Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh – Sáng tác – Hòa Âm – Thu Âm kiến thức mới năm 2023

Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh – Sáng tác – Hòa Âm – Thu Âm – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Bài viết Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế
hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh – Sáng tác – Hòa Âm – Thu Âm thuộc chủ đề về Wiki How thời
gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm
nay, Hãy cùng
tìm hiểu Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và
giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh – Sáng
tác – Hòa Âm – Thu Âm trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem
bài viết : “Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế
hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh – Sáng tác – Hòa Âm – Thu Âm”

Thông tin chi tiết về Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế
hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh – Sáng tác – Hòa Âm – Thu Âm

Xem nhanh

KH dạy học các môn học theo cv 2345

Lượt xem: 4.076

Bài thu hoạch Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh

(Tự học – Tự nghiên
cứu)

1. Nội dung nghiên
cứu

1.1. Những vấn đề chung về
đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định
hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh

1.1.1. Khái niệm về phẩm
chất, năng lực

Theo Từ điển tiếng Việt, phẩm chất là cái làm nên
giá trị của người hay vật, hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức,
hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp
luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục;

Cũng theo Từ điển tiếng Việt, NL là khả năng, điều
kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào
đó; hoặc: NL là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng
để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất
định. NL gồm có NL chung và NL đặc thù. NL chung là NL cơ bản cần
thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống, học tập và làm
việc. NL đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau, được hình
thành và phát triển do lĩnh vực đó tạo nên.

1.1.2. Yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng
hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Đổi mới PPDH và giáo dục theo định hướng hình
thành phẩm chất, NL HS là yêu cầu cần thực hiện trong đổi mới GDPT
hiện nay. Dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình
thành, phát triển phẩm chất, NL HS không có nghĩa là loại trừ PPDH
truyền thống, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đã có mà đó là
sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa PPDH truyền thống, hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục đã có với mục tiêu dạy học, tổ chức hoạt
động giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, độc
lập, sáng tạo của người học.

Để thực hiện được mục tiêu đó, mỗi giáo viên (GV),
mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục cần rà soát nội dung dạy học
trong chương trình GDPT hiện hành, tinh giảm những nội dung dạy học
vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình;
điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung dạy học giữa các môn học
trong các hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những nội dung kiến
thức mới phù hợp thay cho những nội dung kiến thức cũ, lạc hậu;
giảm tải những nội dung kiến thức, bài tập, câu hỏi trong sách giáo
khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình
GDPT hiện hành. Trên cơ sở chương trình GDPT hiện hành, lựa chọn
các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa để
sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc
liên môn, từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt
động giáo dục cho từng bài học, từng chủ đề, từng môn học theo định
hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS phù hợp với cơ sở
vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương và NL sư
phạm của GV.

Mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục cần tăng cường tập
huấn, bồi dưỡng GV về hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
theo hướng tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác,
độc lập, sáng tạo của HS. Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự
học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận tri thức và vận dụng kiến
thức đã lĩnh hội thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập, yêu cầu của
hoạt động giáo dục đặt ra. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch dạy học từng môn học và kết
quả tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát
triển NL, phẩm chất của HS.

1.2. Xây dựng kế hoạch dạy
học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình
thành, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

1.2.1. Kế hoạch dạy
học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

– Kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng
dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay
một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; dự
kiến các nguồn lực học tập; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học
tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy –
học.

– Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục là một bản
thiết kế và hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo
dục trong một năm học, một tháng, một học kì hay một hoạt động giáo
dục theo một chủ đề cụ thể. Nội dung của một bản kế hoạch tổ chức
hoạt động giáo dục bao gồm: xác định mục tiêu giáo dục, các nội
dung/hoạt động/nguồn lực giáo dục; thời gian thực hiện; dự kiến kết
quả đạt được và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của một hoạt
động giáo dục.

1.2.2. Các bước xây dựng kế
hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng
hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Bước 1: Nghiên cứu
tài liệu, chương trình, sách giáo khoa GDPT hiện hành và các điều
kiện để xây dựng kế hoạch.

Đối với việc xây dựng kế hoạch dạy học, cần nghiên
cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở
GD-ĐT; khung kế hoạch năm học; chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương
trình của môn học; các nội dung giảng dạy có thể tích hợp vào môn
học, bài học, khả năng dạy học phân hóa trong các đối tượng HS khác
nhau; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của
địa phương; NL sư phạm của GV.

Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động
giáo dục, cần nghiên cứu nhiệm vụ trọng tâm của năm học; khung kế
hoạch năm học; nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục từng tháng, từng
học kì, cả năm học ở các khối, lớp; đặc điểm nhận thức của HS; cơ
sở vật chất hiện có của nhà trường; điều kiện KT-XH của địa phương
và NL sư phạm của GV.

Bước 2: Xác định
những phẩm chất, NL chung, NL đặc thù cần hình thành và phát triển
ở HS qua từng nội dung dạy học và giáo dục.

Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục đều có thể góp
phần hình thành, phát triển phẩm chất, NL của HS, vì vậy, khi xây
dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần xác
định rõ những phẩm chất, NL cần hình thành, phát triển qua từng
tiết dạy, bài dạy, từng chương, toàn bộ môn học, qua các hoạt động
giáo dục từng tuần, từng tháng, từng học kì, từng chủ đề và cả năm
học. Có như vậy, GV mới chủ động trong việc hình thành, phát triển
phẩm chất, NL cho HS.

Bước 3: Xác
định các hoạt động học tập, hoạt động tự giáo dục của HS.

Phẩm chất, NL của HS được hình thành, phát triển
trong hoạt động và bằng hoạt động của chính mình. Đối với HS, phẩm
chất, NL được hình thành, phát triển thông qua việc tiếp nhận tri
thức, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn với
những mức độ khác nhau. Vì vậy, xây dựng kế hoạch dạy học và kế
hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát
triển phẩm chất, NL của HS phải xây dựng được các hoạt động học
tập, hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động vận dụng kiến thức
vào thực tiễn qua từng bài, từng chương, từng môn học, liên môn,
từng chủ đề hoạt động và từng hoạt động giáo dục cụ thể.

Bước 4: Triển khai
xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo
định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS

Trong bước này có 2 công
đoạn sau:

1) Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, sắp xếp lại nội dung
dạy học, các hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành phẩm
chất, năng lực học sinh

– Thứ nhất: Rà
soát, sắp xếp lại nội dung dạy học, các hoạt động giáo dục trong
chương trình GDPT hiện hành, nhằm loại bỏ kiến thức, nội dung giáo
dục lạc hậu, không phù hợp, đồng thời cập nhật bổ sung kiến thức,
nội dung giáo dục mới phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm phát
triển tâm sinh lí của HS, điều kiện KT-XH của từng vùng, miền.

– Thứ hai: Thiết kế
nội dung dạy học, nội dung giáo dục tích hợp theo chủ đề môn học
hoặc chủ đề liên môn. Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học,
giáo dục tương đồng, có liên quan chặt chẽ với nhau trong các môn
học, bổ sung một số nội dung dạy học, nội dung giáo dục cần thiết
nhưng chưa có trong chương trình GDPT hiện hành.

2) Tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy
học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình
thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

– Thứ
nhất:
 Nghiên cứu nội dung bài học, nội dung giáo dục.
Mục đích của việc tìm hiểu nội dung dạy học, nội dung hoạt động
giáo dục nhằm xác định nội dung dạy học, nội dung hoạt động giáo
dục đóng góp gì cho việc hình thành, phát triển phẩm chất, NL của
HS? Hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất, NL gì?

– Thứ hai: Tìm
hiểu đặc điểm nhận thức, phẩm chất, NL của HS. Mỗi HS đều có khả
năng nhận thức, phẩm chất, NL khác nhau trong học tập và các hoạt
động của cá nhân. Vì vậy, giữa các em HS có sự khác biệt về nhận
thức, thực hiện nhiệm vụ học tập. Sự khác biệt này đòi hỏi GV khi
xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động
giáo dục đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS.

– Thứ ba: Khảo
sát điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện KT-XH của
địa phương. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện
KT-XH của địa phương không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà
còn ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDH, hình thức tổ chức dạy học,
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Do
đó, khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức
hoạt động giáo dục cần tìm hiểu kĩ về cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ dạy học của nhà trường, điều kiện KT-XH của địa phương
để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục nhằm hình
thành, phát triển phẩm chất, NL của HS.

– Thứ tư: Xây dựng
kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới. Kế hoạch
dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục mới là bản kế hoạch
được xây dựng sau khi đã cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học và
giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch dạy học, giáo dục này, thực hiện phân
phối lại chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với
đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Bước 5: Triển khai
thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục đã
được xây dựng theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL
của HS. Sau khi có kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động
giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL của
HS, các trường có thể tổ chức thực hiện thí điểm ở một lớp với một
chương, một chủ đề nào đó vào thời điểm thích hợp để đánh giá tính
khả thi, tính hiệu quả của bản kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động
giáo dục đó. Điều chỉnh, bổ sung, triển khai nhân rộng bản kế hoạch
dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng hình thành,
phát triển phẩm chất, NL của HS.

Bước 6: Tổ chức
đánh giá hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của HS theo định
hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS. Đánh giá kết quả học
tập, giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm
chất, NL nhằm xác định được mức độ phát triển của HS trong từng
giai đoạn đồng thời góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách dạy của
thầy và cách học của trò.

Để đánh giá kết quả học tập,
giáo dục của HS theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất,
NL đạt hiệu quả cao, GV cần phải:

– Thứ nhất: Xác định được mục tiêu đánh giá. Mục
tiêu đánh giá phản ánh mức độ đạt chuẩn trong chương trình. Chuẩn ở
đây không đơn thuần chỉ là kiến thức, kĩ năng, thái độ mà chuẩn đó
đã chuyển hóa thành phẩm chất và NL HS.

– Thứ hai: Lựa chọn phương pháp, hình thức đánh
giá. Đặc trưng của đánh giá theo cách tiếp cận NL là sử dụng nhiều
phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau, trong đó có cả phương
pháp đánh giá truyền thống lẫn phương pháp, hình thức đánh giá khác
như: đánh giá qua quan sát, đánh giá qua phỏng vấn, đánh giá thông
qua hồ sơ học tập, đánh giá thông qua hoạt động thực hành, HS tự
đánh giá lẫn nhau…

– Thứ ba: Triển khai đánh giá. Khi triển khai đánh
giá cần phải xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng hình thành
và phát triển phẩm chất, NL người học. Hệ thống bài tập này là công
cụ cho HS luyện tập để hình thành phẩm chất, NL, đồng thời cũng là
công cụ để GV đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, NL
HS. Bài tập đánh giá cần được xây dựng để đánh giá được các mức độ
hình thành, phát triển phẩm chất, NL khác nhau của HS. Bài tập đánh
giá theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL có nhiều
dạng khác nhau, có thể là bài tập vấn đáp, bài tập viết, bài tập
ngắn hạn, bài tập dài hạn, bài tập theo nhóm hoặc cá nhân, bài tập
tự luận hay trắc nghiệm… Khi xây dựng các bài tập cần đảm bảo sự
phân hóa các bậc trình độ nhận thức: tái hiện, hiểu, vận dụng mức
độ thấp, vận dụng mức độ cao… để có thể đánh giá mức độ hình thành
và phát triển phẩm chất, NL của HS.

– Thứ tư: Xử lí kết quả đánh giá. Mục đích của
việc xử lí kết quả đánh giá là xác định được mức độ hình thành,
phát triển phẩm chất, NL của HS sau mỗi giai đoạn học tập, chỉ ra
mối liên hệ giữa việc hình thành, phát triển phẩm chất NL của HS
với nhiệm vụ hoặc bài tập mà HS đã hoàn thành.

– Thứ năm: Phản hồi kết quả đánh giá đến HS. Thông
qua kết quả đánh giá mà HS tự điều chỉnh hoạt động học; GV tự điều
chỉnh hoạt động dạy; phụ huynh HS điều chỉnh sự quan tâm, giúp đỡ
các con trong học tập, rèn luyện; cán bộ quản lí giáo dục điều
chỉnh hoạt động quản lí.

2. Kết luận

Trên cơ sở Chương trình GDPT hiện hành, việc xây
dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo
dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, NL HS là yêu
cầu cần thiết đối với GV, các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Xây
dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần đảm
bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt
buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động
giáo dục phù hợp với nhu cầu của HS và điều kiện của nhà trường,
địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt
động giáo dục; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo phù hợp với lứa
tuổi HS.

Các câu hỏi về xây dựng kế hoạch dạy học là gì

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê xây dựng kế hoạch dạy học là
gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn
sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button