản cho bên B về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Bên A phá sản, chấm dứt hoạt động;

b) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Điều 12. Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải trong thời hạn …. tháng kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Nếu không thể giải quyết bằng hòa giải, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Điều 13. Điều khoản chung

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …/…/…

2. Hợp đồng gồm….trang và được lập thành…. bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.

3. Các bên không được tự ý sửa đổi, bổ sung các điều, khoản, điểm trong hợp đồng. Mọi thay đổi trong hợp đồng đều phải được hai bên thỏa thuận và thống nhất

4. Trường hợp bên B vi phạm các nội quy làm việc tại công trình, nội quy về an toàn lao động thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định trong nội quy

  ………………., ngày…..tháng…..năm……..
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button