Kỹ thuật điện tử & Điện lạnh

Hướng dẫn vệ sinh máy giặt tại nhà đơn giản, ai cũng thực hiện được kiến thức mới năm 2023

Hướng dẫn vệ sinh máy giặt tại nhà đơn giản, ai cũng thực hiện được – Cập nhật kiến thức mới nhất năm 2023

Như các bạn đã biết, vệ sinh máy giặt là việc làm cần làm thường xuyên. Nếu chưa thể đặt lịch với kỹ thuật viên chuyên nghiệp, hãy áp dụng những cách sau để vệ sinh máy giặt tại nhà! Nhưng lưu ý rằng, máy chỉ được vệ sinh hoàn hảo nhất với kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Vệ sinh máy giặt tại nhà bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Cách vệ sinh máy giặt tại nhà này dành cho việc vệ sinh máy giặt định kỳ hàng tháng. Đây là cách làm rất nhẹ nhàng, đơn giản. Bạn hãy mua một gói bột chuyên dụng để vệ sinh máy giặt. Loại bột này có giá khoảng vài chục nghìn đồng có bày bán tại hầu hết các siêu thị. Bạn nên sử dụng để tẩy mỗi tháng một lần để máy đảm bảo vệ sinh.

Bước 1: Bật chế độ xả nước nóng ở mức nước cao nhất.

Bước 2: Đổ 1 gói bột tẩy vệ sinh cho máy giặt vào thùng giặt và ngâm trong 1-2 tiếng.

Bước 3: Bật máy chạy một chu trình giặt bình thường để máy được tẩy sạch mọi vết bẩn.

Vệ sinh máy giặt tại nhà bằng giấm, nước tẩy Javen

Khi vệ sinh máy giặt, chỉ lau ngoài vỏ máy là chưa đủ. Lồng giặt ẩm ướt mới là nơi vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng tích tụ và phát triển. Bạn nên để cửa máy giặt mở càng nhiều càng tốt khi không dùng đến. Tuy nhiên vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng nấm mốc tiếp tục phát triển ở bên trong.  

Nước tẩy Javen có tác dụng vệ sinh máy giặt


những nguyên liệu rất đơn giản mà bất kỳ căn bếp nào cũng có và bạn có thể sử dụng
như một chất tẩy rửa tự nhiên trong việc làm sạch máy giặt, đó là chanh,
giấm trắng
hoặc nước tẩy Javen.
Các bước thực hiện như sau:  

  • Với máy giặt cửa trên, bạn hãy đổ nước nóng đầy lồng giặt và không bỏ quần áo. Khi máy đã đầy nước, đổ thêm 3-4 cốc giấm trắng và nửa cốc muối nở.
  • Đối với máy giặt cửa trước, bạn hãy đổ giấm và muối nở vào trong lồng giặt trước.
  • Sau đó hãy bật máy chạy một chu trình giặt hoặc chu trình vệ sinh lồng giặt (nếu có). Giấm và muối nở sẽ được hòa tan hoàn toàn khi máy chạy. Chúng sẽ thấm sâu vào các ngõ ngách trong lồng giặt, giúp loại bỏ các vết nấm mốc bên trong.
  • Ngâm máy trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng để chất acid và chất kiềm tẩy sạch các chất bẩn còn bám lại
  • Sau 30 đến 60 phút, hãy để máy xả hết nước. Khi máy đã chạy xong, bạn hãy dùng khăn khô sạch để thấm hết nước bên trong lồng giặt.
  • Mở cửa máy giặt để bên trong được khô hoàn toàn.

Vệ sinh máy giặt tại nhà bằng muối nở (banking soda)

Muối nở (baking soda) thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên ít người biết rằng muối nở cũng có thể dùng làm chất tẩy rửa đồ nấu nướng và các vật dụng trong bếp. Và thậm chí bạn có thể dùng để vệ sinh máy giặt tại nhà. Muối nở được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng làm bánh.  

Để
lau chùi các vết bẩn bám trên bề mặt máy giặt mà dễ dàng trông thấy bằng mắt
thường, bạn có thể pha muối nở với một chút nước để tạo thành hỗn hợp hơi sệt,
sau đó nhúng chiếc khăn ẩm vào hỗn hợp đó và lau chùi các vết bẩn. Trong muối nở
có chất tẩy trùng tự nhiên nên sẽ loại bỏ được các vi khuẩn bám lại, vì nếu chỉ
lau bằng khăn ẩm bình thường sẽ không thể nào làm sạch được.

Cách
làm sạch máy giặt này có thể được áp dụng cho cả máy giặt cửa trên và cửa trước.
 

Cần làm sạch những bộ phận khác của máy giặt tại nhà

Ngoài việc làm sạch bên trong và bên ngoài máy giặt. Khi thực hiện vệ sinh máy giặt tại nhà bạn cần vệ sinh một số bộ phận khác như:  

  • Khay để nước giặt: Bạn hãy thường xuyên rửa và ngâm khay để nước giặt với thuốc tẩy, xả sạch với nước nóng rồi phơi khô.
  • Gioăng cau su với máy cửa trước: đây cũng là nơi vi khuẩn thường xuyên tích tụ. Bạn có thể dùng khăn ẩm, thấm với muối nở để tẩy sạch khu vực này.
  • Ống xả và lọc nước: hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên kiểm tra khu vực này và thay ống xả mới nếu đã cũ bẩn

Kết thúc
Ngoài các bài viết tin tức, bài báo hàng ngày của https://www.kythuatcodienlanh.com/, nguồn nội dung cũng bao gồm các bài viết từ các cộng tác viên chuyên gia đầu ngành về chuỗi kiến thức kỹ thuật điện, điện lạnh, điện tử, cơ khí,…,.. được chia sẽ chủ yếu từ nhiều khía cạnh liên quan chuỗi kiến thức này.
Bạn có thể dành thời gian để xem thêm các chuyên mục nội dung chính với các bài viết tư vấn, chia sẻ mới nhất, các tin tức gần đây từ chuyên gia và đối tác của Chúng tôi. Cuối cùng, với các kiến thức chia sẻ của bài viết, hy vọng góp phần nào kiến thức hỗ trợ cho độc giả tốt hơn trong hoạt động nghề nghiệp cá nhân!
* Ý kiến được trình bày trong bài viết này là của tác giả khách mời và không nhất thiết phải là SEMTEK. Nhân viên tác giả, cộng tác viên biên tập sẽ được liệt kê bên cuối bài viết.
Trân trọng,
Các chuyên mục nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button