Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Giới thiệu về Rơ le (Relay) kiến thức mới năm 2023

Giới thiệu về Rơ le (Relay) – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Rơ le được sử dụng phổ biến phổ biến trong các bo mạch điều khiển tự động chuyên dụng để đóng cắt  dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp được thì người ta sẽ sử dụng rơ le.Rơle là linh kiện trung gian để đóng cắt dòng điện cao.

Cấu tạo bên trong  của Rơle

Gồm 1 cuộn dây được quấn trên 1 lõi sắt từ 2 đầu cuộn dây được đưa ra  2 chân và 2 chân này là 2 chân điều khiển và cấp nguồn cho cuộn dây và nó có 1 cặp tiếp điểm đóng cắt điện được gắn với lá sắt .

Có thể mô tả cấu tạo bên trong của Rơle bằng sơ đồ mạch điện đơn giản sau

Khi ta cấp nguồn cho cuộn dây thì khi đó nó sẽ trở thành một nam châm điện và cực từ của nó sẽ hút thanh sắt và làm tiếp điểm của rơle có thể đóng cắt .Bình thường nó ở trạng thái hở có thể là do lò xo và lá đồng có tính  đàn hồi làm nó hở ra nhưng khi có lực từ tác động và lưc từ này thắng lực đàn hồi nên sẽ làm tiếp điểm đóng lại vậy nguyên lí hoạt động của nó sẽ là khi ta cấp nguồn vào 2 đầu cuộn dây thì tiếp điểm sẽ đóng lại

   Các thông số của rơle các bạn cần quan tâm 

Các thông số của rơle nó sẽ đươhc ghi trên mặt của nó khi sử dụng chúng ta phải đọc được các thông số của nó để có thể sử dụng nó cho phù hợp

Điện áp nguồn nuôi cho cuộn dây  : Mỗi một cuộn dây của  Rơle nó có một điện áp hoạt động ,nó là bao nhiêu vôn thì ta cấp số vôn đó cho nó thì nó sẽ hoạt động .

Dòng điện định mức mà tiếp điểm chịu đựng được : Bất cứ một vât liệu nào hay một linh kiện nào sẽ có một dòng điện định mức nhất định nếu quá nó sẽ nóng ,chảy và hỏng .
Ví dụ 10A 125VAC thì nó sẽ chịu được dòng điện 10A với điện áp xoay chiều là 125V
           10A 28VDC thì nó sẽ chịu được dòng điện 10A với điện áp mộy chiều là 28V.

  Nếu các bạn để ý trong những bo mạch xuất hiện rơle thì song song với nó đều có một diode vậy tại sao người ta lại mắc nó như vậy và mắc như vậy để làm gì ?

  Như ta biết cấu tạo của rơle nó có một cuộn dây khi nó làm việc ở chế độ đóng cắt thì nó sẽ sinh ra một suất điện động ngược rất lớn và nó thể đánh chết thành phần điều khiển của mạch là các transistor ,Mosfet.Để bảo vệ thành phần điều khiển thì ta sẽ mắc song song với cuộc dây  một diode để dập xung ngược khi nó làm việc ở chế độ đóng cắt và nó sẽ được mắc như sau :

  Một số mạch ứng dụng sử dụng Rơle

Mạch Relay tạo trễ dùng ic timer 555 (nếu ai chưa biết về ic timer 555 có thể tìm đọc ở đây )

Mạch tự động ngắt nguồn khi không tải :

  Các bạn muốn hiểu nguyên lí và hoạt động của mạch trên có thể đọc bài viết đó ở đây
Qua bài viết trên tôi hy vọng bản hiểu về Rơ le và có có thể học được điều gì đó mới mẻ từ chúng.Hãy hỏi bất cứ câu hỏi nào trong phần bình luận.

Tác giả : Ngô Văn Lộc.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button