Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Quy trình vận hành tháp tản nhiệt đúng kỹ thuật bạn cần nắm rõ kiến thức mới năm 2023

Quy trình vận hành tháp tản nhiệt đúng kỹ thuật bạn cần nắm rõ – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Với hiệu quả làm mát nước cao, tháp tản nhiệt đang được sử dụng phổ biến ở nhiều khu vực nhà xưởng, nhà máy có quy mô từ nhỏ tới lớn. Nhưng vận hành tháp giải nhiệt như thế nào để vừa đảm bảo an toàn vừa đạt hiệu suất làm mát cao nhất? Hiểu được điều này, IMS Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn quy trình vận hành tháp giải nhiệt để đạt hiệu suất làm việc cao nhất, bạn có thể tham khảo.

Vận hành tháp tản nhiệt đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Tháp tản nhiệt là thiết bị chuyên dụng dùng trong các nhà máy, xí nghiệp. Nó đảm nhận nhiệm vụ làm mát cho hệ thống máy móc sản xuất. Nhưng để tháp giải nhiệt phát huy hết công dụng người sử dụng cần vận hành tháp theo đúng chuẩn. Việc làm này góp phần đem lại cho người dùng những lợi ích sau:

  • Hạn chế tối đa tình trạng hỏng hóc các bộ phận của tháp trong quá trình hoạt động
  • Tiết kiệm tối đa chi phí vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt
  • Tăng năng suất giải nhiệt, tăng doanh thu cho doanh nghiệp
  • Kéo dài tuổi thọ và giảm hao mòn cho tháp giải nhiệt

Quy trình vận hành tháp tản nhiệt đạt chuẩn

Bước 1: Kiểm tra trước khi vận hành tháp làm mát

  • Vì sau một thời gian hoạt động, dưới đáy bồn chứa nước sẽ xuất hiện nhiều cáu cặn và rong rêu. Điều này làm cho hiệu năng làm việc của tháp bị giảm đi linh kiện tháp cũng dễ bị ăn mòn. Cần tiến hành mở đáy bồn chứa xả hết nước ra ngoài, vệ sinh sạch sẽ đáy bồn bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và bàn chải.
  • Cần kiểm tra khả năng lưu thông của nước còn tốt hay không? Tiến hành bằng cách đổ nước vào bồn chứa cho tới khi phao van tự ngắt. Và xoay đầu phun cho quay tự do, rồi bơm nước vào bồn tới mức nước cho phép.
  • Kiểm tra xem có vật thể lạ mắc kẹt trong đầu ống phun, ống đứng, quạt gió, đầu phun không?
  • Kiểm tra điện áp và cường độ dòng điện để phù hợp với động cơ của quạt. Đồng thời kiểm tra chiều quay của quạt đã đúng chưa. Bằng cách cho quạt chạy từ 2-3 phút để chắc chắn rằng thiết bị này vẫn làm việc bình thường.
  • Cần kiểm tra quá trình vận hành của quạt gió nằm phía trên nóc của tháp tản nhiệt.

Vận hành tháp giải nhiệt đạt hiệu quả làm việc cao

Bước 2: Chuẩn bị hệ thống dẫn nước

  • Cho các bộ phận bơm chạy khoảng 5 phút để đẩy hết không khí trong ống phun và ống đứng ra bên ngoài. Sau đó, tiến hành kiểm tra mức nước trong bồn chứa trước khi vận hành tháp giải nhiệt để đảm bảo thiết bị vận hành ổn định.
  • Khởi động bơm và điều chỉnh phao để nước trong bồn đạt tới mực nước cho phép.
  • Khi dòng chảy ổn định, người vận hành cần đảm bảo rằng khả năng quay, độ cân bằng và tốc độ quay của đầu phun được hoạt động trong điều kiện tốt nhất.

Bước 3: Khởi động quạt hút gió

  • Sau khi đã kiểm tra tình trạng của tháp và hệ thống dẫn nước thì bạn tiến hành khởi động quạt hút gió:
  • Kiểm tra lỗ thông gió xem có bị bụi bẩn hay dị vật gây cản trở quá trình hoạt động của thiết bị hay không?
  • Sau khi khởi động quạt hút gió, người dùng cần kiểm tra dòng điện và điện áp cùng chiều quay của quạt. Nếu quạt hút gió từ dưới lên là động cơ đấu điện chuẩn và đủ điều kiện làm việc bình thường.

IMS Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, thi công lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng tháp tản nhiệt trên toàn quốc. Hãy gọi ngay 0978161116 để  chúng tôi được hỗ trợ bạn nhé.

Mọi thông tin cần tư vấn quý khách liên hệ với chúng tôi thông qua:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM

Địa chỉ: số nhà A41, Khu A1, KĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 024 38 39 89 78 / Hotline: 0978 161 116

Email: imsvietnam2010@gmail.com – theanhhn2010@gmail.com

Website: imsvietnam.ac.vn

***Các bài viết liên quan:

Tag: thiết kế tháp giải nhiệt, lắp đặt tháp giải nhiệt, tháp giải nhiệt tròn, tháp giải nhiệt vuông, bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button