Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Chiến lược marketing của Bibica kiến thức mới năm 2023

Chiến lược marketing của Bibica – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Hiện nay, ngành bánh kẹo tại Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh tới từ nhiều thương hiệu từ trong nước tới ngoài nước. Các thương hiệu bánh kẹo Việt hiện nay đang được tin tưởng và sử dụng hơn các thương hiệu ngoại nhập, một trong số đó là Bibica, Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị,… Trong số đó thì Bibica là cái tên có chỗ đứng, vượt qua mọi đối thủ cả trong nước và ngoài nước. Cùng tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của Bibica để xem họ đã làm những gì để chiếm lĩnh lượng lớn thị phần trong ngành nhé.

Giới thiệu tổng quan về Bibica

Bibica là tên một thường hiệu của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa được thành lập ngày 16/1/1999 từ việc cổ phần hóa phân xưởng bánh, kẹo và mạch nha của công ty đường Biên Hòa. Sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển thì hiện nay cái tên Bibica đã trở thành thương hiệu khó thay thế ở Việt Nam, đáp ứng mọi nhu cầu và khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng.

Không chỉ dừng ở việc sản xuất bánh kẹo mà Bibica còn có đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm được khách hàng yêu thích như Snack, Socola, ngũ cốc, các sản phẩm cho các đối tượng đặc biệt (trẻ em, phụ nữ mang thai, người ăn kiêng,…). Hiện nay các sản phẩm của Bibica đã có mặt ở hơn 600 cửa hàng, siêu thị và có hàng trăm nhà phân phối chính thức cũng như hơn 100.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Ngoài ra, Bibica còn có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Cuba, Mỹ,…

Sơ lược tổng quan về Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa – Bibica

– Thành lập: Ngày 16  tháng 1 năm 1999

– Trụ sở chính: 443 Lý Thường Kiệt, phường 8, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

– Thành viên chủ chốt: Trương Phú Chiến – Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Quốc Hoàng – Tổng giám đốc

– Sứ mệnh: Mang tới cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đầy đủ giá trị dinh dưỡng.

– Trang web:

Bibica tập trung tại các phân khúc thị trường có dân số đông và nhu cầu chi tiêu ở mức khá trở lên. Các sản phẩm thường xuyên được cung cấp ra thị trường gồm bánh bông lan, ngũ cốc dinh dưỡng,… Ngoài ra thì các sản phẩm theo mùa vụ như Socola hay bánh trung thu cũng được Bibica sản xuất và cung cấp. Dù cho hiện nay ở Việt Nam có các đối thủ như Hữu Nghị, Kinh Đô, các thương hiệu nước ngoài khác nhưng chiến lược marketing của Bibica vẫn được xem là một vũ khí giúp Bibica cạnh tranh ở thị trường “cừu thì ít, sói thì nhiều” này.

Giới thiệu tổng quan về Bibica (Ảnh: Internet)

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Kinh Đô

Tìm hiểu mô hình SWOT của Bibica

S – Strengths – Điểm mạnh của Bibica

Nói về điểm mạnh của Bibica thì đây là một thương hiệu Việt được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Từ năm 1997 thì Bibica đã được bình chọn là thương hiệu Việt Nam với chất lượng cao. Hơn nữa, Bibica còn nằm trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam với doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước hàng năm lên tới 96 – 97% tổng doanh thu của công ty. Bibica cũng sở hữu nhiều nhà phân phối tại nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Bibica cũng cam kết sẽ liên tục cải tiến chất lương sản phẩm, quy trình vận hành để đáp ứng mọi nhu cầu của người Việt.

W – Weaknesses – Điểm yếu của Bibica

Điểm được xem là điểm yếu của Bibica đó chính là các sản phẩm của Bibica không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Chi phí nguyên vật liệu của Bibica cũng bị tác động lớn khi tỷ giá biến động do phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bibica cũng chỉ tập trung vào thị trường trong nước mà chưa tập trung khai thác và mở rộng thị trường ra quốc tế.

O – Opportunities – Cơ hội của Bibica

Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng đang tăng lên khá lớn, rơi vào khoảng 7 – 8%/năm. Hơn nữa, sau đại dịch Covid-19 thì ngành FMCG nói chung và ngành đồ ăn, bánh kẹo nói riêng cũng là ngành có sự ổn định hơn với các ngành khác. Điều này chứng tỏ, cơ hội của Bibica là rất lớn trong tương lai.

T – Threats – Thách thức của Bibica

Sau khi Việt Nam gia nhập AFTA (Khu vực mậu dịch tự do Asean) thì các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng có mức giá vô cùng cạnh tranh. Giá nguyên liệu nhập vào của Bibica sẽ bị tác động khi nhà nước có những thay đổi trong thông tư, nghị định liên quan tưới nhập khẩu. Hơn nữa các mặt hàng/nguyên liệu nhập khẩu của Bibica sử dụng thì các đơn vị trong nước chưa thể tự sản xuất. Ngoài ra thì đối thủ cạnh tranh của Bibica trong nước rất lớn, một số cái tên có thể kể đến như Kinh Đô, Hải Hà, Hải Châu,…

Phân tích mô hình SWOT của Bibica

Phân tích mô hình SWOT của Bibica để tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của công ty Bibica (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: SWOT là gì

Tìm hiểu chi tiết chiến lược marketing của Bibica

Để tìm hiểu về chiến lược marketing của một thương hiệu thì chúng ta cần tìm hiểu về triết lý kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của thương hiệu đó. Chính vì vậy, dưới đây sẽ là những thông tin bạn cần biết về Bibica.

Triết lý kinh doanh của Bibica

Sau hơn 2 thập kỷ xây dựng và phát triển thì triết lý kinh doanh của Bibica vẫn không thay đổi, họ luôn mong muốn “Mang tới cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt nhất nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vì sức khỏe và sự ưa thích của khách hàng”. Bibica cũng liên tục cải tiến và cải thiện công tác quản lý nhằm giảm chi phí cũng như tối ưu quy trình sản xuất để giới thiệu cho khách hàng sản phẩm tốt có giá thành tốt. Ngoài ra, là một công ty có trách nhiệm với xã hội nên Bibica cũng luôn tuân thủ các quy định của nhà nước và đảm bảo tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như nâng cao chất lượng sống của cộng đồng.

Triết lý kinh doanh của Bibica

Triết lý kinh doanh của Bibica (Ảnh: Internet)

Mục tiêu kinh doanh của Bibica

Bibica mang trong mình sứ mệnh mục tiêu là mở rộng thị trường, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao công nghệ sản xuất. Các sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung vi chất sẽ là những sản phẩm chiến lược của Bibica trong thời gian tới. Theo Bibica thì họ mong muốn đưa doanh thu nhóm sản phẩm này tăng trưởng 150%.

Bibica cũng mong muốn sẽ phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của mình như sau:

  • Thị trường nội địa: Mỗi năm tăng trưởng 3 – 5% thị phần bánh kẹo.
  • Mở rộng nhiều điểm bán lẻ: Hiện nay, 10% tổng số điểm bán lẻ toàn quốc có sản phẩm Bibica.
  • Mở rộng  quy mô và phạm vi các kênh phân phối: Mở rộng thị trường tới những nơi vùng cao, vùng nông thôn, vùng xâu vùng xa qua các đại lý và nhà phân phối.
  • Phát triển thị trường nước ngoài: Bibica mong muốn sẽ tăng doanh số xuất khẩu lên 1,5 triệu USD qua các nước Philippines, Bangladesh, Cambodia, Taiwan, Japan, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Thailand, Reunion, Laos, các nước Trung Đông, Châu Phi

Mục tiêu kinh doanh của Bibica

Mục tiêu kinh doanh của Bibica (Ảnh: Internet)

Lợi thế cạnh tranh của Bibica

Như đã nói ở phần trước thì Bibica có rất nhiều nhà máy, điển hình là 3 nhà máy lớn ở các tỉnh nhà Bình Dương, Biên Hòa, Hà Nội. Ngoài ra thì Bibica còn sở hữu 10 dây chuyền sản xuất bánh kẹo với công nghệ hiện đại, có khả năng sản xuất 70 tấn bánh kẹo mỗi ngày.

Một lợi thế khác của Bibica chính là hệ thống an toàn thông tin được đầu tư và nâng cấp giúp hệ thống của Bibica được an toàn khi xảy ra các sự cố về điện. Bibica cũng là một trong những doanh nghiệp chú trọng đầu tư nguồn nhân lực để hoạt động kinh doanh, sản xuất, phân phối đạt hiệu quả tốt nhất.

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Bibica

Mở rộng thị trường

Bibica đang là thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường nên họ đã tận dụng tối đa lợi thế này để mở rộng thị trường trong nước và dần mở rộng ra thị trường mới tại nước ngoài. Bên cạnh đó, Bibica cũng nhận thấy để có thể đảm bảo sự phát triển lâu dài thì họ cũng nên tập trung vào những biện pháp thực hiện chiến lược phục vụ thị trường cũ để giữ vững thị phần.

Phát triển sản phẩm

Có lợi thế về nguồn nhân lực cũng như nguồn vốn thì công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa – Bibica đã kết hợp nó cùng các cơ hội bên ngoài (nhu cầu và thị hiếu của khách hàng,…) từ đó cải tiến sản phẩm, nghiên cứu ra những sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.

Cung ứng nguyên liệu

Để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn có sẵn để phục vụ cho sản xuất, Bibica đã hợp tác với nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước với hợp đồng dài hạn. Bibica cũng giữ mối quan hệ rất tốt với các nhà cung ứng trong các vấn đề hỗ trợ tài chính cũng như các vấn đề liên quan khác.

Hợp tác và phát triển thương hiệu

Hiện nay, trong thời đại kinh tế hội nhập thì rất nhiều doanh nghiệp cùng ngành nước ngoài đã đánh chiếm thị trường Việt Nam khiến sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt hơn. Do đó thì Bibica đã khôn khéo trong việc hợp sức với các doanh nghiệp trong nước để chia sẻ khó khăn khi cần thiết. Từ đó có nguồn sức mạnh để các doanh nghiệp trong nước chiến đấu với các doanh nghiệp nước ngoài.

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Bibica

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Bibica (Ảnh: Internet)

Các hoạt động trong chiến lược kinh doanh của Bibica

Tập trung vào sản phẩm “đồ ăn sức khỏe”

Ngoài các sản phẩm nằm sâu trong tiềm thức người tiêu dùng như Socola, Biscuits & Cookies,… thì Bibica cũng tập trung nghiên cứu để cho ra những sản phẩm tạo sự khác biệt so với đối thủ trong ngành. Để có thể thực hiện được việc này, Bibica đã hợp tác với viện dinh dưỡng Việt Nam để cho ra mắt dòng sản phẩm chuyên dùng cho đối tượng có chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Dù cho đây chỉ là dòng sản phẩm chiếm thị phần nhỏ nhưng doanh thu của dòng này mang lại rất lớn vì sự đặc thù và sự khác biệt của nó.

Hơn nữa, vào các ngày lễ trong năm như lễ tình nhân, các ngày về phụ nữ, dịp lễ tết, trung thu,… thì Bibica cũng ra nhiều sản phẩm phục vụ trong các dịp này, tạo cảm giác mới mẻ cho lựa chọn của khách hàng.

Các hoạt động quảng cáo được đẩy mạnh

Trong chiến lược marketing của Bibica thì các hoạt động quảng cáo là phương tiện hỗ trợ vô cùng đắc lực. Những chiến dịch giới thiệu sản phẩm hay giới thiệu chương trình khuyến mãi của Bibica đều được đánh giá cao nhờ xuất hiện trên truyền hình song song với việc quảng cáo báo chí, Billboard,… Hơn nữa, trong các dịp ngày lễ, tết thì Bibica có cho ra nhiều chương trình phóng sự, phim tài liệu để giới thiệu về công ty nhằm mục đích nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty.

Trong thời đại công nghệ 4.0 thì Social Media cũng là nền tảng được Bibica chú trọng để truyền bá sản phẩm, hình ảnh của thương hiệu tới với khách hàng tiềm năng.

Tạm kết

Có thể thấy, chiến lược marketing của Bibica đã giúp thương hiệu này trải qua rất nhiều khó khăn để khẳng định vị thế của mình trong ngành bánh kẹo trong nước. Khi mà kinh tế hội nhập, các thương hiệu nước ngoài bắt đầu tham gia vào thị trường Việt, đây là lúc các thương hiệu Việt cần kết hợp với nhau, hợp tác với nhau để cùng nhau phát triển hơn tại “sân nhà”. Nếu có ý kiến đóng góp, hãy để lại bình luận phía bên dưới để duavang.net phát triển hơn trong tương lai.

Edward Nguyen – duavang.net


Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button