Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

(Dễ hiểu) Tụ điện là gì ? Ký hiệu và cách nhận biết tụ điện kiến thức mới năm 2023

(Dễ hiểu) Tụ điện là gì ? Ký hiệu và cách nhận biết tụ điện – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Tụ điện là gì ? Cấu tạo của tụ điện. Cách nhận biết tụ điện trong một board mạch. Ứng dụng của tụ điện trong ngành công nghiệp. Nguyên lý hoạt động của tụ điện như thế nào ? Phân biệt tụ điện với các linh kiện điện tử khác. Đọc trị số của tụ điện sao cho đúng. Tụ điên có ký hiệu như thế nào ?

Hình dạng và ký hiệu của tụ điện

Chúng ta đã biết các loại linh kiện điện tử thông qua môn vật lý như: điện trở, tụ điện, cuộn cảm… Các linh kiện này hầu như rất quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong đời sống của chúng ta. Mỗi linh kiện sẽ có một chức năng riêng, đặc tính kỹ thuật riêng nên chúng ta cần nắm rõ và hiểu rõ chúng trước khi sử dụng. Linh kiện như tụ điện, điện trở… chúng ta đã được học ở phổ thông nhưng chỉ là những kiến thức cơ bản, ký hiệu và cách tính toán. Trên thực tế mỗi linh kiện có nhiều loại, nhiều hình dạng khác nhau nên những kiến thức học ở phổ thông là chưa đủ. Do đó, trong bài viết này tôi sẽ nhắc lại một số kiến thức về tụ điện và cung cấp thêm một số kiến thức chuyên sâu hơn về tụ điện. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho các bạn.

1. Tụ điện là gì ?

giới thiệu về tụ điện
Tổng hợp những loại tụ điện trên thị trường

Trước tiên chúng ta cùng ôn lại khái niệm của tụ điện nhé. Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động được tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi lớp điện môi. Nói dễ hiểu hơn: tụ điện là linh kiện có khả năng tích trữ năng lượng điện dưới dạng từ trường. Đọc đến đây, có bạn sẽ thắc mắc liệu tụ điện và PIN, Ắc qui có giống nhau không ? Theo tôi nếu xét về khả năng tích trữ năng lượng thì giống nhưng bản chất, nguyên lý hoạt động thì khác nhau. Tụ điện có tốc độ nạp xả nhanh hơn so với Ắc qui.

2. Cách nhận biết tụ điện

Sau khi nhắc lại khái niệm tụ điện là gì. Tiếp theo tôi sẽ nhắc lại một số cách để nhận biết linh kiện điện tử thú vị này nhé.

Tụ điện có tên gọi tiếng anh là Capacitor và được ký hiệu là chữ C. Đơn vị của tủ điện là điện dung và thường được sử dụng là Fara (F). Các trị số của một tụ điện thường gặp là:

  • 5µF = 5×10-6 F
  • 5ηF = 5×10-9 F
  • 5pF = 5×10-12 F

Có hai cách để nhận biết tụ điện là: 

Nhận biết tụ điện dựa vào ký hiệu

nhận biết tụ điện qua ký hiệu
Tổng hợp các ký hiệu của tụ điện

Trên các board mạch, bên cạnh các linh kiện sẽ được đánh dấu thêm ký hiệu đặc trưng của loại linh kiện đó. Đặc biệt là tụ điện, một số loại tụ sẽ được in ký hiệu lên vỏ bên ngoài. Vì vậy việc nắm rõ các ký hiệu của tụ điện sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

♦ Nhận biết tụ điện dựa vào hình dạng

nhận biết tụ điện qua hình dạng
Một số tụ điện phổ biến trên thị trường

Ngoài cách nhận biết dựa vào ký hiệu thì một cách nhận biết khác khó hơn là nhìn vào hình dạng bên ngoài của tụ điện. Cách này đòi hỏi bạn phải có kiến thức tốt và tiếp xúc với nhiều loại tụ điện khác nhau thì mới nhận biết một cách dễ dàng được.

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tụ điện là gì ?



Cấu tạo của tụ điện khá đơn giản: một tụ điện sẽ được tạo thành từ hai bản cực kim loại và giữa hai bản cực này là lớp điện môi. Tên gọi của tụ điện thường được gọi theo tên vật liệu của lớp điện môi như: tụ mica; tụ gốm, tụ giấy, tụ hóa…. Mỗi tụ điện sẽ có một điện áp đánh thủng nhất định. Điện áp đánh thủng được hiểu là điện áp làm việc của tủ điện. Thông thường chúng ta nên chọn tụ điện có điện áp đánh thủng lớn hơn từ 1,5 đến 2 lần điện áp sử dụng để đảm bảo an toàn.

Nguyên lý hoạt động của tụ điện dựa trên nguyên tắc nạp và xả điện. Nó sẽ lưu trữ các hạt điện tích và phóng ra để tạo thành dòng điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.

4. Hướng dẫn xác định điện dung của tụ điện

Trong phần này tôi sẽ giới thiệu cách đọc trị số của các loại tụ điện được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Có hai cách để đọc trị số của tụ điện là đọc dựa vào ký hiệu được ghi trực tiếp trên tụ và cách thứ hai là dùng VOM để đo.

  • Xác định dựa vào ký hiệu của tụ điện

Đối với tụ hóa: trị số được ghi trực tiếp trên tụ điện. 

tụ điện là gì
Hướng dẫn đọc thông số của tụ điện

Đối với tụ gốm, tụ giấy: quy tắc đọc trị số như hình bên dưới

đọc trị số của tụ điện
Đọc trị số của của tụ điện
  • Sử dụng VOM để đo
cách đo tụ điện
Sử dụng VOM để xác định thông số của tụ điện

Phương pháp này cho kết quả chính xác, đơn giản và dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên cần phải có đồng hồ VOM chuyên dụng để đo tụ điện.

Kết luận, sau khi đọc xong bài viết tu dien la gi này. Các bạn sẽ hiểu rõ hơn về tụ điện cũng như có thể nhận biết và đọc được trị số khi bắt gặp một tụ điện trong board mạch. Hãy bình luận những thắc mắc bên dưới để chúng ta cùng nhau thảo luận và trao đổi thêm về linh kiện này nhé.

Bài viết hay khác:

MCB MCCB là gì ?

4.7/5 – (15 bình chọn)

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button