Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Mình đã thi IELTS Speaking như thế nào? kiến thức mới năm 2023

Mình đã thi IELTS Speaking như thế nào? – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Nguồn: Lâm Du

Speaking có lẽ là một trong các kỹ năng khiến cho nhiều người học Ielts phải khá chật vật để đạt được band điểm cao. Bản thân mình cũng chưa có nhiều kinh nghiệm với Ielts và mới chỉ thi lần đầu tiên sau khoảng thời gian tự học đến hơi khủng hoảng 😃, nhưng khá may mắn khi đạt điểm 9.0 Speaking. Do đó, trong bài viết này mình muốn chia sẻ một chút quan điểm cá nhân dựa trên việc chuẩn bị và performance của mình trong ngày thi đó.
Trước tiên cũng phải đề cập rằng việc đạt 8.5 hay 9.0 trong những lần tới thì mình không dám chắc vì còn do nhiều yếu tố, nhưng hy vọng chia sẻ của mình sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.

1. Vẫn là câu chuyện phát âm

Nếu các bạn còn nhiều thời gian để chuẩn bị hay muốn cải thiện Speaking nói chung thì nên chịu khó đầu tư vào việc luyện phát âm “chậm mà chắc”, luyện phát âm từng âm, từng từ rồi mới đến câu và đoạn. Khi làm chủ được phần này, các bạn chắc chắn sẽ tự tin hơn khi nói.
Trong khi trả lời câu hỏi, đừng cố nói quá nhanh, hãy điều tiết tốc độ nói để có thời gian suy nghĩ. Hơn nữa việc nói ở tốc độ vừa phải giúp các từ được phát âm rõ ràng, tránh gây khó hiểu cho GK.

2. Ngữ pháp

Trong phần trả lời, mình chủ yếu sử dụng liên từ và mệnh đề quan hệ để kéo dài nội dung và mở rộng idea.
Ví dụ trong Part 3 GK có hỏi mình câu như sau “What causes the misunderstanding between the young and the elderly? – It may be due to the generation gap, which means that young people and elders may approach the same matter in different ways. For instance, when it comes to work, while the young tend to pursue a career that they are passionate about, the old are more likely to consider monetary benefits as a major source of motivation at work”
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý thêm về việc chia các thì động từ chính xác với ngữ cảnh, chỉ cần focus vào vài thì cơ bản để luyện tập là hoàn toàn ok rồi.

3. Cần dùng nhiều từ vựng khủng?

Mình có đọc khá nhiều bài viết chia sẻ về Sample Part 1/2/3 band 7+, 8+ có sử dụng từ vựng rất phong phú, rất academic nhưng mình thấy chỉ nên ở mức tham khảo vì chẳng ai học thuộc được hết tất cả các bài mẫu như thế để bê vào phòng thi, thậm chí sẽ là phản tác dụng nếu bạn nói như thể đang đọc thuộc. Mình đã dừng ngay việc đọc Speaking sample (trừ một vài Topic Part 2) vì thấy quá stress về việc làm sao mọi người có thể nghĩ ra nhiều từ khủng trong một câu trả lời có vài chục giây như thế ^^. Thay vào đó, mình dành thời gian đọc (đọc báo, Reading Cam) và đó là cách mình học từ vựng cũng như có thêm idea để cho các Topic Part 3.
Quay lại phần thi của mình hôm đó, mình hầu như không sử dụng “Bombastic vocab”, chỉ có một số từ và cụm từ mình dùng có thể là advanced một chút như: environmentally-minded, pick sb’s brain, climb the corporate ladder, haphazardly dispose of waste, be aware of the significance of environmental preservation, monetize… Cái mình muốn nhấn mạnh là các bạn đừng cố nhồi nhét thật nhiều từ vựng để gây ấn tượng với GK, thay vào đó, hãy cố sử dụng từ vựng một cách tự nhiên, nhớ được từ gì ngay lúc đó thì hãy bật ra luôn.

4. Bí idea khi nói

Cái này mình cũng gặp trong lúc thi khi được hỏi câu “What can young people and old ones learn from each other?”
Lúc đó mình không nghĩ ra được là Old people có thể học các kỹ năng công nghệ từ Young people, nên mình nói kiểu hơi vòng vo là Young people có cách sống hiện đại và trẻ trung nên Old people có thể được truyền cảm hứng từ họ và sẽ trở nên “reinvigorated” và “energetic” hơn. Trả lời xong thấy hơi ngáo rồi, nhưng mình nghĩ GK không đánh giá idea mà chỉ đánh giá khả năng diễn đạt ngôn ngữ thôi. Do đó, có idea dù hơi silly thì cứ mạnh dạnh trình bày và giải thích nhé, đừng sợ sai vì đó là quan điểm của cá nhân mà.

5. Hỏi lại GK câu hỏi & Self-correction

Đợt mình thi phải đeo khẩu trang và GK đọc câu hỏi cũng hơi nhỏ nên có tầm 2 câu mình không nghe rõ và phải hỏi lại nên mình thấy việc này là bình thường vì phải hiểu câu hỏi thì mới tránh trả lời sai thông tin.
Mình có tham khảo thì thấy từ band 7 trở lên vẫn chấp nhận Self-correction, sự khác nhau nằm ở tần suất. Trong quá trình mình trả lời, mình có Self-correct khoảng 3 lần nên mình nghĩ các bạn aim cao hoàn toàn có thể mắc lỗi này những trong giới hạn ít nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến điểm Fluency chung.

6. Cấu trúc câu trả lời

Đa phần mình đều cố gắng trả lời ngay khi GK hỏi dù mình chưa biết mình nói gì tiếp 😃. Hơn nữa, mình trả lời theo hướng trực tiếp và kèm giải thích.
Ví dụ GK có hỏi mình ở Part 1 “Do you want to move to a new apartment/house in the future – Sure, I plan to relocate to a more capacious apartment where I can have a reading space and dive into my go-to books without being distracted by others”
Hay Part 3 “Do you think that nowadays children show less respect to older people than they did in the past” – From my perspective, I don’t think so. Actually, children in modern society tend to demonstrate the same or higher level of deference towards older people than they did before, which can be presented through honorifics they use or their polite manners. It is due to the fact that the quality of education is growing, which can be directly proportional to the level of respect….”
Mình nghĩ là câu trả lời của mình chẳng có gì màu mè hay quá là well-organized vì đơn giản mình nói ra suy nghĩ của mình lúc đó. Nên mình nghĩ rằng nếu bạn có thể chuẩn bị được những idea của riêng mình hay nảy ra idea ngay lúc đó thì việc trả lời sẽ tự nhiên hơn và nếu xây dựng được cấu trúc câu trả lời của riêng mình để không bị bỡ ngỡ nội dung nào nói trước/sau là tốt nhất.
Đây là một số chia sẻ của cá nhân mình, chúc các bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button