Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Các bước cụ thể ví dụ về thành lập doanh nghiệp kiến thức mới năm 2023

Các bước cụ thể ví dụ về thành lập doanh nghiệp – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích kinh doanh và phát triển. Để hiểu rõ hơn về việc làm này, dưới đây là các bước ví dụ về thành lập doanh nghiệp đơn giản và dễ hiểu giúp bạn đọc nắm bắt được cụ thể nhất.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì?

Để thành lập doanh nghiệp bạn cần điều kiện khá đơn giản: chỉ cần bạn đủ 18 tuổi, không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp. Trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật không hạn chế một người về lượng doanh nghiệp muốn thành lập.

Các bước ví dụ về thành lập doanh nghiệp cụ thể

Thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị đày đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định Luật Doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về thủ tục đăng ký doanh nghiệp và trình tự thủ tục cho các loại hình kinh doanh.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay các loại hình doanh nghiệp khác,… Luật Hoàng Phi sẽ soạn thảo hồ sơ tương ứng và đầy đủ, thông thường hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm các tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc danh sách thành thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ cá nhân có chứng thực.

Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Đối với tổ chức: giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức và kèm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Văn bản uỷ quyền cho người đại diện có phần vốn góp chung nếu là tổ chức góp vốn vào thành lập doanh nghiệp.
  • Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt sẽ được Luật Hoàng Phi tư vấn cụ thể cho bạn.
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý hay còn gọi là Hợp đồng ủy quyền: hợp đồng để ủy quyền cho việc thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, Luật Hoàng Phi sẽ tiến hành nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho bạn.

Khác với thủ tục trước đây, thủ tục nộp lệ phí về việc công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song và cùng lúc với  thời điểm nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Do đó, ngay khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời sẽ được công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau đó.

Thời gian hoàn thành hồ sơ và nộp lệ phí: 03 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bạn.

Sau 03 ngày làm việc quý khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên,  việc nhận giấy chứng nhận có thể chậm hơn chút do quá trình chuyển phát của đường bưu điện.

Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp

Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được 1 là mã số thuế doanh nghiệp cụ thể, Luật Hoàng Phi sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: 01 ngày.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của doanh nghiệp và tự khắc con dấu. Do dó, doanh nghiệp không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như thủ tục trước đây.

Đây cũng là một điểm khác của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng dấu và tự quản lý con dấu của doanh nghiệp. Việc làm này sẽ không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.

Bước 5: Hoàn thiện chuyển kết quả và hướng dẫn khách hàng thủ tục thực hiện sau thành lập công ty.

Sau khi đã thực hiện hoàn tất các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Luật Hoàng Phi sẽ đại diện uỷ quyền làm việc và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sau khi nhận sẽ chuyển hết các kết quả dịch vụ cho khách hàng như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, con dấu và tư vấn thủ tục cùng những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp.

Bước 6: Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động doanh nghiệp và kê khai thuế.

Kết quả dịch vụ thành lập doanh nghiệp được chuyển tới khách khách hàng, có những lưu ý với quý khách hàng về thuế như: kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,…những lưu ý cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: bảng biển doanh nghiệp, kế toán, lao động, thuế và sở hữu trí tuệ.

Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp dịch vụ liên quan đến dịch vụ kê khai thuế, kế toán thuế cùng các tư vấn về vấn đề liên quan đến tư vấn như: thương hiệu, soạn thảo hợp đồng, tài chính và giải quyết tranh chấp trong và ngoài doanh nghiệp.

Bước 7: Xin các giấy phép đủ điều kiện hoạt động doanh nghiệp.

Chỉ áp dụng đối với các ngành nghề như: vận tải, nhà hàng, du lịch, cho thuê lao động, y tế hay giáo dục,….

Trên đây là các bước ví dụ về thành lập doanh nghiệp. Bài viết giúp bạn đọc nắm rõ hơn về điều kiện thành lập doanh nghiệp cũng như thủ tục các bước thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về thông tin tư vấn trên. Hãy liên hệ với chúng tôi.

->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh

->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần

->>> Tham khảo thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button