Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Vô ngã là gì? Nội dung của thuyết vô ngã trong Phật giáo kiến thức mới năm 2023

Vô ngã là gì? Nội dung của thuyết vô ngã trong Phật giáo – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

“Cái gì vô thường là khổ, cái gì khổ là vô ngã”, vậy vô ngã là gì? nội dung của thuyết vô ngã trong Phật giáo là gì?…Tất cả sẽ được ruaxetudong.org giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin bài viết dưới đây.

Vô ngã là gì? 

Vô ngã là gì?

Vô ngã (tiếng Phạn là anatam, tiếng Pali là anatta, tiếng Anh là non – self) là giáo lý cốt lõi của Phật giáo. Dựa theo học thuyết này, không có “cái tôi hay bản ngã” theo ý nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị trong sự tồn tại ở mỗi cá nhân. Giáo lý vô ngã làm cho Phật giáo khác biệt với các truyền thống tâm linh khác ví dụ như Thượng Đế trong Thiên Chúa giáo hay bản ngã cá nhân (atman), bản ngã vũ trụ (Brahman) và sự tồn tại của Ấn Độ giáo.

Với vô ngã, dù không có “cái tôi vĩnh cửu” hay linh hồn nhưng vẫn có cuộc sống sau khi chết, sự tái sinh là kết quả nghiệp báo. Vậy nên, chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc từ đó hành động đúng đắn để thoát khỏi vòng luân hồi.

Trong từ điển Phật học của Đoàn Trung Căn có định nghĩa vô ngã như sau: “Vô ngã là không có cái bản ngã, cái bản thể. Không thấy, không nhận rằng có một thể nhất định; một cái tư tưởng, một cái dụng chủ thể như vô nhân ngã, vô tự ngã, vô pháp ngã – tức là đối với người, đối với mình, đối với vạn vật, không chấp có một cái thân thể trường tồn nhất định mà chỉ cho rằng: Một cái thân ngũ uẩn đang tạm thời hòa hợp”.

Ngã (hay cái Ta) theo tư tưởng thời Đức Phật mang hàm ý chủ thể hay linh hồn. Trong đó “chủ” có quyền định đoạt, tự do tự tại còn “tể” là có thể sắp đặt, điều hành. Vô ngã theo nghĩa đen là “không có ta” còn theo nghĩa bóng là “vô tự tính”, tức là “không phải là ta, không phải là của ta”. Vô ngã có thể bị hiểu nhầm là không tồn tại nhưng đây không phải là điều mà Đức Phật chỉ dạy.

Vô ngã luôn tồn tại
Vô ngã luôn tồn tại

Vô ngã còn là một trong ba dấu ấn (Tam pháp ấn) của giáo lý Phật giáo; là yếu tố quan trọng cho sự phát triển khôn ngoan, được sử dụng để trải nghiệm Niết bàn. Hai dấu ấn còn lại là vô thường và đau khổ. Nếu không hiểu hết về vô ngã thì bạn sẽ không hiểu hết được hết các lời dạy của Đức Phật. Vô ngã là một thuyết phó hiểu nên thường bị bỏ sót hoặc diễn giải sai.

Tựu chung, vô ngã là tiến trình tu tập giúp tâm không còn chấp trước vào mọi vật, hiện tượng gây đau khổ và phiền não cho bản thân. Nguyên nhân của mọi đau khổ trên đời đều đến từ việc chấp vào cái ngã, giả tạm trong thế giới vô thường nên các Phật tử hãy thực hành vô ngã thường xuyên.

Nội dung của thuyết vô ngã trong Phật giáo

Sau khi thành đạo dưới gốc bồ đề, Đức Phật đã đi tìm người bạn đồng tu trước kia là 5 anh em Kiều Trần Như và thuyết cho họ bài pháp đầu tiên là kinh Chuyển Pháp Luân nói về tứ diệu đế. Sau đó, tôn giả Kiều Trần Như đã chứng quả Tu – đà- hoàn, 4 vị còn lại cũng lần lượt chứng quả. Trước đó, họ không hiểu nguyên nhân vì sao sinh ra đau khổ nên tu mãi cũng không thoát khổ, chỉ khi hiểu rõ Tứ đế thì mọi tà kiến tiêu tan, nhìn thấu đạo lý.

Nội dung của thuyết vô ngã trong Phật giáo
Nội dung của thuyết vô ngã trong Phật giáo

Tu – đà- hoàn là quả “kiến đạo” – quả thánh đầu tiên trong 4 quả thánh Thanh Văn. Kiến đạo mới chỉ là tìm thấy đường đi, sau đó phải tu đạo, dứt bỏ được các phiền não thì mới có thể đạt được các quả vị Tư – đà- hàm, A -na- hàm, A – la – hán.

Sau đó, Đức Phật tiếp tục dạy cho 5 vị tỳ kheo bài pháp thứ nhì là kinh vô ngã thường. Nói về thuyết vô ngã nhằm dữ trừ ngã chấp, chứng quả A – la – hán, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. A – la- hán được hiểu là người đã diệt trừ hoàn toàn chấp ngã, phiền não và sầu muộn. Khi không còn mang trong mình ngã chấp, phiền não thì sẽ không còn tạo nghiệp dẫn tới sự tái sinh luân hồi.

Giáo lý vô ngã là nền tảng, là căn bản của phật pháp; lợi ích của vô ngã được thể hiện trên hai phương diện đó là đời sống hàng ngày và con đường tu đạo.

Trong đời sống hàng ngày, mọi đau khổ, phiền não của con người đều vì tham, sân, si, giận hờn, ưa ghét, buồn lo,….tất cả những thứ phiền não đó là vì chấp ngã mà ra. Chấp ngã nhiều bao nhiêu thì khổ đau nhiều bấy nhiêu. Ngược lại, tu tập vô ngã nhiều chừng nào thì sẽ bớt khổ đau từng đó.

Phàm là người tu tập vô ngã, ngã sở đã không còn tác động đến tâm, dù có bị mất đi cũng không lâm vào cảnh sầu đau. Người tu vô ngã khi thành thục có thể đối mặt được với những lời ác độc, mất mát,….mà không còn cảm thấy đau khổ, sân si. Vậy nên, vô ngã chính là Niết bàn, có nghĩa là một trạng thái không còn tồn tại hình bóng khổ đau.

Thấy được vô ngã là thấy được Pháp, thấy được Phật
Thấy được vô ngã là thấy được Pháp, thấy được Phật

Quan niệm vô ngã trong tư tưởng Phật giáo chỉ để lột xác cái ngã đầy tham sân si ngã kiến và dục vọng; hệ lụy đến từ khổ ưu, sinh tử luân hồi của kiếp người, nguyên ủy là vô minh vốn bị che lấp bởi cái tâm trong sáng tự bản tính. Do chấp ngã nên sinh ra mọi thứ phiền não liên quan đến sở ngã và ngã kiến. Người tu tập vô ngã sẽ không còn chấp tài sản, không ngã mạn, khoe khoang; mọi đau khổ đều tan biến.

Trong con đường tu đạo, vô ngã rất quan trọng và cần thiết. Cũng chỉ vì không hiểu, không biết lý vô ngã nên nhiều người tu lâu càng xa đạo, càng chấp ngã, chấp danh, chấp tướng. Thấu hiểu được giáo lý vô ngã thì giữ giới trở thành tự nhiên, việc nhẫn nhục cũng trở nên dễ dàng, không bị vọng tưởng mê hoặc; sẵn sàng xả thân thí mạng vào sinh ra tử, chịu đứng khổ đau để cứu khổ chúng sinh.

Quan niệm vô ngã trong tư tưởng Phật giáo chỉ để lột xác cái ngã đầy rẫy tham sân si ngã kiến, dục vọng, hệ lụy đến khổ ưu, sinh tử luân hồi của kiếp người, nguyên ủy là vô minh. Vô ngã có thể là pháp trong sạch hóa cái tâm để tâm trống rỗng. Có thể vô ngã là hình thức vô tự tính sự vật và hư không hóa mọi hữu tồn trong tâm. Khi tâm được trong sáng thì cũng là lúc trí tuệ hiện ra. Vô ngã là sự giải thoát khỏi cái ngã, quan niệm vô ngã chỉ là sự nhận thức của tâm.

Tứ diệu đế, vô ngã và duyên sinh là những giáo lý căn bản là nền tảng quan trọng của phật pháp. Nhờ những giáo lý này mà có rất nhiều đệ tử của Phật đã được chứng quả giải thoát, trở thành thánh tăng, tăng bảo, xứng đáng là ruộng phước cho người đời cúng dường.

Trên đây là các thông tin về vô ngã, hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Vô ngã là cách để người tu tập thoát khỏi những ảo tưởng huyễn hoặc, nhân cách, bản sắc cá nhân; giúp họ nhận ra mỗi cá nhân là một “thực thể độc lập” không bị ảnh hưởng bởi những điều hấp dẫn, hư vinh trong cuộc đời.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button