Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Tại sao máy lạnh không lạnh? Nguyên nhân và cách khắc phục

Máy lạnh là thiết bị điện tử thiết yếu trong mỗi gia đình, văn phòng, trường học,… Trong quá trình sử dụng, điều hòa có thể xảy ra một số lỗi, trục trặc như không mát, kêu to,… làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, học tập và làm việc của chúng ta. Vậy tại sao máy lạnh không lạnh? Cần xử lý như thế nào? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề trên. 

Nguyên nhân và giải pháp xử lý máy lạnh không lạnh
Điều hòa, máy lạnh vẫn hoạt động bình thường nhưng khả năng làm lạnh kém là tình trạng khá thường gặp, cảnh báo nhiều vấn đề. Tình trạng trên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm: 

Điều hòa chạy không đủ điện hoặc quá tải điện áp
Quá tải điện áp là một trong những nguyên nhân điển hình khiến máy lạnh không lạnh. So với các khu vực nông thôn, ở các thành phố lớn, tình trạng này ít xảy ra hơn nhưng vào mùa cao điểm nắng nóng, lượng điện tiêu thụ cao sẽ dẫn đến quá tải. 

Tình trạng quá tải diễn ra khiến điều hòa không làm lạnh được không gian phòng. Đặc biệt, sử dụng điều hòa khi điện quá tải không chỉ khiến hiệu suất làm lạnh kém mà còn làm giảm tuổi thọ máy lạnh. 

Điện áp thấp hoặc quá tải là nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh

Giải pháp nhanh:

Dùng đồng hồ đo điện áp kiểm tra dòng điện gia đình mình. Điện áp thấp và điều hòa không lạnh là dấu hiệu chứng tỏ tình trạng quá tải điện đang xảy ra. 
Dùng máy ổn áp để nguồn điện sử dụng được ổn định hơn.
Tránh dùng điều hòa lúc cao điểm để hạn chế tình trạng trên.

Máy lạnh không lạnh do kém vệ sinh

Điều hòa lâu không vệ sinh sẽ làm giảm khả năng làm lạnh

Điều hòa không lạnh do ít vệ sinh, làm sạch là một trong những vấn đề muôn thuở mà không ít gia đình gặp phải. Các bộ phận như dàn lạnh, lưới lọc qua một thời gian dài sử dụng, không được làm sạch thường xuyên sẽ làm giảm hiệu suất của điều hòa. 

Do vậy, để đảm bảo khả năng làm lạnh, gia chủ cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên, định kỳ, ít nhất 1 năm 1 lần. Trong quá trình vệ sinh, bạn cần sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như vòi áp lực,… để đảm bảo hiệu quả làm sạch. 

Giải pháp nhanh:

Tháo vỏ dàn lạnh, lấy lưới lọc ra, xịt nước để vệ sinh sạch lưới lọc. Lắp lại các bộ phận theo trình tự cũ.
Trong trường hợp gia chủ quá bận bịu, không có thời gian tự vệ sinh máy lạnh, bạn có thể tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các đơn vị vệ sinh với kinh nghiệm chuyên môn dày dặn cùng thiết bị chuyên nghiệp đảm bảo sẽ khiến bạn hài lòng. 

Bật sai chế độ của điều hòa
Bật sai chế độ là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến máy lạnh không lạnh. Tùy thương hiệu, hãng mà chức năng làm lạnh sẽ được thiết kế, bố trí khác nhau. 

Tuy nhiên, thông thường, chế độ làm lạnh sâu thường được thiết kế với hình bông tuyết kèm chữ cool bên cạnh. Do đó, nếu muốn sử dụng chức năng làm lạnh, bạn chỉ cần bật chế độ này, đợi phòng dần mát lên và tận hưởng không gian mát lạnh, sảng khoái. 

Giải pháp nhanh:

Kiểm tra điều khiển máy lạnh của gia đình mình xem các chế độ đã được điều chỉnh đúng chưa. Trường hợp ngoài trời đang nắng nóng gay gắt, bật chế độ lạnh nhất Cool (hình bông tuyết) là lựa chọn hợp lý nhất, để căn phòng được làm lạnh sâu và nhanh nhất.

Các chế độ trên màn hình hiển thị của điều khiển điều hòa

Điều hòa bị chảy nước
Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể là do rãnh thoát nước, ống nước sử dụng lâu ngày bị nghẽn. 

Bên cạnh đó cũng không loại trừ khả năng ban đầu máy bị lắp đặt không đúng khiến việc thoát nước trở nên chậm. Để biết chắc chắn nguyên nhân của tình trạng này, bạn cần nhờ các đơn vị có chuyên môn kiểm tra để từ đó có hướng giải quyết phù hợp. 

Tính sai công suất điều hòa cho căn phòng
Chọn mua điều hòa, gia chủ cần chọn công suất phù hợp với điện tích phòng để đảm bảo tận dụng tối đa hiệu năng của sản phẩm cũng như tiết kiệm điện năng. Theo đó, nếu phòng ngủ diện tích khoảng 15m2, bạn nên chọn máy lạnh có công suất khoảng 9000BTU. 

Với phòng khách có diện tích to, rộng hơn, máy lạnh có công suất lớn hơn 9000BTU sẽ là lựa chọn hợp lý, đảm bảo khả năng làm lạnh tốt nhất.

Giải pháp nhanh:

Lựa chọn điều hòa với công suất phù hợp với diện tích, thể tích các căn phòng trong gia đình mình. Dưới đây là một số tư vấn bạn có thể tham khảo. 

Phòng có diện tích nhỏ hơn 15m2, chọn điều hòa công suất khoảng 9000 BTU.
Diện tích phòng từ 16m2 đến 22m2, chọn điều hòa có công suất khoảng 12.000BTU.
Phòng diện tích từ 23m2 đến 30m2, chọn điều hòa có công suất là 18.000BTU.
Diện tích phòng lớn hơn 31 m2, chọn điều hòa có công suất là 24.000BTU.

Trường hợp phòng có diện tích lớn hơn nữa, bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều điều hòa để đảm bảo căn phòng được làm lạnh tốt nhất.

Lắp điều hòa có công suất không phù hợp gây ra nhiều bất tiện

Điều hòa bị thiếu Gas hoặc hết Gas
Điều hòa khi mới sử dụng có chất lượng rất tốt, khả năng làm lạnh nhanh và sâu. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng, dàn lạnh để ngoài trời bị tác động bởi các yếu tố thời tiết như nắng mưa làm các mối hàn có thể bị bị xì ga, hở. Tình trạng trên diễn ra trong thời gian dài có thể khiến điều hòa bị thiếu ga hoặc hết ga, ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh.

Giải pháp nhanh:

Dùng đồng hồ đo áp suất để kiểm tra xem gas trong bình có thiếu không và thiếu bao nhiêu. Nếu thiếu ga, gia chủ cần bơm bổ sung để đảm bảo việc làm lạnh của máy. 
Kiểm tra các mối hàn, đường ống xem có xảy ra tình trạng rò rỉ hay hở điện không. Nếu có, cần xử lý ngay bằng cách hàn lại mối rò rỉ hoặc thay mới.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các bên cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, nhà cung cấp dịch vụ với chuyên môn cao cùng thiết bị chuyên dụng sẽ đảm bảo việc sửa chữa được diễn ra nhanh chóng, chất lượng. 

Máy nén điều hòa không chạy
Máy nén là bộ phận đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc làm lạnh của điều hoàn. Nếu bộ phận này gặp trục trặc, không chạy thì máy lạnh sẽ không thể làm lạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến máy nén điều hòa không chạy.

Không có nguồn điện cấp cho máy nén.
Contactor không đóng (Bởi máy có công suất từ 1.5hp trở lên thì sẽ có contactor, khi dòng điện chạy qua mà contactor không đóng thì sẽ không có dòng điện đi qua máy nén).
Cháy cuộn dây động cơ bên trong: Trường hợp này xảy ra có thể khiến nhảy CB nguồn. 
Tecmit hư: Tecmit (Rơ le) là bộ phận có vai trò bảo vệ máy lạnh khỏi chập, cháy khi xảy ra tình trạng quá tải điện, dòng điện không ổn định. Bộ phận này được thiết kế theo cơ chế là khi dòng điện quá tải đi qua thì lưỡng kim của tecmit sẽ mở ra và do đó, không có dòng điện vào máy nén. 
Board mạch bị hư: Board mạch hư, hỏng làm ảnh hưởng đến việc vận hành, hoạt động của dàn nóng.
Dây khiển từ dàn lạnh đến dàn nóng bị đứt: Tình trạng này xảy ra khiến đuôi nóng không được cấp điện, do đó máy nén cũng không có điện để hoạt động.

Giải pháp nhanh:

Đây là tình trạng phức tạp, khó xử lý. Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên gọi điện thoại cho các đơn vị, dịch vụ sửa chữa máy lạnh để họ cử kỹ thuật đến kiểm tra, sửa chữa.

Trên đây, DienLanhQuanLy đã chia sẻ tới bạn đọc các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng máy lạnh không lạnh. Bạn có thể xem các giải pháp nhanh khuyến nghị của chúng tôi và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình.

Back to top button